Giải mã vì sao EVN, Petrolimex “lỗ cao lương khủng”

26/01/2013 11:22
Hoàng Lực
(GDVN) - Thực trạng hàng loạt tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nhiều năm liền báo lỗ hàng nghìn tỉ đồng nhưng lãnh đạo những đơn vị này vẫn hưởng mức lương “ngất trời”, theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh: Đây chính là sơ hở trong công tác quản lý của Nhà nước.
Mới đây, thông tin hàng loạt tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nhiều năm báo lỗ cả nghìn tỉ đồng nhưng lương, thưởng lãnh đạo vẫn cao đặt ra dấu hỏi lớn về “chuẩn giá trị” trong quản lý doanh nghiêp nhà nước. Đây cũng là nội dung chính được đại biểu  Đỗ Mạnh Hùng – Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội gửi đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Tại văn bản trả lời, Thủ tướng đã nêu ra quy định việc trả lương, thưởng cho viên chức quản lý và cho rằng hầu hết các doanh nghiệp đã thực hiện đúng những quy định này.
Từ trái sang phải: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh tại buổi làm việc với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hôm 16/1 vừa qua.
Từ trái sang phải: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh tại buổi làm việc với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hôm 16/1 vừa qua.
Tuy nhiên tại văn bản trả lời, Thủ tướng cũng khẳng định:  Còn một số doanh nghiệp xác định tiền lương thưởng chưa theo đúng quy định. Như trường hợp của các tập đoàn Công nghiệp Cao su, Dầu khí, các tổng công ty Hàng không, Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước... Theo Thủ tướng việc kiểm tra, kiểm soát của chủ sở hữu không thường xuyên, vì vậy đã không phát hiện kịp thời sai phạm của doanh nghiệp để sớm ngăn chặn xử lý. Còn với trường hợp một số doanh nghiệp hiệu quả thấp, lỗ chủ yếu do nhà nước can thiệp giá như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)... Thủ tướng cho rằng chủ quan vẫn là do bản thân doanh nghiệp không tính toán, loại trừ được tác động này khi xác định được tiền lương của viên chức quản lý. Trên góc nhìn chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (Central Institute for Economic Management - CIEM) cho rằng: Nếu xét ở khung pháp lý, hiện nay chưa có khung nào về mức lương nào của giám đốc hay chủ tịch HĐQT cũng như không quy định nào về việc làm ăn thua lỗ phải giảm lương.
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (Central Institute for Economic Management - CIEM). (Ảnh nguồn Internet).
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (Central Institute for Economic Management - CIEM). (Ảnh nguồn Internet).
Theo TS Lê Đăng Doanh, nếu so sánh với cách bổ nhiệm, quản lý ở các nước chúng ta sẽ thấy sự khác nhau rõ rệt. Ở các nước khi cơ quan chủ quản bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong các Tập đoàn, Tổng công ty thường trên các hợp đồng trách nhiệm có giới hạn thời gian.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói gì về “lỗ cao, lương khủng”?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói gì về “lỗ cao, lương khủng”?

Nguyên thống đốc nói về chuyện bầu Kiên và tái cấu trúc ngân hàng

Nguyên thống đốc nói về chuyện bầu Kiên và tái cấu trúc ngân hàng

Bộ trưởng Bộ Xây dựng giải trình về việc “rã băng” thị trường BĐS

Bộ trưởng Bộ Xây dựng giải trình về việc “rã băng” thị trường BĐS

“Tôi chỉ ví dụ: Khi tuyển anh vào vị trí giám đốc trong khoảng thời gian 3 đến 5 năm, giữa anh và cơ quan chủ quản sẽ phải có một cam kết trong khoảng thời gian đó anh làm được những việc này, lương của anh từng này, thưởng của anh từng này, xe cộ của anh là như thế này… Trên cở sở đó thì mới có căn cứ nếu anh không làm được thì anh phải bị trừ lương” – TS Lê Đăng Doanh diễn giải. Cũng theo TS Lê Đăng Doanh, đối chiếu với các làm của các nước, hiện nay các quyết định bổ nhiệm của chúng ta chưa có các quy định nào nêu rõ hiệu quả công việc của người được bổ nhiệm. “Đây chính là sơ hở của chúng ta trong công tác quản lý” – TS Lê Đăng Doanh nhận định. Còn đánh giá thực trạng trên, theo TS Nguyễn Minh Phong – Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội đây là vấn đề đã được dư luận báo chí nói đến rất nhiều nhiều. Chỉ cần đặt bên cạnh nhau con số lương thưởng của lãnh đạo với hiệu quả công việc thấp, số tiền thua lỗ của doanh nghiệp chúng ta sẽ thấy rõ hơn vấn đề. “Đây thể hiện sự bất cập trong quản lý doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty lớn nó chưa cho thấy sự gắn kết giữa lợi ích và trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả hoạt động doanh nghiệp mà họ quản lý” – TS Nguyễn Minh Phong cho biết. Theo TS Nguyễn Minh Phong, nếu xét về nguyên tắc của kinh tế thị trường kể cả kinh tế xã hội chủ nghĩa thì lương, thưởng của một người phải theo kết quả lao động. Nếu doanh nghiệp lỗ mà lỗ đó do doanh nghiệp chứ không phải sự chỉ đạo của nhà nước thì rõ ràng chất lượng lao động, quản lý của anh kém mà anh vẫn hưởng lương cao là không đúng điều này nó thể hiện bất cập về mặt pháp lý. Bên cạnh đó theo TS Nguyễn Minh Phong, nếu xét về trách nhiệm xã hội, là lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước nhưng để thua lỗ “anh được hưởng lương cao trong bối cảnh không hoàn thành nhiệm vụ thể hiện bất cập về mặt nhận thức và trách nhiệm xã hội” – TS Nguyễn Minh Phong nhận định. Vì vậy, theo TS Phong cơ quan quản lý nhà nước cần phải xiết chặt lại quy định về việc bổ nhiệm người lãnh đạo các đơn vị kinh tế nhà nước đặc biệt các tập đoàn, tổng công ty lớn. Cần gắn mức tiền lương tiền thưởng với mức lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc kết quả hoạt động quản lý của cá nhân ấy. “Anh đã kinh doanh thì anh phải ăn lương theo hiệu quả kinh doanh, nếu lỗ thì anh phải bị trừ lương thậm chí không lương như cách quản lý của doanh nghiệp tư nhân” - TS Nguyễn Minh Phong cho biết thêm. Về việc nhiều doanh nghiệp xác định tiền lương được hưởng chưa theo đúng quy định, như trích một phần từ quỹ tiền lương của người lao động để bổ sung vào quỹ lương của viên chức quản lý, hoặc gộp quỹ tiền lương của viên chức quản lý vào quỹ tiền lương của người lao động để phân phối, dẫn đến tiền lương thực tế của một số viên chức quản lý quá cao. TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, sự khác biệt giữ lương người lao động và cán bộ quản lý kể cả ở các doanh nghiệp tư nhân là điều dễ hiểu. “Mặc định khách quan mức lương giữa lao động chất lượng, trình độ (cán bộ quản lý) và lao động bình thường sẽ có sự chênh lệch nhưng nếu chênh lệch quá lớn sẽ tạo sự vô lý nhất là khi doanh nghiệp đó làm ăn lại thua lỗ.
TS Nguyễn Minh Phong – Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội.
TS Nguyễn Minh Phong – Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội.
“Tất nhiên nếu xem xét trong từng trường hợp cụ thể cần biết cam kết trả lương thưởng cho lãnh đạo của doanh nghiệp làm ăn thua lỗ là do thỏa thuận hay do quy định của Bộ  LĐTB&XH phê chuẩn” – TS Nguyễn Minh Phong tiếp lời.   Được biết vừa qua, Bộ LĐTB&XH đã trình Chính phủ nghị định quy định về chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với viên chức quản lý công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu để áp dụng trong năm 2014, theo hướng gắn chặt hơn tiền lương của viên chức quản lý với hiệu quả sản xuất kinh doanh, có khống chế mức tối đa, bảo đảm không có sự chênh lệch quá lớn tiền lương giữa viên chức quản lý với người lao động trong doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp nhà nước.
Tại văn bản trả lời đại biểu Đỗ Mạnh Hùng - Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội, Thủ tướng nêu rõ: Nếu doanh nghiệp bảo đảm các điều kiện về lợi nhuận, năng suất lao động thì tiền lương của viên chức quản lý tối đa bằng 2,7 lần mức lương tối thiểu chung.

Doanh nghiệp có hiệu quả cao thì viên chức quản lý được tăng thêm tiền lương tối đa không quá 2 lần mức lương tính theo hệ số lương và mưc lương tối thiểu tính đơn giá tiền lương của người lao động. Theo đó, năm 2011 mức lương của chủ tịch tập đoàn kinh tế tối đa không quá 61 triệu đồng/tháng.

Với doanh nghiệp không có lợi nhuận hoặc lỗ (trừ các nguyên nhân khách quan) thì viên chức quản lý chỉ được hưởng mức lương chế độ là hệ số lương nhân với mức lương tối thiểu chung, tương ứng với mức tiền lương của chủ tịch tập đoàn năm 2011 là 7,5 triệu đồng/tháng.

(Theo VnEconomy)


Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!

Hoàng Lực