Trung Quốc phóng tên lửa DF-21 trên cao nguyên |
Tờ “Want ChinaTimes” Đài Loan vừa cho biết, Trung Quốc có thể đã phóng tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D. Loại tên lửa này thường được gọi là “sát thủ tàu sân bay”, có thể phóng từ thiết bị trên xe cơ động, sau đó dưới sự hỗ trợ theo dõi của radar vượt tầm nhìn, vệ tinh, thậm chí máy bay không người lái, tiến hành tấn công đối với mục tiêu bằng tốc độ siêu âm.
Bài báo cho rằng, những hình ảnh vệ tinh được Google Earth cung cấp cho thấy, Quân đội Trung Quốc đã “bắn thành công đối với tàu sân bay Mỹ”.
Nhưng, theo bài báo, đây chỉ là một cuộc diễn tập tác chiến, tàu sân bay cũng chỉ là đối tượng mô phỏng, trong khi đó cuộc diễn tập tên lửa chống hạm “bắn chìm” tàu sân bay được tiến hành ở khu vực xa xôi miền tây Trung Quốc.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy, tại một khu vực màu trắng dài khoảng 200 m ở sa mạc Gobi dùng để mô phỏng đường băng tàu sân bay đã xuất hiện 2 hố bom cỡ lớn rõ rệt.
Hình ảnh này ban đầu được công bố trên diễn đàn quân sự SAORBATS. Các nhà phân tích quân sự cho rằng, hai hố bom này do tên lửa chống hạm DF-21D tạo thành.
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc |
Bài báo cho rằng, nếu các thông tin liên quan là chính xác, thì rõ ràng Trung Quốc lại tiến thêm một bước hướng tới xây dựng hệ thống vũ khí để cân bằng sức mạnh khu vực châu Á-Thái Bình Dương có lợi cho họ.
Bài báo suy đoán, bước tiếp theo, Trung Quốc sẽ sử dụng hệ thống vũ khí này để tấn công tàu di động trên biển, chứ không phải là mục tiêu cố định trên đất liền.
Theo bài báo, tên lửa chống hạm DF-21D cũng phải được thử nghiệm với các mục tiêu “không hợp tác” (mục tiêu di động). Khi tấn công tàu chiến ở vùng biển quốc tế, hệ thống vũ khí này sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức.
Roger Clif, chuyên gia quân sự của Công ty RAND (RAND Corporation) Mỹ cho rằng, muốn sử dụng tên lửa đạn đạo tấn công thành công tàu chiến của Hải quân Mỹ, Trung Quốc trước hết phải thăm dò, phát hiện được tàu chiến Mỹ, đồng thời xác nhận đây chính là mục tiêu họ muốn tấn công (chẳng hạn, một chiếc tàu sân bay), tiến tới nắm chắc tọa độ chính xác có thể làm cho tên lửa bắn trúng mục tiêu (chẳng hạn, hình ảnh vệ tinh 1 giờ không có tác dụng, bởi vì tàu chiến có thể rời khỏi khu vực chụp ảnh với tốc độ 25 dặm Anh/giờ), sau đó đổi mới dữ liệu có liên quan trong đường bay của tên lửa. Cuối cùng, đầu đạn tên lửa phải “khóa” và ngắm chuẩn tàu chiến mục tiêu.
Tên lửa DF-21D tấn công tàu sân bay Mỹ (hình ảnh do dân mạng Trung Quốc vẽ) |
Về biện pháp đáp trả và đánh chặn tên lửa, Roger Clif cho rằng, Mỹ có nhiều sự lựa chọn, mặc dù trong đó có một số biện pháp tương đối khó thực hiện: “Radar vượt tầm nhìn dùng để dò tàu chiến có thể bị gây nhiễu, đánh lừa hoặc bị tiêu diệt; khi vệ tinh hình ảnh đi qua khu vực có thể dò được hạm đội thì có thể phóng khói mù và các biện pháp đáp trả khác; có thể gây nhiễu dữ liệu của tên lửa tấn công để nó thay đổi hướng đi giữa đường; khi tên lửa ‘khóa’ mục tiêu, dầu dẫn tên lửa cũng có thể bị gây nhiễu và đánh lừa”.
Nhưng, Roger Clif cũng cho rằng, đánh chặn tên lửa là một việc khó khăn nhất. SM-3 là hệ thống vũ khí sát thương ngoài tầng khí quyển, có nghĩa là nó chỉ có thể đánh chặn tên lửa ở giữa đường, cho nên tàu Aegis phải lập tức phóng tên lửa đánh chặn SM-3 mới có thể đánh chặn thành công trước khi tên lửa tấn công lại đi vào bầu khí quyển, hoặc triển khai tàu Aegis trên đường bay của tên lửa tấn công.
Ông còn chỉ ra, tên lửa DF-21D có thể lắp thiết bị đánh lừa giữa đường, tiếp tục làm tăng độ khó cho việc đánh chặn thành công của tên lửa đánh chặn SM. Tàu Aegis Mỹ cũng trang bị tên lửa SM-2 Block 4. Loại tên lửa này có thể đánh chặn tên lửa trong bầu khí quyển, nhưng cũng có thể không đánh chặn thành công do tên lửa DF-21D có thể tiến hành cơ động.
Trung Quốc tìm cách đẩy các lực lượng quân sự Mỹ rời khỏi các vùng biển xung quanh |
>> Thêm những hình ảnh về siêu hạm Mỹ có thể xuất hiện ở Biển Đông
>> Hình ảnh mới nhất về siêu hạm USS Independence có thể có mặt ở Biển Đông
>> Sức mạnh siêu hạm đổ bộ Zurb của Hải quân Nga
>> Siêu hạm tuần duyên, bảo vệ chủ quyền USS Freedom của Hải quân Mỹ
>> Cận cảnh trực thăng tấn công AH-64 Apache của Lục quân Mỹ
>> Mãn nhãn với những hình ảnh siêu nét chụp tiêm kích F-35 của Mỹ
>> Thời báo Hoàn Cầu: Việt Nam đang đẩy nhanh xây dựng lực lượng hải quân
>> Thời báo Hoàn Cầu:Không tin Việt Nam có thể nâng cấp được xe tăng T-55
>> Su-30MK2 của Việt Nam lại xuất hiện trên báo Trung Quốc
>> Báo Trung Quốc đăng ảnh phi đội trực thăng EC-225 mới của Việt Nam
>> Báo Trung Quốc: Việt Nam có khả năng công, thủ mạnh nhất ĐNA