Sau nhiều lần hẹn nhưng ông quá bận, phóng viên Giaoduc.net.vn đã có buổi trò chuyện với ông về giáo dục nước nhà. Ông nói: "Bác chỉ có 30 phút tiếp cháu thôi nhé, từ 10h-10h30, sau đó còn bận tiếp đoàn khác, chiều còn phải quay truyền hình cho chương trình cuối năm". Ông vốn là người làm việc khoa học, chính xác đến từng giờ và ngày nào cũng như ngày nào, sáng từ 8-10h chiều 14h-15h ông dành thời gian cho việc viết sách, nghiên cứu, còn lại là thời gian thư giãn, tập thể dục và trả lời báo chí.
GS Phạm Minh Hạc cho biết, chuyện học sinh ngày trước và bây giờ sướng hay khổ chỉ là quan niệm. Ảnh XT |
Học trò bây giờ sướng hay khổ?
Theo bạn, học trò bây giờ sướng hay khổ (so với thế hệ trước, hoặc so với nước ngoài, hoặc dựa trên một tiêu chí nào đó tùy bạn chọn v.v.)?
Hãy cùng viết bài, góp ý kiến để đối thoại, thảo luận với các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu về chủ đề này.
Thậm chí, bạn có thể đặt câu hỏi cho một nhà chuyên gia nào mà bạn đề nghị, BBT sẽ tập hợp để gửi đến chuyên gia đó. Trân trọng! (ví dụ: đặt câu hỏi cho GS Ngô Bảo Châu, GS Nguyễn Lân Dũng v.v.)
BẤM VÀO ĐÂY để gửi bài viết, ý kiến, câu hỏi
Ngay như chuyện học sinh các cấp phải học thêm quá nhiều. Thời tôi làm ở Bộ Giáo dục & Đào tạo thì vấn đề dạy thêm, học thêm có tính ép buộc rồi lại thu tiền hoàn toàn không có. Thời đó chỉ có một khái niệm là lớp phụ đạo cho những học sinh yếu kém; cả việc bồi dưỡng cho học sinh giỏi cũng vậy, tất cả đều tự nguyện và không lấy tiền.
Nhưng bảo học thêm là do "kinh tế thị trường" thì không đúng. Chúng ta cần có ra một suy nghĩ đúng, một phương pháp suy nghĩ khoa học, lý tính để nhìn nhận đúng bản chất chuyện dạy thêm, học thêm.
Vậy theo giáo sư, nguyên nhân là do đâu?
GS Phạm Minh Hạc: Việc dạy thêm, học thêm như hiện nay xảy ra do chương trình học được cấu tạo nặng nề - điều này rất đúng, nhưng chưa đủ.
Chuyện dạy thêm còn bắt nguồn từ việc mải mê làm ăn của một số gia đình, bố mẹ ít dành thời gian cho con nên phải tìm người để lấp chỗ trống sự vắng mặt của bản thân bố mẹ.
Ngoài ra, ngày càng nhiều bố mẹ sẵn có tiền quá kỳ vọng vào con em mình từ rất sớm, có khi sự kỳ vọng đó vượt quá sức của một đứa trẻ. Họ nghĩ con mình học nhiều sẽ trở thành thần đồng, trở thành thiên tài... (Về chuyện cho con học nhiều hay ít, bạn đọc tham khảo câu chuyện dạy con của bố mẹ GS Ngô Bảo Châu)
GS Phạm Minh Hạc: Một đứa trẻ ở tuổi phổ thông đã lớn, tự nó phấn đấu học tập, học nhiều không phải là khổ, nhưng lại là ngược lại với lứa tuổi nhỏ. Ở nước ta, chuyện lên án học sinh cấp 1 “cõng” trên lưng hàng chục cân sách vở đến trường đã thành cơm bữa, đấy là chuyện đau lòng.
Một câu chuyện tưởng như là mơ nhưng có thật ở Thụy Điển: Họ có 2 bộ sách giáo khoa, 1 bộ để ở nhà và 1 bộ để ở trường, học sinh đi học chỉ mang chai nước và quả táo, không phải mang sách vở.
Học trò bây giờ sướng hay khổ?
Theo bạn, học trò bây giờ sướng hay khổ (so với thế hệ trước, hoặc so với nước ngoài, hoặc dựa trên một tiêu chí nào đó tùy bạn nhận định v.v.)?
Hãy cùng viết bài, góp ý kiến để đối thoại, thảo luận với các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu về chủ đề này.
Thậm chí, bạn có thể đặt câu hỏi cho một nhà chuyên gia nào mà bạn đề nghị, BBT sẽ tập hợp để gửi đến chuyên gia đó. Trân trọng! (ví dụ: đặt câu hỏi cho GS Nguyễn Lân Dũng)
BẤM VÀO ĐÂY để gửi bài viết, ý kiến, câu hỏi
Tôi còn nhớ những năm 1990, Ngân hàng thế giới có khuyến cáo rằng, muốn đảm bảo đời sống cho nghề giáo thì không thể xếp chung với các nghề hành chính được. Ngành giáo dục phải có quỹ riêng, có ngạch riêng. Ở ta vẫn không làm được, điều đó chẳng khác gì hành chính hóa lương của người dạy học thành lương của một nghề khác.
Học đại học Văn khoa Hà Nội (1954-1955), tốt nghiệp Đại học Tâm lý học (1962); Tiến sĩ Tâm lý học (1971), Tiến sĩ Khoa học Tâm lý học (1977) tại Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp, Mátxcơva; được phong Giáo sư (1984), phong Viện sĩ Hàn lâm khoa học chính trị Nga (1999).
Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa VI, VII, VIII (1986-2001); Đại biểu Quốc hội khóa VII, VIII (1981-1991); Ủy viên thư ký Ủy ban KHKT của Quốc hội khóa VII; Viện phó, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục (1980-1987); Thứ trưởng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục (1985-1990); Thứ trưởng thứ nhất Bộ Giáo dục và Đào tạo (1990-1996); Bí thư Đảng ủy khối khoa giáo trung ương (1991-2000); Phó Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam 1989-1996); Phó chủ tịch Ủy ban Dân số và kế hoạch hóa gia đình (1990-1996); Chủ tịch Ủy ban quốc gia chống mù chữ (1989-2001); Phó Trưởng ban thứ nhất Ban Khoa giáo Trung ương (1996-2001); Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương (1996-2001), Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (1983-1987), Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục (1983-1987), Báo Dân trí (1997-2001).
Chuyên gia cao cấp Ban Khoa giáo Trung ương (từ 2003); Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước (2001-2006); Viện trưởng Viện Nghiên cứu con người (1999-2006); Ủy viên Hội đồng khoa học Viện Khoa học xã hội Việt Nam (từ 1999); Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (từ 2005)...
Ông là tác giả, đồng tác giả và chủ biên 59 cuốn sách như: Tâm lý học thần kinh, Tâm lý học nhân cách, Tâm lý học đại cương, Tâm lý học nhân học; Giáo dục học: đường lối, chính sách, chiến lược giáo dục; Nghiên cứu con người, văn hóa và nguồn nhân lực.