BĐS ế ẩm, chứng khoán giảm sâu cùng khó khăn chung của nền kinh tế khiến nhiều DN phải chật vật đón Tết nghèo, thậm chí có sếp phải chạy vạy khắp nơi để xoay xở hòng thoát cảnh bị đòi nợ.
Tết Quý Tỵ đang trở thành nỗi ám ảnh đối với các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả trong năm qua, nhất là lĩnh vực chứng khoán và ngân hàng. Lãnh đạo một công ty làm ăn thua lỗ năm 2012 và bốc hơi hơn 2.000 tỷ đồng trên sàn chứng khoán trong 24 tháng qua chia sẻ, 3 năm liền khó khăn nhưng chưa có cái Tết nào mệt mỏi, nhọc nhằn như năm nay.
"Càng về cuối tháng Chạp, chủ nợ bủa vây đến tận văn phòng công ty. Họ không đòi trực tiếp mà thuê hẳn đơn vị đòi nợ chuyên nghiệp đến gặp. Những hôm như thế ngày dài lê thê", vị lãnh đạo nói.
Ông Phạm Thanh Hưng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Cengroup, chia sẻ, nhìn chung doanh nghiệp bất động sản năm nay có Tết nghèo bởi có tới khoảng 60% doanh nghiệp ngành xây dựng bị thua lỗ. Số đông các doanh nghiệp bất động sản ngậm đắng nuốt cay vì phải chịu nhiều khoản lỗ cũng như chi phí "không nói ra được". Doanh nghiệp bất động sản lỗ nặng dẫn tới chuyện Tết nghèo là điều tất yếu.
Theo ông Hưng, doanh nghiệp của ông năm nay lãi nhờ từ truyền thông và thẩm định giá, còn lĩnh vực bất động sản rất ảm đạm.
Phó tổng giám đốc Tập đoàn Cengroup cho biết, công ty ông năm nay chỉ được hưởng tháng lương 13, dựa vào lương cơ bản mà không có thưởng Tết. Trong khi mọi năm trung bình mỗi nhân viên được thưởng khoảng 50-70 triệu đồng. "Thời điểm cao nhất là năm 2010, nhân viên tốt được thưởng tới 300 triệu đồng, còn năm nay Tết của ngành bất động sản là một câu chuyện buồn", ông chia sẻ.
Theo Bộ Xây dựng, tính đến 31/12/2012, số doanh nghiệp ngành xây dựng có lãi là 37.197, (chiếm 66%), trong khi năm 2011 con số này hơn 33.300. Số đơn vị kinh doanh thua lỗ là 17.000 doanh nghiệp, tăng hơn 2.000 so với năm 2011. Tổng số doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc giải thể là 2.637, trong đó có 2.110 doanh nghiệp xây dựng, 527 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. So với năm 2011, tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng dừng hoạt động, giải thể tăng 6,2%, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tăng 24,1%.
Phó tổng giám đốc một công ty xây dựng tại TP.HCM cho biết, do bất động sản tồn kho lớn trong năm 2012 nên các chủ đầu tư không có tiền trả nhà thầu khiến ngành xây dựng cũng ngạt thở theo. "Cuối năm nhà thầu không thu được tiền thi công thì xem như bấm bụng ăn Tết nghèo", ông nói.
Tình cảnh của một doanh nghiệp ngành vận tải TP HCM đang lún sâu trong thua lỗ càng bi đát hơn. Năm hết Tết đến, đơn vị này cần đến hàng trăm tỷ đồng để giải quyết khó khăn trong khi kinh tế chưa hồi phục, nhà đầu tư đòi rút vốn. "Vừa bị đối thủ chiếm thị phần, công ty vừa phải bán tháo tài sản còn người lao động thì hoang mang. Chưa có Tết nào bèo bọt hơn", nhân viên công ty vận tải này than.
Chia sẻ với pv trong những ngày giáp Tết, lãnh đạo một công ty sản xuất bánh kẹo cho hay: "Kinh tế khó khăn tác động mạnh đến sức mua. Người dân chi tiêu dè dặt trong khi khách hàng lớn cũng triệt để cắt giảm các khoản chi làm quà". Người này kể, năm nay các bạn hàng lớn đặt bánh mứt làm quà Tết giảm 50% so với năm ngoái, khiến mùa mua bán sôi động nhất trong năm chùng xuống não nề.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhìn nhận, năm nay, tác động của nền kinh tế phản ánh rất rõ trong hoạt động của doanh nghiệp. Nhiều đơn vị, trong đó có bất động sản, chứng khoán khó khăn không thưởng, thậm chí nợ lương, thì người lao động dĩ nhiên sẽ khó tránh khỏi một năm có Tết ảm đạm.
"Tôi từng chứng kiến nhiều doanh nghiệp công đoàn chỉ biết ngậm ngùi nhìn người lao động phải thiệt thòi, bản thân lãnh đạo doanh nghiệp cũng chạy vạy khắp nơi vay mượn nhưng không ăn thua", ông Doanh nói.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, bên cạnh những đơn vị khó khăn, một số doanh nghiệp thuộc ngành dược, du lịch, đơn vị độc quyền vẫn có lãi và được hưởng Tết khá xông xênh. "Tết Quý Tỵ năm nay, có sự phân cực rõ rệt của doanh nghiệp. Sang năm 2013, nếu kinh tế chưa chuyển biến, sẽ còn nhiều đơn vị phải chịu Tết buồn và sẽ còn tiếp tục có khoảng cách giữa các doanh nghiệp", ông Doanh nói.
Tết Quý Tỵ đang trở thành nỗi ám ảnh đối với các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả trong năm qua, nhất là lĩnh vực chứng khoán và ngân hàng. Lãnh đạo một công ty làm ăn thua lỗ năm 2012 và bốc hơi hơn 2.000 tỷ đồng trên sàn chứng khoán trong 24 tháng qua chia sẻ, 3 năm liền khó khăn nhưng chưa có cái Tết nào mệt mỏi, nhọc nhằn như năm nay.
Tết Quý Tỵ năm nay, có sự phân cực rõ rệt của doanh nghiệp. |
"Càng về cuối tháng Chạp, chủ nợ bủa vây đến tận văn phòng công ty. Họ không đòi trực tiếp mà thuê hẳn đơn vị đòi nợ chuyên nghiệp đến gặp. Những hôm như thế ngày dài lê thê", vị lãnh đạo nói.
Chuyện 'khôn', 'dại' năm 2012 của doanh nhân Việt
Doanh nghiệp dệt may thưởng tết... 70 cái quần đùi
Hàng ngàn doanh nghiệp BĐS đóng cửa, sếp trốn nợ ngày tết
Vị này bộc bạch doanh nghiệp phải chạy vạy khắp nơi tìm cách xử lý nợ trong nợ ngoài, không còn thiết tha gì đến năm mới nữa. "Tôi chỉ mong những ngày này nhanh chóng qua đi. Tết đã nghèo lại còn bị nợ vây, không có gì buồn hơn", người này nói.Ông Phạm Thanh Hưng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Cengroup, chia sẻ, nhìn chung doanh nghiệp bất động sản năm nay có Tết nghèo bởi có tới khoảng 60% doanh nghiệp ngành xây dựng bị thua lỗ. Số đông các doanh nghiệp bất động sản ngậm đắng nuốt cay vì phải chịu nhiều khoản lỗ cũng như chi phí "không nói ra được". Doanh nghiệp bất động sản lỗ nặng dẫn tới chuyện Tết nghèo là điều tất yếu.
Theo ông Hưng, doanh nghiệp của ông năm nay lãi nhờ từ truyền thông và thẩm định giá, còn lĩnh vực bất động sản rất ảm đạm.
Phó tổng giám đốc Tập đoàn Cengroup cho biết, công ty ông năm nay chỉ được hưởng tháng lương 13, dựa vào lương cơ bản mà không có thưởng Tết. Trong khi mọi năm trung bình mỗi nhân viên được thưởng khoảng 50-70 triệu đồng. "Thời điểm cao nhất là năm 2010, nhân viên tốt được thưởng tới 300 triệu đồng, còn năm nay Tết của ngành bất động sản là một câu chuyện buồn", ông chia sẻ.
Theo Bộ Xây dựng, tính đến 31/12/2012, số doanh nghiệp ngành xây dựng có lãi là 37.197, (chiếm 66%), trong khi năm 2011 con số này hơn 33.300. Số đơn vị kinh doanh thua lỗ là 17.000 doanh nghiệp, tăng hơn 2.000 so với năm 2011. Tổng số doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc giải thể là 2.637, trong đó có 2.110 doanh nghiệp xây dựng, 527 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. So với năm 2011, tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng dừng hoạt động, giải thể tăng 6,2%, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tăng 24,1%.
Phó tổng giám đốc một công ty xây dựng tại TP.HCM cho biết, do bất động sản tồn kho lớn trong năm 2012 nên các chủ đầu tư không có tiền trả nhà thầu khiến ngành xây dựng cũng ngạt thở theo. "Cuối năm nhà thầu không thu được tiền thi công thì xem như bấm bụng ăn Tết nghèo", ông nói.
Tình cảnh của một doanh nghiệp ngành vận tải TP HCM đang lún sâu trong thua lỗ càng bi đát hơn. Năm hết Tết đến, đơn vị này cần đến hàng trăm tỷ đồng để giải quyết khó khăn trong khi kinh tế chưa hồi phục, nhà đầu tư đòi rút vốn. "Vừa bị đối thủ chiếm thị phần, công ty vừa phải bán tháo tài sản còn người lao động thì hoang mang. Chưa có Tết nào bèo bọt hơn", nhân viên công ty vận tải này than.
Chia sẻ với pv trong những ngày giáp Tết, lãnh đạo một công ty sản xuất bánh kẹo cho hay: "Kinh tế khó khăn tác động mạnh đến sức mua. Người dân chi tiêu dè dặt trong khi khách hàng lớn cũng triệt để cắt giảm các khoản chi làm quà". Người này kể, năm nay các bạn hàng lớn đặt bánh mứt làm quà Tết giảm 50% so với năm ngoái, khiến mùa mua bán sôi động nhất trong năm chùng xuống não nề.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhìn nhận, năm nay, tác động của nền kinh tế phản ánh rất rõ trong hoạt động của doanh nghiệp. Nhiều đơn vị, trong đó có bất động sản, chứng khoán khó khăn không thưởng, thậm chí nợ lương, thì người lao động dĩ nhiên sẽ khó tránh khỏi một năm có Tết ảm đạm.
"Tôi từng chứng kiến nhiều doanh nghiệp công đoàn chỉ biết ngậm ngùi nhìn người lao động phải thiệt thòi, bản thân lãnh đạo doanh nghiệp cũng chạy vạy khắp nơi vay mượn nhưng không ăn thua", ông Doanh nói.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, bên cạnh những đơn vị khó khăn, một số doanh nghiệp thuộc ngành dược, du lịch, đơn vị độc quyền vẫn có lãi và được hưởng Tết khá xông xênh. "Tết Quý Tỵ năm nay, có sự phân cực rõ rệt của doanh nghiệp. Sang năm 2013, nếu kinh tế chưa chuyển biến, sẽ còn nhiều đơn vị phải chịu Tết buồn và sẽ còn tiếp tục có khoảng cách giữa các doanh nghiệp", ông Doanh nói.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi
Theo Vnexpress