Giám đốc Mạnh Cầm lần đầu lên tiếng về "nghi án" sữa Danlait giả

24/02/2013 10:35
Theo Vietnam+
Đại diện pháp luật của công ty Mạnh Cầm đã trả lời trực tiếp pv những vấn đề khúc mắc liên quan đến công ty.

Sau hàng loạt những tranh cãi về sản phẩm sữa dê Danlait tại Việt Nam, ông Đặng Quang Mạnh, Giám đốc công ty Trách nhiệm hữu hạn Mạnh Cầm, người đại diện pháp luật của công ty này đã trả lời trực tiếp Vietnam+ những vấn đề khúc mắc liên quan đến công ty.

- PV: Xin ông cho biết tên chính thức về sản phẩm sữa dê Danlait được cơ quan chức năng của Pháp cấp phép?

Ông Đặng Quang Mạnh: Tên sản phẩm chính thức tại Pháp là “prémilait" được dịch sang tiếng Việt là "Sữa cho trẻ em được làm từ sữa dê" và trong các giấy tờ của Pháp đều được ghi như vậy.

Ông Đặng Quang Mạnh, Giám đốc công ty Mạnh Cầm trả lời báo chí về sản phẩm sữa dê Danlait
Ông Đặng Quang Mạnh, Giám đốc công ty Mạnh Cầm trả lời báo chí về sản phẩm sữa dê Danlait


Về nguồn gốc thì sản phẩm sữa dê Danlait được sản xuất tại nhà máy tên gọi là Liên minh sản xuất sữa Venise Verte-ULVV thuộc vùng Pays de la Loire nước Pháp.

ULVV sản xuất sữa dê Danlait theo đơn đặt hàng của Công ty FIT, tuân thủ các quy định chặt chẽ về sản

Sau vụ Danlait, hàng loạt nhãn sữa ngoại bị nghi ngờ nguồn gốc

Sau vụ Danlait, hàng loạt nhãn sữa ngoại bị nghi ngờ nguồn gốc

Công ty Mạnh Cầm có dấu hiệu lừa dối, hơn 6.000 lon Danlait bị thu giữ

Công ty Mạnh Cầm có dấu hiệu lừa dối, hơn 6.000 lon Danlait bị thu giữ

Nhãn hiệu sữa Danlait do Công ty Mạnh Cầm tự đặt tên

Nhãn hiệu sữa Danlait do Công ty Mạnh Cầm tự đặt tên

xuất và vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu (EU) và nhà phân phối nhập khẩu sản phẩm sữa về Việt Nam - Công ty trách nhiệm hữu hạn Mạnh Cầm.

Sản phẩm sữa dê Danlait với vỏ hộp, mẫu mã, thiết kế bao bì thuộc Công ty FIT, còn nhãn hiệu Danlait thuộc sở hữu của Công ty Mạnh Cầm, được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và tại Pháp.

Theo quy định của luật pháp Pháp, tất cả các loại sữa bột dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi đều được gọi chung là sữa trẻ em (lait infantile), với tỷ lệ protein dao động từ 10-25g/100g bột, mà không dùng thêm một thuật ngữ nào khác.

- PV: Vậy thương hiệu này đăng ký và được cấp phép ở Việt Nam với tên gọi thế nào?


Ông Đặng Quang Mạnh: Ban đầu chúng tôi đăng ký ở Việt Nam là "sữa dê Danlait" nhưng theo qui định của Việt Nam, nếu không đạt đủ 34% độ đạm (protein) thì không được gọi là sản phẩm sữa. Do vậy, ở Việt Nam, Cục vệ sinh an toàn thực phẩm cấp phép cho sản phẩm này là "Thực phẩm bổ sung: Sữa dê Danlait"

Tuy nhiên, ở Pháp hàm lượng protein 34% chỉ tồn tại trong thành phần của các sản phẩm sữa bột nói chung dành cho người lớn, còn các công thức sữa cho trẻ em không bao giờ đạt tiêu chuẩn này bởi trẻ em sẽ rất khó hấp thụ. Việc dán nhãn phụ trên sản phẩm của chúng tôi đã có một số ý thể hiện không đúng, nhưng đây là việc làm không nhằm mục đích vụ lợi và Mạnh Cầm cam kết sẽ sửa sai cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật vấn đề này.

Nhưng tôi khẳng định, sản phẩm sữa dê Danlait được sản xuất tại Pháp và nhập khẩu nguyên lon về Việt Nam với đầy đủ các chứng nhận về chất lượng của cơ quan y tế Pháp cũng như Bộ y tế Việt Nam để dành cho trẻ em dưới 3 tuổi.

- PV: Có thông tin Danlait do Trung Quốc sản xuất rồi đưa về Việt Nam tiêu thụ có đúng không?

Ông Đặng Quang Mạnh: Theo như FIT công bố thì các sản phẩm sữa dê đang xuất khẩu sang các thị trường là Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Arập Xêut và Việt Nam. Sản phẩm sữa dê của FIT cũng được bán tại Pháp với tên gọi khác.

Khi FIT xuất khẩu sữa, tất cả đều được đóng gói 100% tại nhà máy ULVV và ghi rõ nguồn gốc, thành phần chất lượng,... Đơn cử sản phẩm bán tại Trung Quốc - tương tự sữa dê Danlait với trọng lượng 400 gr/hộp - cũng được sản xuất tại nhà máy ULVV dưới hình thức đơn đặt hàng và đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của Pháp cấp.

Nhưng tại Trung Quốc phải ghi nhãn bằng chữ Trung Quốc, Pháp (tạm dịch là GOOD MILK BABY FOOD) và sản phẩm đề bán tại thị trường này có trọng lượng là 900gr.

Còn tại thị trường Pháp, sản phẩm sữa dê mang tên gọi "prémilait", với công thức gần như tương tự Danlait song là sản phẩm bio nên giá bán trên thị trường cao hơn và hiện có mặt trong gần 1.000 hiệu thuốc và cửa hàng chuyên bán sản phẩm bio của Pháp.

Trên nhãn gốc hộp sữa đều có con dấu hình ôvan gồm các ký tự như: FR - tức là Pháp; CE là cộng đồng kinh tế châu Âu và mã chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm của Pháp và châu Âu và những sản phẩm có con dấu này mới được Bộ y tế Pháp cho phép bán tại châu Âu và Pháp, tất cả đều có chất lượng tốt như nhau nhất là hàm lượng protein dinh dưỡng...

Thương hiệu Danlait mà Mạnh Cầm nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam cũng có ký hiệu này.

Mạnh Cầm đàm phán với FIT từ 2010 để nhập khẩu sữa dê nhưng tới tháng 2/2012 mới nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam. Chúng tôi khẳng định, côngtennơ hàng sữa dê Dailait về Việt Nam đầu tiên từ tháng 2/2012 và đều có giấy tờ đầy đủ và thương hiệu Danlait được lập nên cho thị trường Việt Nam.

- PV: Ông có thể cung cấp những nội dung mà cơ quan chức năng sau khi kiểm tra đã nhắc nhở Mạnh Cầm?


Ông Đặng Quang Mạnh: Ngày 22/2, phía Quản lý thị trường đã kiểm tra trụ sở công ty tại 13/2 Nguyễn Viết Xuân, quận Thanh Xuân, Hà Nội và đã có nhắc nhở Mạnh Cầm một vấn đề là ghi chưa chính xác trên nhãn hiệu phụ, cụ thể là không ghi rõ là "Thực phẩm bổ sung: Sữa dê Danlait" như được cấp phép.

Đây cũng là lần đầu tiên Mạnh Cầm kinh doanh sữa nên cũng không hiểu hết được những qui định của pháp luật Việt Nam và Mạnh Cầm sẽ sửa sai.

- PV: Ông bình luận gì về những thông tin giữa khách hàng và nhân viên của công ty sữa Danlait trên các diễn đàn gần đây.

Ông Đặng Quang Mạnh: Tôi rất tiếc về sự việc đã xảy ra và Mạnh Cầm sẽ điều chỉnh nhân viên của mình để dịch vụ khách hàng tốt hơn nữa.

Nhưng tôi khẳng định cô Thu (bán hàng tại Shop Trương Định) không phải là nhân viên của Công ty Mạnh Cầm cũng như không phải là vợ của Giám đốc Công ty Mạnh Cầm (vợ ông Đặng Quang Mạnh, Giám đốc - PV) mà chỉ là một trong những người đang bán sữa của Công ty Mạnh Cầm mà thôi.

Công ty Mạnh Cầm phân phối sản phẩm qua các cửa hàng bán lẻ chứ không tự mình bán hàng và Mạnh Cầm chỉ chịu trách nhiệm về nhân viên của mình cũng như sản phẩm sữa dê Danlait của mình trực tiếp phân phối.

- PV: Ông nói sẽ treo giải thưởng 1 tỷ đồng nếu chứng minh được nguồn gốc sản phẩm Danlait không phải từ Pháp và chất lượng có nguy hại đến sức khỏe của con người?

Ông Đặng Quang Mạnh: Việc treo giải thưởng này là do chính tôi quyết định để chứng nhận về chất lượng cho sản phẩm của mình. Giải thưởng này cũng được sự đồng ý của tập đoàn FIT tại Pháp để chứng minh cho người tiêu dùng về chất lượng sữa dê Danlait.

Với cương vị là Giám đốc, người đại diện pháp luật của Mạnh Cầm, tôi xin đảm bảo chất lượng của sữa dê Danlait như đã đăng ký và công bố trên sản phẩm.

Cho đến giờ công ty Mạnh Cầm chưa bao giờ nhận được một khiếu nại chính thức trên giấy tờ của người tiêu dùng hay của một doanh nghiệp nào cả.

Các giấy tờ về nguồn gốc sản phẩm sữa dê Danlait hiện nay Mạnh Cầm đều có đầy đủ. Thậm chí lãnh đạo của FIT cũng đã gửi thư tới Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm, các diễn đàn như Lamchame, webtretho, muare... nhưng trên diễn đàn đều không phúc đáp.

Chủ tịch của FIT cũng đã gửi thư đến đại sứ quán Pháp để chứng minh nguồn gốc của sữa.

Trong ngày 22/2 Giám đốc công ty Mạnh Cầm đã trực tiếp làm việc với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và trong vài ngày tới, phía Đại sứ quán Pháp sẽ có thông tin chính thức về sản phẩm Danlait.

- Cảm ơn ông.


* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!

Theo Vietnam+