Mới đây gửi lên Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, nhiều bộ ngành... Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) đã đưa ra vấn đề: “Đánh thuế thu nhập trên tiền lãi từ những khoản gửi tiết kiệm trên mức 500 triệu đồng, để chuyển hướng dòng tiền vào đầu tư, sản xuất kinh doanh…”.
Theo lý giải của ông ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch HoREA việc đưa ra kiến nghị này dựa trên việc so sánh mức lãi xuất tiền gửi ngân hàng của nước ta với một số nước như Mỹ.
Trong khi các nước lãi xuất thực dương thấp hơn lạm phát thì ở nước ta mức lãi xuất thực dương lại cao hơn. Từ đó ông Châu cho rằng việc nhiều người không đóng thuế mà mỗi năm vẫn hưởng hàng tỉ đồng tiền lãi là điều vô lý. Chính vì vậy cần phải thực hiện đánh thuế tiền gửi tiết kiệm.
Bà Nguyễn Thị Cúc, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn thuế Việt Nam |
Liên quan đến kiến nghị này của Hiệp hội BĐS TP.HCM với kiến nghị đánh thuế tiền gửi tiết kiệm, bà Nguyễn Thị Cúc nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn thuế Việt Nam cho rằng tính thuế thu nhập với tiền gửi ngân hàng là chưa phù hợp và cần phải tính toán rất kỹ.
Theo bà Nguyễn Thị Cúc khi nói đến thuế thu nhập cá nhân người ta phải nói được khoản thu nhập của người đó là bao nhiêu chứ không phải là khoản tiền người ta đi đầu tư là bao nhiêu. Nếu đánh thuế số tiền đi đầu tư thì nếu làm ăn thua lỗ lỗ thì việc nộp thuế thu nhập tiền đầu tư là vô lý. Tương tự nếu một người có số tiền 500 triệu hay 1 tỉ mà người ta gửi với lãi xuất thấp thì cũng không thể nào căn cứ vào số tiền người ta gửi để đánh thuế được.
3 lý do khẳng định không thể đánh thuế thu nhập từ tiền gửi tiết kiệm
Đánh thuế tiết kiệm, phá giá VND: Vội quên lãi suất cao?
Người đề xuất đánh thuế tiền tiết kiệm gây tranh cãi nói gì?
“Vì đây là thuế thu nhập cá nhân nên tiền thuế phải đánh vào số tiền lãi người ta nhận được chứ không phải căn cứ vào số tiền đầu tư. Khi nói đến thuế thu nhập cá nhân thì cần phải nói đến khoản tiền nhận được là bao nhiêu thì mới đánh thuế” – Bà Nguyễn Thị Cúc cho biết.Là một trong số ít người tham gia trong Ban soạn thảo Luật thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2009 bà Nguyễn Thị Cúc cho biết, vấn đề tính thuế TNCN với lãi xuất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng cũng đã được Ban soạn thảo Luật thuế TNCN đưa ra cách tính thuế như với lãi cho vay, lãi đầu tư…. Theo cách tình đó thì nếu người gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng mà nhận số tiền lãi xuất từ trên 5 triệu đồng/ 1 tháng thì cũng bị đánh thuế với lãi xuất dự kiến là 5%.
Theo bà Nguyễn Thị Cúc, ở thời điểm đó khi trình vấn đề này ra trước Quốc hội, sau khi xem xét vấn đề, Quốc hội thấy rằng trước hết việc quản lý thu thuế TNCN từ tiền lãi gửi tiết kiệm là khó, đặt ra nhiều vấn đề và nhiều ý kiến khác nhau.
Ví dụ nếu người gửi chia lẻ số tiền gửi ra thành nhiều phần mỗi nơi gửi dưới 500 triệu thì dựa vào đâu để tính thuế. Trường hợp người gửi tiết kiệm chia lẻ số tiền gửi tại các ngân hàng cách tình thuế TNCN chỉ có thể dựa vào việc các ngân hàng tạm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trong cuối năm, khi quyết toán lại nếu thấy các số không có nguồn thu trên 5 triệu đồng/1 tháng tiền lãi thì sẽ hoàn trả lại, việc làm này rất phức tạp.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA) |
Thứ hai những người gửi tiền tiết kiệm là do họ chưa có điều kiện đầu tư hoặc kênh nào để đầu tư hợp lý. Hoặc do không có khă năng đầu tư nên họ với phải gửi tiền vào ngân hàng để có tiền lãi đó để đảm bảo cuộc sống. Nếu ra đánh thuế vào tiền lãi này là chưa hợp lý.
"Kiến nghị này tác động trực tiếp đến người gửi tiết kiệm là vô lý. Vì nó là loại vốn quyết định sự tồn tại của hệ thống ngân hàng (NH) thương mại. Nếu đánh may ra chỉ đánh thuế lợi nhuận của tiền gửi tiết kiệm chứ không ai đánh thuế trực tiếp vào tiền gửi tiết kiệm cả. Nhưng trong điều kiện của Việt Nam thì ngay cả việc đánh vào lợi nhuận tiền gửi tiết kiệm cũng chưa nên. Nhà nước đã đánh thuế vào lợi nhuận của doanh nghiệp (DN) rồi thì hà tất gì đánh thuế vào lợi nhuận tiền gửi tiết kiệm vào lúc này."_TS LÊ XUÂN NGHĨA, nguyên Phó Chủ tịch Ủy bán Giám sát Tài chính Quốc gia. (Nguồn: báo PLTP)
"Sẽ xảy ra tình trạng mua vàng tích trữ nếu..."
Một vấn đề nữa được bàn luận khi trình ra bàn thảo trước Quốc hội là những lo lắng khi đánh thuế thu nhập ở tiền lãi tiền gửi thì chi phí đầu ra của lãi tiền gửi làm chi phí huy động vốn sẽ tăng lên. Kéo theo đầu ra của người đi vay tiền ở các ngân hàng cũng tăng lên tương ứng với lại là tiền thuế nằm trong thu nhập từ lãi tiền gửi, nói các khác là người vay tiền sẽ có thể bị mức lãi xuất cao hơn.
“Trên cơ sở phân tích những yếu tố đó Quốc hội đã đề nghị chưa nên đánh thuế thu nhập tiền lãi tiết kiệm. Từ đó ban soạn thảo Luật thuế Thu nhập cá nhân đã tiếp thu và không tính thuế với tất các các khoản lãi từ tiền gửi các ngân hàng” – Bà Nguyễn Thị Cúc cho biết thêm.
Trở lại kiến nghị mới đây của Hiệp hội BĐS TP.HCM bà Cúc cho hay, tại thời điểm này khi Quốc hội đã cân nhắc chưa đưa ra tính thuế lãi xuất tiền gửi thì càng chưa nên thu. Vì tinh hình kinh tế đang khó khăn và nhà nước đanh xem xét sửa luật thuế TNCN như giảm trừ gia cảnh đang từ mức từ 4 triệu đồng/1 tháng nâng lên thành 9 triệu đồng/ 1 tháng. Việc đưa ra kiến nghị đánh thuế thu nhập từ tiền lãi ngân hàng lúc này của HoREA là chưa phù hợp.
Cũng theo bà Nguyễn Thị Cúc không ai chắc chắn nếu đánh thuế tiền gửi tiết kiệm lúc thì người dân sẽ không mang tiền gửi tại ngân hàng mà đem số tiền đó đầu tư vào BĐS vì nếu có cơ hội đầu tư thì họ đã đầu tư rồi. “Nếu người dân lo lắng việc tính thuế tiền gửi tiết kiệm rất có thể sẽ xảy ra việc người dân mua vàng tích trữ. Nếu xảy ra việc tích trữ vàng trong dân sẽ bất lợi trong thu hút vốn trong dân” – Bà Cúc lo ngại.
Tờ pháp luật TPHCM đưa tin: Năm 2006, tại diễn đàn Quốc hội, đại biểu Dương Thu Hương - tỉnh Hà Nam (nguyên Phó Thống đốc NHNN, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng) đưa ra ba lý do mà Nhà nước chưa thể đánh thuế vào lãi tiết kiệm:
Thứ nhất là yêu cầu vốn cho xã hội mà ngân hàng là một kênh huy động vốn mạnh mẽ và chủ yếu của nền kinh tế. Hoạt động của các doanh nghiệp dựa vào vốn ngân hàng đến 80%-90%. Nếu người dân không gửi nữa thì ngân hàng làm gì có tiền để cho doanh nghiệp vay để đầu tư? Nếu ngân hàng muốn huy động sẽ lại phải tăng lãi suất huy động, đồng thời cũng phải tăng lãi suất tiền vay. Như vậy thì rõ ràng là lợi bất cập hại.
Thứ hai là bản chất tiền gửi tiết kiệm của Việt Nam với các nước khác là hoàn toàn khác nhau. Ở Việt Nam, tiền tiết kiệm là nhằm đảm bảo cuộc sống khi về già chứ không phải là tiền đầu tư như nhiều quốc gia khác. Ở Việt Nam, do hệ thống an sinh xã hội chưa tốt nên nhiều người phải dành dụm chi tiêu để phòng lúc ốm đau, để chi tiêu khi về hưu hay không còn đủ sức lao động. Còn ở các nước phát triển, an sinh xã hội của người ta rất tuyệt vời, ốm đau vào bệnh viện không phải mất một xu nào dù là bệnh nặng, về hưu lương hưu đủ sống, còn thừa tiền tôi gửi tiết kiệm thì mới là tôi đầu tư. Khi đó, bị đánh thuế là đúng. Nhưng ở Việt Nam tiết kiệm chúng ta chưa phải là như vậy, tôi cũng tha thiết mong rằng đây là nguyện vọng của rất nhiều người, chúng ta cần cân nhắc kỹ việc này.
Thứ ba là lạm phát của chúng ta còn rất cao, người gửi cũng chẳng được là mấy. Ví dụ lãi suất được gửi 9%/năm nhưng lạm phát là 8,4%/năm rồi, lãi thực đến tay người nhận còn đáng là bao nhiêu nữa mà phải chịu thuế.
Chúng ta khuyến khích, động viên mãi người dân mới tin vào ngân hàng để người ta gửi tiền. Bây giờ có chuyện này thì người ta sẽ không gửi nữa. Như thế sẽ rất là bất lợi.