THX: Nga muốn đoạt thị trường vũ khí châu Á, TQ không phải đối thủ

05/03/2013 08:30
Việt Dũng (nguồn Tân Hoa xã)
(GDVN) - Biryulin cho rằng, hàng hóa quân sự của Trung Quốc là một đối thủ của Mỹ và các nước khác trên thị trường, nhưng Trung Quốc không phải là đối thủ chính của Nga.
Hệ thống tên lửa phòng không cơ động BUK-M2E do Nga chế tạo
Hệ thống tên lửa phòng không cơ động BUK-M2E do Nga chế tạo

Tân Hoa xã vừa có bài viết cho rằng, vừa qua khi có người hỏi về những biểu hiện của các sản phẩm do Nga sản xuất, ông Constantin Biryulin, phó cục trưởng Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga đã mỉm cười rất thỏa mãn.

Khi đó, ông Biryulin vừa trải qua 1 ngày ở Triển lãm hàng không Australia. Ông nói: “Chúng tôi nghe nói, gần đây, máy bay chiến đấu Su-30 của Indonesia đã giành thắng lợi trong một cuộc diễn tập liên hợp được tổ chức cùng với Australia và Mỹ”.

Biryulin cho biết, cùng với tăng trưởng kinh tế khá nhanh, châu Á đang “chuẩn bị cho chiến tranh”. Họ đã mua hơn 1/3 vũ khí thế giới và có thị trường vũ khí tăng trưởng nhanh nhất.

Vì thế, Nga đặt mục tiêu của mình vào các cơ quan quốc phòng của các nước châu Á, cho rằng họ là khách hàng hợp logic. Nga là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Đức. Năm 2012, Nga đã bán được 15 tỷ USD vũ khí, tăng 50% so với 2 năm trước.

Malaysia và Indonesia là các khách hàng lớn của Nga, Nga cung cấp máy bay chiến đấu Sukhoi cho hai nước này. Trong năm 2012, Afghanistan, Ghana, Oman và Tanzania cũng đã gia nhập danh sách khách hàng của Nga.

Máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 bay cùng với máy bay chiến đấu F/A-18 của Australia.
Máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 bay cùng với máy bay chiến đấu F/A-18 của Australia.

Bộ Quốc phòng Australia có quan điểm khác đối với cuộc diễn tập quân sự vừa qua. Cuộc diễn tập lần này được tổ chức tại khu vực miền bắc Australia vào tháng 8/2012. Trong cuộc diễn tập đó, Australia đã sử dụng máy bay chiến đấu Super Hornet.

Một người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Australia cho biết: “Trong cuộc diễn tập không có người thắng và người thua. Bởi vì, cuộc diễn tập này sử dụng các hành động có kế hoạch tốt để thực hiện các mục tiêu huấn luyện được các nước tham gia dự định. 4 máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 đã tham gia cuộc diễn tập”.

Cơ quan làm việc của Biryulin phụ trách cân đối các hoạt động bán vũ khí của Nga và xử lý quan hệ mua bán với 79 quốc gia.

Ông cảnh báo: “Tình hình an ninh Đông Á tương đối nan giải”, bởi vì gần đây CHDCND Triều Tiên thử hạt nhân đã làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng khu vực, còn tranh chấp đảo Senkaku giữa Trung-Nhật, tranh chấp chủ quyền Biển Đông càng làm cho tình hình căng thẳng xấu đi.

Ông cho rằng, vấn đề giữa các nước không nên giải quyết bằng vũ lực, bởi vì kẻ mạnh luôn giành chiến thắng trong các cuộc xung đột quân sự.

Tàu tên lửa lớp Tarantul của Hải quân Ấn Độ, do Nga chế tạo.
Tàu tên lửa lớp Tarantul của Hải quân Ấn Độ, do Nga chế tạo.

Ông nói: “Đương nhiên, đối tác chiến lược quan trọng nhất của chúng tôi ở khu vực này là Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng chúng tôi cũng có quan hệ mật thiết với Đông Nam Á”.

Biryulin cho rằng, thị trường vũ khí châu Á-Thái Bình Dương nổi lên nhanh chóng, hiện nay “tràn đầy sức sống”. Ông nói thêm: "Đương nhiên, chúng tôi thấy giữa các nhà cung cấp có sự cạnh tranh quyết liệt”.

Theo Biryulin, nâng cấp vũ khí trang bị cho quân đội là một “quá trình tự nhiên và sẽ tiếp tục phát triển”. Ấn Độ, Pakistan và Hàn Quốc là những khách hàng lớn ở châu Á.

Biryulin cho rằng, hàng hóa quân sự của Trung Quốc là một đối thủ của Mỹ và các nước khác trên thị trường, nhưng Trung Quốc không phải là đối thủ chính của Nga.

Ông nói, Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Nga đang tập trung cho cải thiện dịch vụ sau bán hàng. Hàng lậu là một mối đe dọa to lớn của họ. “Chúng tôi cố gắng ngăn chặn nguy cơ các thiết bị của chúng tôi bị sao chép khi chưa được phép”.

Biryulin cam kết, vấn đề chất lượng trước đây đã phá hoại uy tín của Nga. “Nhưng, những năm gần đây, chúng tôi đã cải thiện lớn tình hình này”. Súng trường tấn công Kalashnikov là một tiêu chí thành công của Nga, đến nay chưa gặp được đối thủ thực sự. Máy bay đa năng và hệ thống đối phó chủ động là hàng hóa bán chạy nhất hiện nay, đã chiếm 62% trong xuất khẩu vũ khí của Nga.

Ông cam kết: “Các nước cạnh tranh rất quyết liệt đối với các hợp đồng xuất khẩu, nhất là các hợp đồng lớn. Các nước đều đang áp dụng tất cả các biện pháp có thể về chính trị, kinh tế và thông tin để giành chiến thắng”.

Máy bay trực thăng Mi-8 của Lục quân Pakistan, do Nga chế tạo
Máy bay trực thăng Mi-8 của Lục quân Pakistan, do Nga chế tạo
Việt Dũng (nguồn Tân Hoa xã)