Trong khi đó quảng cáo trên báo in và tạp chí giảm khoảng 8%, đạt 2.151 tỷ đồng và phát thanh giảm gần 20%, với chưa đầy 25 tỷ đồng.
Bà Trần Thị Thanh Mai, Tổng giám đốc Kantar Media Việt Nam, cho biết năm 2013 quảng cáo trên truyền hình vẫn chiếm đa số khi đây vẫn là phương tiện truyền thông phổ biến nhất.
Sự phát triển của truyền hình kỹ thuật số, đặc biệt là truyền hình cáp càng khiến cho truyền hình trở nên phổ biến hơn, và các đài địa phương được nhiều người xem hơn cũng hứa hẹn mang lại cho thị trường này một nguồn doanh thu lớn từ quảng cáo.
Tuy nhiên, theo bà Mai, chính điều đó cũng khiến cho độ phân mảng của thị trường trở nên lớn hơn, vì một hộ gia đình ở Việt Nam, tính trung bình trên toàn quốc, có đến 40 kênh để lựa chọn.
Điều này dẫn đến một sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quảng cáo truyền hình, khi bị phân ra nhiều mảng, và nhiều đài, nhiều kênh phải cạnh tranh nhau.
Đó cũng là lý do dù tăng trưởng lên đến 36%, nhưng rất nhiều đài truyền hình trong năm 2012 không đạt chỉ tiêu lợi nhuận.
Sự phát triển của quảng cáo trên Internet và điện thoại di động được khá nhiều chuyên gia dự đoán sẽ lấy đi miếng bánh quảng cáo của truyền hình, vốn chiếm đến 85% thị trường quảng cáo.
Tuy nhiên, theo bà Mai, truyền hình sẽ không mất đi ngôi vị, khi các nghiên cứu cho thấy Internet và điện thoại di động được coi là các phương tiện quảng cáo bổ sung cho truyền hình, và giới doanh nghiệp vẫn đang trong giai đoạn thận trọng, thử nghiệm, nên thường chỉ dành ra khoảng 3-5% tổng ngân sách quảng cáo dành cho phương tiện này.
Hơn nữa, sự phát triển của công nghệ ngày càng cho phép truyền hình được xem ở trên rất nhiều phương tiện, từ điện thoại di động, máy tính bảng, đến màn hình lớn.
Lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh vẫn chiếm giữ ngôi vị đầu trong quảng cáo trên truyền hình, dẫn đầu vẫn là hai tên tuổi đa quốc gia Unilever và Procter & Gamble.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi
Theo TBKTSG