Chuyện “cổng trường cắm cờ Trung Quốc” chưa làm nguôi ngoai dư luận thì lại xuất hiện cuốn sách nữa dạy học vần tiếng Việt cho trẻ em cũng in cờ Trung Quốc. Trường hợp sau thậm chí còn gây phẫn nộ hơn bởi nó do người Việt Nam soạn, hoàn toàn không phải sách dịch.
Cụ thể là cuốn Bé làm quen với chữ cái (hành trang cho bé chuẩn bị vào lớp 1) của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà, NXB Đại Học Sư Phạm, được nộp lưu chiểu tháng 1-2012. Ở bài 14 (học chữ C) có in những con vật, đồ vật có chữ cái là “C”, trong đó có lá cờ của Trung Quốc.
Trang sách dạy các em học chữ C (trong cuốn Bé làm quen với chữ cái) có in lá cờ của Trung Quốc |
Trả lời Giaoduc.net.vn trưa 8/3, PGS.TS Đinh Ngọc Bảo, Giám đốc NXB ĐH Sư phạm cho biết: NXB có lỗi khi chưa phát hiện ra đã cho xuất bản cuốn sách. Lỗi ở đây là do tác giả và đối tác liên kết (Công ty CP in Dịch vụ văn hóa Sư phạm) không kiểm tra kĩ bản thảo trước khi in thử. Bản thảo này tiếp tục đưa về NXB ĐH Sư phạm để biên tập, đọc duyệt, tuy nhiên tại đây người biên tập cũng không phát hiện ra những sai sót này. Trong khi đó đối tác liên kết đã tiến hành in thử một số để quảng cáo, tiếp thị, sau khi in thử mới phát hiện ra những sai sót trên và đã cho sửa chữa kịp thời trong bản in sau..."
Tuy nhiên, phát ngôn của người chịu trách nhiệm cao nhất ở Nhà xuất bản ĐH Sư phạm xem ra không được đa số độc giả ủng hộ.
Bạn đọc ĐT đặt dấu hỏi to đùng: "Được biết, quy trình để xuất bản một cuốn sách phải cần rất nhiều khâu. Tại NXB ĐH Sư phạm quy trình đó là: Khi nhận được bản thảo sẽ giao cho biên tập viên biên tập lại, trưởng ban đọc duyệt, sau đó đến tổng biên tập đọc duyệt và ký vào bản bông, sau đó mới ký quyết định xuất bản. Nếu một cuốn sách qua tất cả các khâu kiểm tra kể trên thì tôi e là khó mà có sai sót, cho dù đó là một cuốn tiểu thuyết 1.000.000 trang. Còn đây là một cuốn sách học vần cho các bé chỉ có vài chữ cái ABC và một vài hình ảnh minh hoạ. Xin hỏi là các vị đã "rút gọn" lại bao còn nhiêu khâu mà một lá cờ to tướng thế kia các vị còn không thấy. Hay là chỉ nhìn qua cho có rồi duyệt. Nếu như lá cờ to như vậy mà còn không thấy thì nhỡ có sai chính tả 1 vài chỗ tôi nghĩ các vị cũng xem là "lỗi trong phạm vi cho phép". Nếu ở Nhật tôi nghĩ vị giám đốc NXB này đã từ chức rồi đấy. Xin cảm ơn".
Bạn đọc Hoàng Hoàn cho rằng thật nực cười: “Thật nực cuời quá, giải thích cái sai của mình như thế ai mà chả giải thích đuợc. Thật không hiểu trách nhiệm nhà giáo, người thầy cho thế hệ tương lai của đất nuớc đến đâu. Chỉ có làm việc vô trách nhiệm, cẩu thả mới in cờ của nước khác lên cuốn sách dạy cho trẻ. Với cái lỗi ấy của các vị đã gieo vào đầu trẻ đang còn như tờ giấy trắng sai lệch về hình ảnh cờ của quốc gia mình, sai lệch về lịch sử của đất nước mình. Thử hỏi sau này những đứa trẻ đọc được những cuốn sách đó, sau này nhầm lẫn cờ của quốc gia mình cũng nhầm lẫn luôn đất nước mình, các vị sẽ trả lời, biện mình cho sai sót của mình như thế nào?”
Tuy nhiên, phát ngôn của người chịu trách nhiệm cao nhất ở Nhà xuất bản ĐH Sư phạm xem ra không được đa số độc giả ủng hộ.
Bạn đọc ĐT đặt dấu hỏi to đùng: "Được biết, quy trình để xuất bản một cuốn sách phải cần rất nhiều khâu. Tại NXB ĐH Sư phạm quy trình đó là: Khi nhận được bản thảo sẽ giao cho biên tập viên biên tập lại, trưởng ban đọc duyệt, sau đó đến tổng biên tập đọc duyệt và ký vào bản bông, sau đó mới ký quyết định xuất bản. Nếu một cuốn sách qua tất cả các khâu kiểm tra kể trên thì tôi e là khó mà có sai sót, cho dù đó là một cuốn tiểu thuyết 1.000.000 trang. Còn đây là một cuốn sách học vần cho các bé chỉ có vài chữ cái ABC và một vài hình ảnh minh hoạ. Xin hỏi là các vị đã "rút gọn" lại bao còn nhiêu khâu mà một lá cờ to tướng thế kia các vị còn không thấy. Hay là chỉ nhìn qua cho có rồi duyệt. Nếu như lá cờ to như vậy mà còn không thấy thì nhỡ có sai chính tả 1 vài chỗ tôi nghĩ các vị cũng xem là "lỗi trong phạm vi cho phép". Nếu ở Nhật tôi nghĩ vị giám đốc NXB này đã từ chức rồi đấy. Xin cảm ơn".
Ông Đinh Ngọc Bảo (phải) trong một hoạt động tặng sách của NXB ĐH Sư phạm. Ảnh: nxbđhsp |
Bạn đọc Hoàng Hoàn cho rằng thật nực cười: “Thật nực cuời quá, giải thích cái sai của mình như thế ai mà chả giải thích đuợc. Thật không hiểu trách nhiệm nhà giáo, người thầy cho thế hệ tương lai của đất nuớc đến đâu. Chỉ có làm việc vô trách nhiệm, cẩu thả mới in cờ của nước khác lên cuốn sách dạy cho trẻ. Với cái lỗi ấy của các vị đã gieo vào đầu trẻ đang còn như tờ giấy trắng sai lệch về hình ảnh cờ của quốc gia mình, sai lệch về lịch sử của đất nước mình. Thử hỏi sau này những đứa trẻ đọc được những cuốn sách đó, sau này nhầm lẫn cờ của quốc gia mình cũng nhầm lẫn luôn đất nước mình, các vị sẽ trả lời, biện mình cho sai sót của mình như thế nào?”
Độc giả Nguyễn Thi thẳng thắn: “Viết sách cho con nít rồi nhờ người khác lên mạng lượm hình ảnh minh hoạ bỏ vào là hành động ăn cắp, chứng tỏ tác giả cũng không ra gì. Tôi không hiểu được tại sao các biên tập viên không nhận ra được cái lỗi đó”.
Độc giả Nguyễn Tuấn Anh nghiêm khắc: “Đây đúng là ngụy biện của Nhà xuất bản, một cơ sở in có rất nhiều Giáo sư, Tiến sĩ mà lại còn sai những lỗi như vậy. Cần xử lý nghiêm đúng pháp luật Việt Nam. Từ lỗi đèn lồng giờ lại lỗi sách giáo khoa, nếu không xử lý nghiêm chắc chắn sẽ còn mắc nhiều lỗi nữa”.
Độc giả Dương Tư lo ngại: “Về kinh tế, hàng Trung Quốc đang bủa vây người tiêu dùng Việt Nam, về giáo dục hình ảnh Trung Quốc đang xâm nhập trí óc thế hệ tương lai của Việt Nam! Những người làm công tác giáo dục có thấy những nguy cơ tiềm ẩn hay không? Hay thấy mà làm ngơ vì sức mạnh của đồng tiền? Đề nghị lãnh đạo các ban ngành liên quan cho ý kiến”!
Đ.Q (tổng hợp)