Nghe nhạc nhiều, bé có thông minh hơn ?
Trong vài thập kỷ qua, nhiều nhà khoa học trên thế giới như Chapman (1975 - Đại học New York, Mỹ), Shahidullah and Hepper (1992), đã nghiên cứu về lợi ích của việc cho bé nghe nhạc từ trong bào thai.
Theo hai nhà khoa học này, não bé sẽ phát triển theo chiều hướng tốt, cải thiện giấc ngủ bé sau sinh, phát triển tính cách bé về sau nếu cho nghe nhạc đúng cách.
Tiến sĩ Thomas Verny, M.D. (bác sĩ tâm thần học Mỹ) cũng khẳng định trong cuốn sách “Cuộc sống bí mất của thai nhi”của mình: Việc cho bé nghe nhạc từ khi còn trong bụng mẹ đóng vai trò lớn trong việc phát triển trí thông minh của bé, giúp bé tập trung chú ý hơn về sau, phát triển tốt về học tập, ngôn ngữ và trí nhớ và kích thích khả năng âm nhạc tiềm ẩn sau này.
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Janet DiPietro, chuyên gia tâm lý học Đại học Johns Hopkins (Anh), đến nay, chưa có bằng chứng thực sự đáng tin cậy về ảnh hưởng của những kích thích âm nhạc đến sự phát triển trí tuệ thai nhi.
Một số bà mẹ cho rằng, thai nhi tỏ ra vui vẻ, thư giãn khi được nghe các giai điệu quen thuộc. Nhưng theo tiến sĩ DiPietro, đó chỉ là cảm giác chủ quan của thai phụ.
Hiện các nhà khoa học đã ghi nhận rằng, thai nhi từ tháng thứ tư đã có phản ứng với các giai điệu âm nhạc cũng như những âm thanh khác của thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, người ta không biết đó là biểu hiện của sự thích thú hay khó chịu.
Một số nghiên cứu cho thấy, thai nhi cử động, hít thở theo nhịp nhạc. Nhưng giới chuyên môn cũng chưa biết liệu điều này có tốt cho bé hay không. Lợi ích có thể nhận thấy của âm nhạc đối với thai nhi là nó giúp bà mẹ thư giãn, ngủ ngon hơn.
Chị Thanh Loan (Kim Mã, Hà Nội) cho biết “Đúng là có nhiều thông tin nói về ảnh hưởng của âm nhạc đến não bộ của trẻ nhưng luồng thông tin này cũng có nhiều chiều. Nghe nhạc có lợi ích dễ nhận thấy là giúp các bà mẹ thư giản, giảm stress căng thẳng. Nhưng tôi nghĩ nếu nghe nhạc quá nhiều, bật quá to, bản thân các bà bầu cũng bị ảnh hưởng, mệt mỏi hơn. Thai nhi từ 4 tháng tuổi đã có những phản ứng trước các âm thanh này. Liệu nghe nhạc to thường xuyên, bé có bị ảnh hưởng không?”.
Nghe nhạc quá to ảnh hưởng tới thính giác
Rất nhiều bà mẹ cũng lo lắng về việc cho thai nhi nghe nhạc bao lâu là đủ và nghe ở mức độ âm lượng như thế nào. Nhưng đa phần họ lại chủ quan vì nghĩ rằng sản phẩm riêng dành cho thai nhi và trẻ em sẽ chỉ giúp con thông minh, không có tác dụng phụ.
Thực tế, hậu quả của việc cho trẻ nghe nhạc qua tai nghe dễ khiến trẻ bị điếc đã được cảnh báo từ lâu. Theo nghiên cứu của các bác sĩ Sản khoa, thông thường đến tháng thứ tư, thai nhi có thể phản ứng với những âm thanh bên ngoài nhưng không phải thai đạp mạnh là biểu hiện thích nghe nhạc.
Nhưng chủ yếu thời gian trong bụng mẹ thai nhi đều ngủ. Khi nghe âm thanh bất ngờ làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ do vậy có thể gây rối loạn nhịp sinh học. Nhiều ông bố bà mẹ có thói quen mở nhạc thật to vì sợ con không nghe thấy là sai lầm.
Bởi lẽ, nước ối có khả năng khuyếch đại âm thanh, nếu nghe to sẽ ảnh hưởng đến thính lực của đứa bé sau khi ra đời. Khi cho trẻ nghe qua tai nghe, người lớn không thể kiểm soát được cường độ âm thanh lớn hay nhỏ nên trẻ dễ bị ảnh hưởng tới thính lực.
Thai nhi hay trẻ vừa sinh và thậm chí cả người lớn cũng chỉ tiếp nhận được một lượng âm thanh nhất định. Nếu nhạc to quá, khi sinh ra thính giác của trẻ có thể không tốt.
Thói quen bật nhạc thật to vì sợ thai nhi không nghe rõ, nhất là khi áp sát tai nghe vào thành bụng hoặc dùng các thiết bị truyền âm đặc biệt để nói chuyện với thai nhi, có thể gây hại cho thính giác còn non nớt của bé.
Nguy hiểm hơn, mức độ an toàn của các thiết bị hỗ trợ giáo dục thai nhi từ trong bụng mẹ như máy nghe nhạc, thiết bị trò chuyện với thai nhi… đều chỉ là thông tin do nhà sản xuất cung cấp, chưa được kiểm chứng bằng các nghiên cứu khoa học hay cơ quan có thẩm quyền.
Đó là chưa kể đến các sản phẩm tai nghe hàng nhái, sản xuất không đúng qui chuẩn, kém chất lượng càng dễ ảnh hưởng tới thính giác của trẻ.
Trong vài thập kỷ qua, nhiều nhà khoa học trên thế giới như Chapman (1975 - Đại học New York, Mỹ), Shahidullah and Hepper (1992), đã nghiên cứu về lợi ích của việc cho bé nghe nhạc từ trong bào thai.
Theo hai nhà khoa học này, não bé sẽ phát triển theo chiều hướng tốt, cải thiện giấc ngủ bé sau sinh, phát triển tính cách bé về sau nếu cho nghe nhạc đúng cách.
Tiến sĩ Thomas Verny, M.D. (bác sĩ tâm thần học Mỹ) cũng khẳng định trong cuốn sách “Cuộc sống bí mất của thai nhi”của mình: Việc cho bé nghe nhạc từ khi còn trong bụng mẹ đóng vai trò lớn trong việc phát triển trí thông minh của bé, giúp bé tập trung chú ý hơn về sau, phát triển tốt về học tập, ngôn ngữ và trí nhớ và kích thích khả năng âm nhạc tiềm ẩn sau này.
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Janet DiPietro, chuyên gia tâm lý học Đại học Johns Hopkins (Anh), đến nay, chưa có bằng chứng thực sự đáng tin cậy về ảnh hưởng của những kích thích âm nhạc đến sự phát triển trí tuệ thai nhi.
Một số bà mẹ cho rằng, thai nhi tỏ ra vui vẻ, thư giãn khi được nghe các giai điệu quen thuộc. Nhưng theo tiến sĩ DiPietro, đó chỉ là cảm giác chủ quan của thai phụ.
Hiện các nhà khoa học đã ghi nhận rằng, thai nhi từ tháng thứ tư đã có phản ứng với các giai điệu âm nhạc cũng như những âm thanh khác của thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, người ta không biết đó là biểu hiện của sự thích thú hay khó chịu.
Nghe nhạc quá to ảnh hưởng đến thính giác của thai nhi từ trong bụng mẹ |
Một số nghiên cứu cho thấy, thai nhi cử động, hít thở theo nhịp nhạc. Nhưng giới chuyên môn cũng chưa biết liệu điều này có tốt cho bé hay không. Lợi ích có thể nhận thấy của âm nhạc đối với thai nhi là nó giúp bà mẹ thư giãn, ngủ ngon hơn.
Chị Thanh Loan (Kim Mã, Hà Nội) cho biết “Đúng là có nhiều thông tin nói về ảnh hưởng của âm nhạc đến não bộ của trẻ nhưng luồng thông tin này cũng có nhiều chiều. Nghe nhạc có lợi ích dễ nhận thấy là giúp các bà mẹ thư giản, giảm stress căng thẳng. Nhưng tôi nghĩ nếu nghe nhạc quá nhiều, bật quá to, bản thân các bà bầu cũng bị ảnh hưởng, mệt mỏi hơn. Thai nhi từ 4 tháng tuổi đã có những phản ứng trước các âm thanh này. Liệu nghe nhạc to thường xuyên, bé có bị ảnh hưởng không?”.
Nghe nhạc quá to ảnh hưởng tới thính giác
Rất nhiều bà mẹ cũng lo lắng về việc cho thai nhi nghe nhạc bao lâu là đủ và nghe ở mức độ âm lượng như thế nào. Nhưng đa phần họ lại chủ quan vì nghĩ rằng sản phẩm riêng dành cho thai nhi và trẻ em sẽ chỉ giúp con thông minh, không có tác dụng phụ.
Thực tế, hậu quả của việc cho trẻ nghe nhạc qua tai nghe dễ khiến trẻ bị điếc đã được cảnh báo từ lâu. Theo nghiên cứu của các bác sĩ Sản khoa, thông thường đến tháng thứ tư, thai nhi có thể phản ứng với những âm thanh bên ngoài nhưng không phải thai đạp mạnh là biểu hiện thích nghe nhạc.
Nhưng chủ yếu thời gian trong bụng mẹ thai nhi đều ngủ. Khi nghe âm thanh bất ngờ làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ do vậy có thể gây rối loạn nhịp sinh học. Nhiều ông bố bà mẹ có thói quen mở nhạc thật to vì sợ con không nghe thấy là sai lầm.
Bởi lẽ, nước ối có khả năng khuyếch đại âm thanh, nếu nghe to sẽ ảnh hưởng đến thính lực của đứa bé sau khi ra đời. Khi cho trẻ nghe qua tai nghe, người lớn không thể kiểm soát được cường độ âm thanh lớn hay nhỏ nên trẻ dễ bị ảnh hưởng tới thính lực.
Thai nhi hay trẻ vừa sinh và thậm chí cả người lớn cũng chỉ tiếp nhận được một lượng âm thanh nhất định. Nếu nhạc to quá, khi sinh ra thính giác của trẻ có thể không tốt.
Thói quen bật nhạc thật to vì sợ thai nhi không nghe rõ, nhất là khi áp sát tai nghe vào thành bụng hoặc dùng các thiết bị truyền âm đặc biệt để nói chuyện với thai nhi, có thể gây hại cho thính giác còn non nớt của bé.
Nguy hiểm hơn, mức độ an toàn của các thiết bị hỗ trợ giáo dục thai nhi từ trong bụng mẹ như máy nghe nhạc, thiết bị trò chuyện với thai nhi… đều chỉ là thông tin do nhà sản xuất cung cấp, chưa được kiểm chứng bằng các nghiên cứu khoa học hay cơ quan có thẩm quyền.
Đó là chưa kể đến các sản phẩm tai nghe hàng nhái, sản xuất không đúng qui chuẩn, kém chất lượng càng dễ ảnh hưởng tới thính giác của trẻ.
Theo VietQ