Phóng viên: Thưa anh, với tư cách là một cánh diều, anh tự hào vì điều gì?
Diều: Vì tôi được bay cao. Mà sở dĩ lên cao là do tôi được làm bằng giấy mỏng, chế tạo ra từ cây cỏ thiên nhiên, lớn lên dưới ánh nắng rực rỡ. Tôi không ham kim loại quý.
Phóng viên: Chẳng hạn… vàng?
Diều: Vâng. Tuy vàng đắt tiền, nhưng khi làm diều thì vàng không bay được.
Phóng viên: Chắc chắn không?
Diều: Chắc chắn. Do đó dù trẻ chăn trâu hay ông tỷ phú muốn thả diều đều phải dán giấy như nhau.
Phóng viên: Vậy, anh bình luận gì về giải "Cánh diều vàng" của Hội Điện ảnh Việt Nam?
Diều: Cái giải mà có ông tổ chức cứ khăng khăng gọi là giải Oscar đó à?
Phóng viên: Phải.
Diều: Tôi không muốn nói đâu.
Phóng viên: Anh phải nói. Anh không thể cứ suốt đời chỉ vút lên tiếng sáo vi vu.
Diều: Thôi được, nhưng dám nói thì có dám nghe không đã chứ?
Phóng viên: Dám.
Diều: Hứa đi.
Phóng viên: Tôi chưa hứa, khi chưa nghe được câu kết luận cuối cùng.
Diều: Còn câu đầu tiên của tôi như sau: Việc sao chép hình thức của giải Oscar, dưới bất kì hình thức nào (mà ở đây là hình thức vô cùng sơ sài), cũng hoàn toàn không nên chấp nhận, không phải cách mà một nền văn hóa tự trọng nên làm.
Phóng viên: Đúng.
Diều: Nếu đã công nhận Việt Nam có cách làm phim riêng, có khán giả riêng, có những vấn đề "đậm đà bản sắc" thì cũng phải tìm ra cách trao giải đặc trưng mang "bản sắc đậm đà". Chứ đừng bê nguyên xi công thức của người ta như thế, lại còn lấy làm hãnh diện và cứ nói bô bô.
Phóng viên: Nhưng anh ơi, Oscar là giá trị?
Diều: Song không tuyệt đối! Và có nước nào trên thế giới bắt chước nó đâu. Chả lẽ hàng ngàn cái đầu nghệ sĩ không tìm ra một phương thức khác à?
Phóng viên: Ừ nhỉ. Nhưng thôi anh ạ, trong xu hướng toàn cầu, ta cũng không nên khắt khe quá.
Diều: Nếu không khắt khe, tôi xin vạch ra những điều vô cùng khác biệt. Đầu tiên là thời gian. Oscar từ mấy chục năm nay, bao giờ cũng trao vào một ngày duy nhất. Trong khi "Cánh diều vàng" tuỳ tiện thay đổi lịch trình theo xu hướng… câu giờ.
Phóng viên: Tại vì người ta bảo không thuê được địa điểm.
Diều: Một Hội Điện ảnh cả năm không lo xong địa điểm thì cũng chả nên có địa điểm làm gì.
Phóng viên: Rồi người ta bảo phụ thuộc vào lịch phát tivi.
Diều: Có nghĩa là thực chất giải ấy chả được tivi coi trọng bằng một trò chơi nào đó.
Phóng viên: Ờ đúng.
Diều: Thứ hai, toàn bộ phim của Oscar là phim đã chiếu. Nghĩa là công chúng có dịp so sánh quan điểm của mình với quan điểm của các nghệ sĩ hàn lâm. Đằng này, phần lớn phim trong "Cánh diều vàng" là phim chưa ai thấy mặt, và sẽ có khả năng suốt đời chả thấy bao giờ.
Phóng viên: Anh ơi, đây là giải mang phong cách chuyên môn.
Diều: Nếu toàn chuyên môn hãy đóng cửa trao cho nhau trong nhà, sao cứ khăng khăng bắt người ta chứng kiến?
Phóng viên: Ôi!
Diều: Thứ ba, giải Oscar do hàng ngàn người bình chọn. Còn "Cánh diều vàng" do năm bảy ông, mà vài ông trong đó cứ đến phiên lại ngồi đấy vì chức danh nó thế. Chứ chả do thành tích hay do uy tín vẻ vang gì!
Phóng viên: Hừm.
Diều: Thứ tư, giải Oscar bao nhiêu năm cơ cấu không bao giờ thay đổi. Còn "Cánh diều vàng" mỗi năm một kiểu, không có một tiêu chí thống nhất và hình như đều do mình ông "Tổng" nghĩ ra.
Phóng viên: Chẳng hạn kiểu gì?
Diều: Năm nay sẽ có phim hay nhất, rồi phim có vé bán nhiều nhất. Sau đó lại là phim… đông khách nhất.
Phóng viên: Quái, tại sao đông khách nhất không phải là nhiều vé nhất?
Diều: Tại vì người ta sợ những vị vé mời. Mỗi chư vị này có giá trị bằng cả ngàn người xem bình thường. Đấy là tôi đoán ra như thế chứ thực không đầu óc nào hiểu nổi.
Phóng viên: Thế thì tôi cũng chịu.
Diều: Còn điều sau chót nữa, giải Oscar bí mật đến tận phút cuối cùng, trong lịch sử của nó chưa một lần ai đoán trước được. Còn "Cánh diều vàng" lắm lúc chưa thi đã biết, tội nghiệp cho nghệ sĩ đến dự phải diễn xuất một vẻ hồi hộp giả tạo đến đáng thương thay.
Phóng viên: Khổ quá!
Diều: Cái giải ấy hình như không cần cảm xúc nơi thiên hạ. Mà chỉ cần xong việc mà thôi. Tôi nghĩ rằng đằng sau những lời hoa mỹ là một thói quen làm việc cẩu thả, một sự coi thường công chúng và một sự hiểu biết kém về nghệ thuật và văn hóa Việt Nam.
Phóng viên: Ái chà, Diều ơi, bao nhiêu năm nay anh không nói, bây giờ lại nói căng ghê.
Diều: Diều bay cao được là diều luôn luôn làm căng dây như một sợi dây đàn. Không có cái kiểu lập lờ, vi vu tẻ nhạt.
Phóng viên: Nhưng Diều ạ, anh đừng quên mình bay cao nhờ gió.
Diều: Và mỗi "Cánh diều vàng" sang trọng nhờ phim. Một năm có sáu, bảy bộ phim, phần lớn đều không ra rạp mà cứ thổi phồng lên giải này giải nọ, không nghiêm khắc ngồi xuống tự tìm cách phê bình thì đáng thương quá đi thôi
Diều: Vì tôi được bay cao. Mà sở dĩ lên cao là do tôi được làm bằng giấy mỏng, chế tạo ra từ cây cỏ thiên nhiên, lớn lên dưới ánh nắng rực rỡ. Tôi không ham kim loại quý.
Phóng viên: Chẳng hạn… vàng?
Diều: Vâng. Tuy vàng đắt tiền, nhưng khi làm diều thì vàng không bay được.
Phóng viên: Chắc chắn không?
Diều: Chắc chắn. Do đó dù trẻ chăn trâu hay ông tỷ phú muốn thả diều đều phải dán giấy như nhau.
Phóng viên: Vậy, anh bình luận gì về giải "Cánh diều vàng" của Hội Điện ảnh Việt Nam?
Diều: Cái giải mà có ông tổ chức cứ khăng khăng gọi là giải Oscar đó à?
Phóng viên: Phải.
Diều: Tôi không muốn nói đâu.
Phóng viên: Anh phải nói. Anh không thể cứ suốt đời chỉ vút lên tiếng sáo vi vu.
Diều: Thôi được, nhưng dám nói thì có dám nghe không đã chứ?
Phóng viên: Dám.
Diều: Hứa đi.
Phóng viên: Tôi chưa hứa, khi chưa nghe được câu kết luận cuối cùng.
Diều: Còn câu đầu tiên của tôi như sau: Việc sao chép hình thức của giải Oscar, dưới bất kì hình thức nào (mà ở đây là hình thức vô cùng sơ sài), cũng hoàn toàn không nên chấp nhận, không phải cách mà một nền văn hóa tự trọng nên làm.
Phóng viên: Đúng.
Diều: Nếu đã công nhận Việt Nam có cách làm phim riêng, có khán giả riêng, có những vấn đề "đậm đà bản sắc" thì cũng phải tìm ra cách trao giải đặc trưng mang "bản sắc đậm đà". Chứ đừng bê nguyên xi công thức của người ta như thế, lại còn lấy làm hãnh diện và cứ nói bô bô.
Phóng viên: Nhưng anh ơi, Oscar là giá trị?
Diều: Song không tuyệt đối! Và có nước nào trên thế giới bắt chước nó đâu. Chả lẽ hàng ngàn cái đầu nghệ sĩ không tìm ra một phương thức khác à?
Phóng viên: Ừ nhỉ. Nhưng thôi anh ạ, trong xu hướng toàn cầu, ta cũng không nên khắt khe quá.
Diều: Nếu không khắt khe, tôi xin vạch ra những điều vô cùng khác biệt. Đầu tiên là thời gian. Oscar từ mấy chục năm nay, bao giờ cũng trao vào một ngày duy nhất. Trong khi "Cánh diều vàng" tuỳ tiện thay đổi lịch trình theo xu hướng… câu giờ.
Phóng viên: Tại vì người ta bảo không thuê được địa điểm.
Diều: Một Hội Điện ảnh cả năm không lo xong địa điểm thì cũng chả nên có địa điểm làm gì.
Phóng viên: Rồi người ta bảo phụ thuộc vào lịch phát tivi.
Diều: Có nghĩa là thực chất giải ấy chả được tivi coi trọng bằng một trò chơi nào đó.
Phóng viên: Ờ đúng.
Diều: Thứ hai, toàn bộ phim của Oscar là phim đã chiếu. Nghĩa là công chúng có dịp so sánh quan điểm của mình với quan điểm của các nghệ sĩ hàn lâm. Đằng này, phần lớn phim trong "Cánh diều vàng" là phim chưa ai thấy mặt, và sẽ có khả năng suốt đời chả thấy bao giờ.
Phóng viên: Anh ơi, đây là giải mang phong cách chuyên môn.
Diều: Nếu toàn chuyên môn hãy đóng cửa trao cho nhau trong nhà, sao cứ khăng khăng bắt người ta chứng kiến?
Phóng viên: Ôi!
Diều: Thứ ba, giải Oscar do hàng ngàn người bình chọn. Còn "Cánh diều vàng" do năm bảy ông, mà vài ông trong đó cứ đến phiên lại ngồi đấy vì chức danh nó thế. Chứ chả do thành tích hay do uy tín vẻ vang gì!
Phóng viên: Hừm.
Diều: Thứ tư, giải Oscar bao nhiêu năm cơ cấu không bao giờ thay đổi. Còn "Cánh diều vàng" mỗi năm một kiểu, không có một tiêu chí thống nhất và hình như đều do mình ông "Tổng" nghĩ ra.
Phóng viên: Chẳng hạn kiểu gì?
Diều: Năm nay sẽ có phim hay nhất, rồi phim có vé bán nhiều nhất. Sau đó lại là phim… đông khách nhất.
Phóng viên: Quái, tại sao đông khách nhất không phải là nhiều vé nhất?
Diều: Tại vì người ta sợ những vị vé mời. Mỗi chư vị này có giá trị bằng cả ngàn người xem bình thường. Đấy là tôi đoán ra như thế chứ thực không đầu óc nào hiểu nổi.
Phóng viên: Thế thì tôi cũng chịu.
Diều: Còn điều sau chót nữa, giải Oscar bí mật đến tận phút cuối cùng, trong lịch sử của nó chưa một lần ai đoán trước được. Còn "Cánh diều vàng" lắm lúc chưa thi đã biết, tội nghiệp cho nghệ sĩ đến dự phải diễn xuất một vẻ hồi hộp giả tạo đến đáng thương thay.
Phóng viên: Khổ quá!
Diều: Cái giải ấy hình như không cần cảm xúc nơi thiên hạ. Mà chỉ cần xong việc mà thôi. Tôi nghĩ rằng đằng sau những lời hoa mỹ là một thói quen làm việc cẩu thả, một sự coi thường công chúng và một sự hiểu biết kém về nghệ thuật và văn hóa Việt Nam.
Phóng viên: Ái chà, Diều ơi, bao nhiêu năm nay anh không nói, bây giờ lại nói căng ghê.
Diều: Diều bay cao được là diều luôn luôn làm căng dây như một sợi dây đàn. Không có cái kiểu lập lờ, vi vu tẻ nhạt.
Phóng viên: Nhưng Diều ạ, anh đừng quên mình bay cao nhờ gió.
Diều: Và mỗi "Cánh diều vàng" sang trọng nhờ phim. Một năm có sáu, bảy bộ phim, phần lớn đều không ra rạp mà cứ thổi phồng lên giải này giải nọ, không nghiêm khắc ngồi xuống tự tìm cách phê bình thì đáng thương quá đi thôi
T.N