Trên các trang báo mạng vừa tung một đoạn clip hướng dẫn phân biệt cafe thật – giả, do lãnh đạo và chuyên gia của Công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa thực hiện để khẳng định sản phẩm của mình là thật. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại chỉ ra một sự thật khác.
Cafe Việt chỉ 10% giá trị thật, trong khi vinacafe chiếm 31% thị phần?
Thí nghiệm được thực hiện như sau: Đổ nước nguội đầy 2/3 ly thủy tinh, sau đó rắc nhẹ khoảng 1 muỗng canh bột cafe lên trên mặt nước trong ly và quan sát. Cafe nguyên chất sẽ nổi rất lâu trên mặt nước. Sau khoảng 10 phút, bột café bắt đầu chìm từ từ từng ít một. Khi cafe chìm, màu nâu mới phai ra nước và tạo thành một dung dịch màu nâu nhạt trong suốt (do các chất tan chỉ được lấy ra hết khỏi bột cafe bằng nước nước sôi).
Ngược lại, cafe pha độn chìm nhanh hơn, lâu nhất cũng chỉ khoảng 5 phút. Pha độn càng nhiều, bột càng nhanh chìm xuống đáy ly và khi chìm cũng chìm xuống cả mảng lớn. Màu nâu đen phai ra trong nước nhanh hơn và nước đục, không trong.
Ngoài ra, Vinacafé Biên Hòa còn hướng dẫn người tiêu dùng cách phân biệt cafe đã pha, cafe hòa tan dựa vào màu sắc, hương, vị…
Sau thí nghiệm trên, ông Nguyễn Thanh Tùng - Phó tổng Giám đốc Vinacafe Biên Hòa còn khẳng định, thực trạng café giả đã ở mức báo động đỏ. Theo ước tính của hãng này cafe Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng
Không có chuyện cafe thì nổi còn ngũ cốc lại chìm
Nhận xét về thí nghiệm này TS. Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho rằng, thí nghiệm được thực hiện không hề dựa trên một cơ sở khoa học nào, người thực hiện chỉ dựa vào chút ít kinh nghiệm của mình để làm. Cafe thật chỉ có thể phân biệt khi chưa xay, hoặc dùng các xét nghiệm phân tích thành phần hóa học.
TS. Thịnh phân tích, hạt cafe hay hạt ngũ cốc khi được rang lên thì tính chất cơ học cơ bản không khác nhau nhiều, khả năng hấp thụ nước ở nhiệt độ thường cũng vậy. Vì vậy, nếu hạt cafe và hạt ngũ cốc được xay ở cùng độ mịn thì hầu như sẽ ngậm nước trong thời gian như nhau, nên sẽ chìm cùng nhau, không có chuyện cafe thì nổi còn ngũ cốc lại chìm.
Nếu trộn cafe với ngũ cốc rồi mới xay thì hạt ngũ cốc sẽ dễ bị xay mịn hơn, khi đổ vào nước sẽ chìm nhanh hơn bột café, nhưng nếu xay cafe và ngũ cốc riêng ở cùng kích cỡ sau đó mới trộn hai loại bột với nhau thì độ ngậm nước gần như nhau.
"Nên không thể phân biệt cafe thật - giả theo cách trên", TS. Thịnh khẳng định.
Theo TS. Thịnh, cách phân biệt cafe thật giả bằng cách đổ vào cốc nước chỉ phân biệt được cafe có trộn thêm caramen, vì caramen có tính chất khác nên dễ tan trong nước.
Về phân biệt cafe bằng màu sắc, hương, vị theo TS. Thịnh cũng không thể đúng, vì hiện nay có những chất phụ gia tạo màu, hương, vị giống hệt cafe, thậm chí mùi, vị còn đậm đặc hơn.
"Nếu cafe có trộn ngũ cốc hoặc dùng các chất phụ gia tốt, ở liều lượng cho phép thì không hại gì cho sức khỏe người uống, nhưng nó là hành vi gian dối trong kinh doanh nếu không ghi rõ trên bao bì", TS. Thịnh cho biết thêm. Vì vậy, ở nước ngoài nhiều cửa hàng bán cafe còn nguyên hạt, khi người mua lựa chọn xong cửa hàng mới xay tại chỗ cho người mua chứng kiến.
Người làm lâu năm bức xúc
Một số chủ quán cafe có tiếng tại Hà Nội, như cafe Giảng, Nhân… cũng cho rằng cách phân biệt cafe thật – giả như trên của Vinacafe Biên Hòa hướng dẫn là không có cơ sở khoa học.
Ông Nguyễn Trí Hòa (con trai út của cụ Nguyễn Văn Giảng), chủ quán café Giảng (39 Nguyễn Hữu Huân, Hà Nội) cho rằng, ông chưa bao giờ phân biệt cafe thật giả theo cách trên, nhưng theo ông Hòa, “Nên nhớ rằng giờ cafe rất nhiều, có đủ loại, không ai hơi đâu đi làm giả, nếu làm giả thì chỉ làm giả bằng tinh dầu chứ không làm bằng bột, nhiều người không hiểu về cafe cứ nghĩ đó là giả”.
Ông Hòa lý giải, người Bắc uống cafe không cần độ sánh, còn gu cafe của người Sài Gòn thường thích có độ sánh, nên muốn có độ sánh các hàng quán phải pha thêm bột ngũ cốc vào bột cafe, bột ngũ cốc khi chín sẽ làm cho cafe sánh lại. Còn bột café không thì không nở, không sánh.
“Đấy không phải là người ta làm cafe giả, mà là cái gu của người uống cafe thế. Điều quan trọng là phải nói rõ trên sản phẩm hoặc khi bán hàng". Ông Hòa khẳng định, ngày xưa khi còn đói kém người ta mới cần làm cafe giả, giờ nước ta cafe nhan nhản nên không cần làm giả, làm giả có khi còn quá tiền mua cafe thật, chả khác gì “chở gỗ về rừng”.
Và chính ông Nguyễn Thanh Tùng cũng thừa nhận, để tạo gu riêng, một số phụ gia như rượu, bơ, hạt cau, thậm chí cả nước mắm được cho vào cafe. Còn việc sử dụng đậu nành trộn với hóa chất không rõ nguồn gốc để làm cafe như ông Tùng nói cũng chỉ dựa vào cơ sở là: “Như các báo đã đưa”.
Cafe Việt chỉ 10% giá trị thật, trong khi vinacafe chiếm 31% thị phần?
Thí nghiệm được thực hiện như sau: Đổ nước nguội đầy 2/3 ly thủy tinh, sau đó rắc nhẹ khoảng 1 muỗng canh bột cafe lên trên mặt nước trong ly và quan sát. Cafe nguyên chất sẽ nổi rất lâu trên mặt nước. Sau khoảng 10 phút, bột café bắt đầu chìm từ từ từng ít một. Khi cafe chìm, màu nâu mới phai ra nước và tạo thành một dung dịch màu nâu nhạt trong suốt (do các chất tan chỉ được lấy ra hết khỏi bột cafe bằng nước nước sôi).
Ngược lại, cafe pha độn chìm nhanh hơn, lâu nhất cũng chỉ khoảng 5 phút. Pha độn càng nhiều, bột càng nhanh chìm xuống đáy ly và khi chìm cũng chìm xuống cả mảng lớn. Màu nâu đen phai ra trong nước nhanh hơn và nước đục, không trong.
Ngoài ra, Vinacafé Biên Hòa còn hướng dẫn người tiêu dùng cách phân biệt cafe đã pha, cafe hòa tan dựa vào màu sắc, hương, vị…
Hướng dẫn phân biệt cafe thật - giả không có cơ sở khoa học, lừa dối người tiêu dùng. (Ảnh cắt từ clip của Vinacafe Biên Hòa đăng trên các trang báo) |
Sau thí nghiệm trên, ông Nguyễn Thanh Tùng - Phó tổng Giám đốc Vinacafe Biên Hòa còn khẳng định, thực trạng café giả đã ở mức báo động đỏ. Theo ước tính của hãng này cafe Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng
“Cà phê thật”: Chiêu quảng cáo "đánh vào sự sợ hãi" của Masan?
Cục Sở hữu trí tuệ vạch rõ Vinacafe Biên Hòa lừa dối
Tuyên bố "cà phê thật" nhưng Vinacafe vẫn dùng phụ gia?
10% giá trị thật của mình. Trong khi đó, tính tới giữa năm 2012, Vinacafé chiếm 31% thị phần café hóa tan 3 trong 1 trong nước - theo báo cáo nghiên cứu của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen.Không có chuyện cafe thì nổi còn ngũ cốc lại chìm
Nhận xét về thí nghiệm này TS. Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho rằng, thí nghiệm được thực hiện không hề dựa trên một cơ sở khoa học nào, người thực hiện chỉ dựa vào chút ít kinh nghiệm của mình để làm. Cafe thật chỉ có thể phân biệt khi chưa xay, hoặc dùng các xét nghiệm phân tích thành phần hóa học.
TS. Thịnh phân tích, hạt cafe hay hạt ngũ cốc khi được rang lên thì tính chất cơ học cơ bản không khác nhau nhiều, khả năng hấp thụ nước ở nhiệt độ thường cũng vậy. Vì vậy, nếu hạt cafe và hạt ngũ cốc được xay ở cùng độ mịn thì hầu như sẽ ngậm nước trong thời gian như nhau, nên sẽ chìm cùng nhau, không có chuyện cafe thì nổi còn ngũ cốc lại chìm.
Nếu trộn cafe với ngũ cốc rồi mới xay thì hạt ngũ cốc sẽ dễ bị xay mịn hơn, khi đổ vào nước sẽ chìm nhanh hơn bột café, nhưng nếu xay cafe và ngũ cốc riêng ở cùng kích cỡ sau đó mới trộn hai loại bột với nhau thì độ ngậm nước gần như nhau.
"Nên không thể phân biệt cafe thật - giả theo cách trên", TS. Thịnh khẳng định.
Theo TS. Thịnh, cách phân biệt cafe thật giả bằng cách đổ vào cốc nước chỉ phân biệt được cafe có trộn thêm caramen, vì caramen có tính chất khác nên dễ tan trong nước.
Về phân biệt cafe bằng màu sắc, hương, vị theo TS. Thịnh cũng không thể đúng, vì hiện nay có những chất phụ gia tạo màu, hương, vị giống hệt cafe, thậm chí mùi, vị còn đậm đặc hơn.
"Nếu cafe có trộn ngũ cốc hoặc dùng các chất phụ gia tốt, ở liều lượng cho phép thì không hại gì cho sức khỏe người uống, nhưng nó là hành vi gian dối trong kinh doanh nếu không ghi rõ trên bao bì", TS. Thịnh cho biết thêm. Vì vậy, ở nước ngoài nhiều cửa hàng bán cafe còn nguyên hạt, khi người mua lựa chọn xong cửa hàng mới xay tại chỗ cho người mua chứng kiến.
Người làm lâu năm bức xúc
Một số chủ quán cafe có tiếng tại Hà Nội, như cafe Giảng, Nhân… cũng cho rằng cách phân biệt cafe thật – giả như trên của Vinacafe Biên Hòa hướng dẫn là không có cơ sở khoa học.
Ông Nguyễn Trí Hòa (con trai út của cụ Nguyễn Văn Giảng), chủ quán café Giảng (39 Nguyễn Hữu Huân, Hà Nội) cho rằng, ông chưa bao giờ phân biệt cafe thật giả theo cách trên, nhưng theo ông Hòa, “Nên nhớ rằng giờ cafe rất nhiều, có đủ loại, không ai hơi đâu đi làm giả, nếu làm giả thì chỉ làm giả bằng tinh dầu chứ không làm bằng bột, nhiều người không hiểu về cafe cứ nghĩ đó là giả”.
Ông Hòa lý giải, người Bắc uống cafe không cần độ sánh, còn gu cafe của người Sài Gòn thường thích có độ sánh, nên muốn có độ sánh các hàng quán phải pha thêm bột ngũ cốc vào bột cafe, bột ngũ cốc khi chín sẽ làm cho cafe sánh lại. Còn bột café không thì không nở, không sánh.
“Đấy không phải là người ta làm cafe giả, mà là cái gu của người uống cafe thế. Điều quan trọng là phải nói rõ trên sản phẩm hoặc khi bán hàng". Ông Hòa khẳng định, ngày xưa khi còn đói kém người ta mới cần làm cafe giả, giờ nước ta cafe nhan nhản nên không cần làm giả, làm giả có khi còn quá tiền mua cafe thật, chả khác gì “chở gỗ về rừng”.
Và chính ông Nguyễn Thanh Tùng cũng thừa nhận, để tạo gu riêng, một số phụ gia như rượu, bơ, hạt cau, thậm chí cả nước mắm được cho vào cafe. Còn việc sử dụng đậu nành trộn với hóa chất không rõ nguồn gốc để làm cafe như ông Tùng nói cũng chỉ dựa vào cơ sở là: “Như các báo đã đưa”.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi
Theo Đất Việt