Trước đó, VFF đã gửi công văn tới các đơn vị thành viên, lấy ý kiến tiến cử người vào BCH cũng như cho các vị trí chủ chốt, gồm chủ tịch và TTK khoá VII. Thời hạn cuối để các thành viên trả lời VFF là ngày 15.3 vừa qua.
Đến hạn, hầu hết các CLB đều đã tiến cử người lên VFF, ngoại trừ SLNA. Đội bóng xứ Nghệ đã không tiến cử cụ thể người nào cho vị trí chủ tịch VFF. Cũng dễ hiểu khi Đại hội khoá VII được dự đoán sẽ “nóng” với sự cạnh tranh quyết liệt của những ứng viên mang nhiều nét đối lập nhau. TGĐ Cty CP bóng đá SLNA Nguyễn Hồng Thanh hôm qua cho biết: “Do vị trí chủ tịch VFF rất quan trọng, mang tính chất quyết định tới sự phát triển của bóng đá VN, nên hiện chúng tôi chưa tiến cử người nào. SLNA sẽ chờ”.
Hiện ứng viên hàng đầu cho vị trí chủ tịch VFF, nhận được nhiều tín nhiệm nhất từ các CLB là hai phó chủ tịch VFF Phạm Văn Tuấn và Lê Hùng Dũng. Cả hai cũng mặc nhiên được thừa nhận như đại diện cho hai luồng quan điểm trái chiều hiện nay liên quan tới vị trí chủ tịch VFF: Một là chính khách, một là doanh nhân thành đạt và đều am hiểu bóng đá VN. Ứng viên thứ ba mới xuất hiện, được dự báo sẽ khiến cho kết quả cuộc đua vào ghế chủ tịch VFF trở nên gay cấn là Trung tướng Hoàng Anh Xuân - TGĐ Tập đoàn Viettel.
Theo kế hoạch, chiều 28.3, BCH VFF sẽ có cuộc họp tập trung vào hai nội dung, gồm thông qua điều lệ mới và bàn công tác chuẩn bị cho Đại hội khoá VII, trong đó tập trung chính vào việc xét các ứng viên. Hiện, các CLB đều đã nhận được thư mời của VFF.
Trở lại với SLNA, mặc dù không bầu ai, nhưng TGĐ Nguyễn Hồng Thanh hôm qua cũng đưa ra tiêu chí riêng cho tân chủ tịch VFF: “Theo tôi, chủ tịch VFF nên chọn một người nhà nước và phải là một chính khách có uy tín. Thứ hai là có thể chọn một doanh nhân thành đạt, được chứng thực qua hoạt động kinh doanh cụ thể, có đóng góp cho xã hội, có thể là lãnh đạo một tập đoàn. Tiêu chuẩn chung là dù chọn theo hướng nào, người đó cũng phải am hiểu bóng đá VN, có thời gian và phải tâm huyết, chấp nhận hy sinh cho bóng đá. Vị trí chủ tịch VFF sẽ chịu rất nhiều áp lực nên vất vả chứ không thảnh thơi. Tôi rất muốn người được chọn phải là người dám xung phong đứng ra nhận trách nhiệm, chứ không phải là “bị” bầu”.
Đến hạn, hầu hết các CLB đều đã tiến cử người lên VFF, ngoại trừ SLNA. Đội bóng xứ Nghệ đã không tiến cử cụ thể người nào cho vị trí chủ tịch VFF. Cũng dễ hiểu khi Đại hội khoá VII được dự đoán sẽ “nóng” với sự cạnh tranh quyết liệt của những ứng viên mang nhiều nét đối lập nhau. TGĐ Cty CP bóng đá SLNA Nguyễn Hồng Thanh hôm qua cho biết: “Do vị trí chủ tịch VFF rất quan trọng, mang tính chất quyết định tới sự phát triển của bóng đá VN, nên hiện chúng tôi chưa tiến cử người nào. SLNA sẽ chờ”.
Phó chủ tịch Lê Hùng Dũng là ứng viên sáng giá cho ghế chủ tịch VFF. |
Hiện ứng viên hàng đầu cho vị trí chủ tịch VFF, nhận được nhiều tín nhiệm nhất từ các CLB là hai phó chủ tịch VFF Phạm Văn Tuấn và Lê Hùng Dũng. Cả hai cũng mặc nhiên được thừa nhận như đại diện cho hai luồng quan điểm trái chiều hiện nay liên quan tới vị trí chủ tịch VFF: Một là chính khách, một là doanh nhân thành đạt và đều am hiểu bóng đá VN. Ứng viên thứ ba mới xuất hiện, được dự báo sẽ khiến cho kết quả cuộc đua vào ghế chủ tịch VFF trở nên gay cấn là Trung tướng Hoàng Anh Xuân - TGĐ Tập đoàn Viettel.
Theo kế hoạch, chiều 28.3, BCH VFF sẽ có cuộc họp tập trung vào hai nội dung, gồm thông qua điều lệ mới và bàn công tác chuẩn bị cho Đại hội khoá VII, trong đó tập trung chính vào việc xét các ứng viên. Hiện, các CLB đều đã nhận được thư mời của VFF.
Trở lại với SLNA, mặc dù không bầu ai, nhưng TGĐ Nguyễn Hồng Thanh hôm qua cũng đưa ra tiêu chí riêng cho tân chủ tịch VFF: “Theo tôi, chủ tịch VFF nên chọn một người nhà nước và phải là một chính khách có uy tín. Thứ hai là có thể chọn một doanh nhân thành đạt, được chứng thực qua hoạt động kinh doanh cụ thể, có đóng góp cho xã hội, có thể là lãnh đạo một tập đoàn. Tiêu chuẩn chung là dù chọn theo hướng nào, người đó cũng phải am hiểu bóng đá VN, có thời gian và phải tâm huyết, chấp nhận hy sinh cho bóng đá. Vị trí chủ tịch VFF sẽ chịu rất nhiều áp lực nên vất vả chứ không thảnh thơi. Tôi rất muốn người được chọn phải là người dám xung phong đứng ra nhận trách nhiệm, chứ không phải là “bị” bầu”.
Theo Lao động