Trong bài viết trả lời 15 câu hỏi chất vấn của CLB BĐS Hà Nội, TS.Alan Phan đánh giá: “Tôi nhận thấy có những đại gia “thật lớn” của BĐS đã phát triển mạnh trong khủng hoàng này. Bầu Đức của HAGL chọn giải pháp “xuất ngoại” khi bán tháo BĐS tại Việt Nam và đem tiền đổ vào Lào và Myanmar”.
Mặc dù được TS.Alan Phan ngợi khen và mời Bầu Đức tham gia cuộc đối thoại trực tiếp với CLB BĐS Hà Nội nhưng bầu Đức từ chối. |
Bầu Đức: "Ông Alan Phan nói như cậu SV dạy toán cho GS Ngô Bảo Châu"
“Mình khoái nhất câu này của anh Đức: “Một người không biết gì mà lại đi khuyên những người biết gì, giống như một người không biết đá banh mà lại nói chuyện đá banh hoặc chẳng khác nào một cậu sinh viên lại “lên mặt” dạy toán cho GS.Ngô Bảo Châu” - Bạn Vũ Thủy (cư ngụ tại Ba Đình, Hà Nội) bày tỏ đọc bài báo phỏng vấn bầu Đức đăng trên Giaoduc.net.vn vào sáng 6/4.Trước đó, nhận định quan điểm về thị trường BĐS Việt Nam của TS Alan Phan, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã khẳng định: “Không thể bỏ mặc thị trường BĐS”.
"Tôi không muốn BĐS chết nhưng tôi muốn BĐS phải trả giá"
Cùng chung quan điểm này, bạn đọc Dương Văn Minh chia sẻ: Trên thế giới, nhiều nước đã trải qua những giai đoạn kinh doanh bất động sản xô bồ như chúng ta trong thời gian vừa qua (ngay nước Mỹ cũng không tránh khỏi). Trong thời gian dài, người có nhu cầu thực sự về đất đai nhà cửa ở VN đều bị thiệt nhiều, giới kinh doanh buôn bán được lợi vô cùng. Khi quy luật kinh tế cung cầu và thị trường có sự biến động lên xuống thì cũng là quy luật mà thôi.
Chúng ta hiểu rằng đất đai nhà cửa nó không mất đi (không biến mất) mà nó chỉ chuyển từ người sở hữu này sang người sở hữu khác thông qua mua bán trao đổi... Vậy theo quy luật kinh doanh, phải có kẻ lỗ người lãi. Nhà nước không thể lấy tiền tiền có từ nguồn đi vay, hoặc từ nguồn ngân sách do dân đóng thuế để giải cứu cho người đầu tư kinh doanh bất động sản được. Ông Alan Phan nhận thấy điều đó là đúng quy luật kinh doanh thị trường. Nếu một căn hộ giá xuống thấp tới 10 triệu/m2 thì đó cũng là điều tất yếu của thị trường. Khi chính phủ cứu trợ thì người dân nào được hưởng lợi? Còn bao nhiều người dân khác không được hưởng lợi thì sao?.
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam: "Tôi chưa bao giờ dùng từ giải cứu, bởi vấn đề cần làm là tháo gỡ khó khăn, định hướng cho thị trường bất động sản phát triển. Bất động sản là hàng hóa đặc biệt, có tính liên thông với thị trường khác nhất là tài chính. Đó là chưa kể đất đai là tài nguyên quốc gia, không sinh sôi nảy nở được. Khi không có ôtô, người dân dùng phương tiện khác thay thế như taxi, xe bus, xe máy hay xe đạp nhưng nhà thì phải có dù là đi thuê. Nhà ở là nhu cầu cơ bản chỉ đứng sau nhu cầu ăn uống. Khi một người dân, một doanh nghiệp hay một ngành nghề khó khăn thì Nhà nước cũng nên hỗ trợ huống chi bất động sản là một lĩnh vực quan trọng và là đầu ra của hàng loạt mặt hàng vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất…
Do đó khi thị trường bất động sản khó khăn, Nhà nước không thể bỏ mặc, càng không thể để nó rơi tự do hay tự phát triển. Cách đây 2 năm, khi bất động sản được xếp vào nhóm phi sản xuất, tôi đã có ý kiến và đến nay điều này đã được ghi nhận. Bất động sản không phải tội đồ vì hiện góp tới 10% GDP, đối với một số nước tỷ lệ này lên tới 20-30%" (Theo VNE)
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi