Vị chuyên gia ngân hàng-tài chính cô đơn
TS Nguyễn Trí Hiếu đã có 32 năm kinh nghiệm làm ngành tài chính ngân hàng tại Mỹ, Đức và 3 năm tại Việt Nam. Tại Việt Nam, ông hiện là chuyên gia tài chính độc lập đồng thời đảm nhiệm cương vị thành viên thường trực và độc lập HĐQT Ngân hàng cổ phần An Bình.
Ông là người Việt đầu tiên thành lập ngân hàng tại Mỹ và cũng là một trong những chuyên gia có nhiều ý kiến đóng góp tích cực cho việc phát triển ngành tài chính, ngân hàng Việt Nam. Ấn tượng đầu tiên về ông là vóc dáng nhỏ bé nhưng rất nhanh nhẹn. Ông có cách nói chuyện cởi mở và nồng nhiệt. Cách nói chuyện của ông khiến người nghe luôn phải chú ý từng cử chỉ một.
Về Việt Nam từ năm 2009, TS Hiếu nhớ lại ngày đầu để về được quê hương ông phải đấu tranh tư tưởng để rời gia đình. Lý do ông về Việt Nam cũng khá đơn giản: “Lúc đó bạn bè mời, nhất là chuyên gia Lê Xuân Nghĩa. Tôi cũng không hiểu vì sao mình lại quyết tâm về Việt Nam”.
Những ngày đầu về Việt Nam, ông mang theo hi vọng sẽ đưa gia đình của mình về cùng nhưng đã gần 4 năm trôi qua ông vẫn một mình lăn lội giữa bộn bề công việc trong tình hình tài chính ngân hàng không êm xuôi như hiện nay.
TS Hiếu kể, ông đã vận động vợ và các con rất nhiều nhưng họ không về Việt Nam cùng ông. “Vợ tôi bảo không hợp làm việc ở Việt Nam, cô ấy là người Mỹ có về Việt Nam làm việc ở Sài Gòn một năm nhưng sau đó lại quay về Mỹ. Về Việt Nam cô ấy sợ từ giao thông đến cách làm việc của người Việt. Người Việt mình nói một đằng làm một nẻo, những gì hôm nay họ nói không phải là điều ngày mai họ làm. Chính vì vậy vợ tôi không quay lại đây làm việc”.
TS Nguyễn Trí Hiếu đã có 32 năm kinh nghiệm làm ngành tài chính ngân hàng tại Mỹ, Đức và 3 năm tại Việt Nam. Tại Việt Nam, ông hiện là chuyên gia tài chính độc lập đồng thời đảm nhiệm cương vị thành viên thường trực và độc lập HĐQT Ngân hàng cổ phần An Bình.
Ông là người Việt đầu tiên thành lập ngân hàng tại Mỹ và cũng là một trong những chuyên gia có nhiều ý kiến đóng góp tích cực cho việc phát triển ngành tài chính, ngân hàng Việt Nam. Ấn tượng đầu tiên về ông là vóc dáng nhỏ bé nhưng rất nhanh nhẹn. Ông có cách nói chuyện cởi mở và nồng nhiệt. Cách nói chuyện của ông khiến người nghe luôn phải chú ý từng cử chỉ một.
Về Việt Nam từ năm 2009, TS Hiếu nhớ lại ngày đầu để về được quê hương ông phải đấu tranh tư tưởng để rời gia đình. Lý do ông về Việt Nam cũng khá đơn giản: “Lúc đó bạn bè mời, nhất là chuyên gia Lê Xuân Nghĩa. Tôi cũng không hiểu vì sao mình lại quyết tâm về Việt Nam”.
Những ngày đầu về Việt Nam, ông mang theo hi vọng sẽ đưa gia đình của mình về cùng nhưng đã gần 4 năm trôi qua ông vẫn một mình lăn lội giữa bộn bề công việc trong tình hình tài chính ngân hàng không êm xuôi như hiện nay.
TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng. |
TS Hiếu kể, ông đã vận động vợ và các con rất nhiều nhưng họ không về Việt Nam cùng ông. “Vợ tôi bảo không hợp làm việc ở Việt Nam, cô ấy là người Mỹ có về Việt Nam làm việc ở Sài Gòn một năm nhưng sau đó lại quay về Mỹ. Về Việt Nam cô ấy sợ từ giao thông đến cách làm việc của người Việt. Người Việt mình nói một đằng làm một nẻo, những gì hôm nay họ nói không phải là điều ngày mai họ làm. Chính vì vậy vợ tôi không quay lại đây làm việc”.
"Cho người nước ngoài mua nhà là cách hữu hiệu giải phóng BĐS tồn kho"
Ý tưởng đánh thuế tiền gửi của Síp là bài học cho Việt Nam
Chuyện 'khôn', 'dại' năm 2012 của doanh nhân Việt
Nói về cuộc sống hiện tại của mình, TS Hiếu chỉ cười: “Tôi đang ở nhà thuê tại Kim Mã, đi làm bằng taxi, có hôm đi bằng xe ôm. Ngày xưa Ngân hàng An Bình có bố trí xe và lái xe cho tôi nhưng giờ họ làm cho tôi cái thẻ đi taxi. Với tôi, ngồi trong chiếc xe Mecerdes hay ngồi trong taxi không khác gì nhau. Điều quan trọng mình không bị những ham muốn bản thân điều khiển, mình làm chủ được mình”.
"Đại gia" ở nhà thuê, dạy Aikido
Nhiều người thường gọi ông là đại gia bởi ông là 1 trong 5 thành viên Hội đồng ban quan trị của Ngân hàng cổ phần An Bình. Nhưng TS Hiếu chỉ cười: “Tôi chỉ là người làm công, ăn lương”. Ông không tiết lộ mức thù lao của mình hiện tại nhưng ông khẳng định: “Không phải vì tiền mà tôi quay về Việt Nam làm việc đâu. Ở bên Mỹ tôi có vợ con, có nhiều công việc hấp dẫn hơn ở đây và mức thù lao gấp ba, bốn lần ở đây nhưng lý do ở lại Việt Nam làm việc chỉ vì một điều mong muốn làm điều gì đó cho người Việt”.
Ngoài vai trò là tiến sĩ kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu còn là một giáo sư môn Akido (Hiệp khí đạo) tại Mỹ. Những ngày đầu về Việt Nam, ông vẫn đến tập tại Võ đường Tenshinkai trong khu vực trường THPT Cầu Giấy, quận Cầu Giấy. Về sau, những người dạy Akido tại đây biết ông là từng là thầy dạy bên Mỹ nên họ mời ông về dạy. Vậy là, TS Hiếu lại kiêm nhiệm vụ dạy Akido tại Việt Nam vào tối thứ hai, thứ 4, thứ 6 hàng tuần.
Khác với nhiều người làm ngành ngân hàng, thích những thú chơi xa xỉ như chơi tennis, chơi golf, ăn nhà hàng... TS Hiếu sau mỗi buổi tan sở, nếu không đi dạy Akido, ông ở lại cơ quan đến 20h mới trở về nhà. Về đến nhà, ông lại tự nấu ăn.
“Ở Mỹ tôi được vợ con lo cho tất cả, nhưng ở đây tôi phải tự nấu ăn, tự giặt quần áo, tự mang áo ra tiệm giặt…nhưng bữa cơm của tôi rất đơn giản. Tôi vo gạo cho vào nồi cơm điện rồi thả một quả trứng vào, tiếp đó làm mấy cọng rau nữa là xong. Tôi rất ít ăn thịt, cá”, ông nói.
Mặc dù là người công giáo, nhưng TS Hiếu lại tham thiền. Ông cho rằng ngồi thiền mỗi buổi sáng giúp ông tìm được cảm giác bình tâm, an tâm. Đây là một trong những điều mà người làm ngân hàng cần có.
“Tôi cho rằng, đời sống tinh thần cũng như sức khỏe chỉ có từ tập luyện mà ra. Chân lý này được tôi tìm thấy trong thiền đạo và nhận ra đây là con đường để phát triển trí tuệ, thể lực, nội lực tuyệt vời nhất. Đối với tôi, việc tập luyện tập trung tinh thần cũng như ngồi thiền không những giúp cho mình thư thái mà còn là một trong những cách để giải tỏa các áp lực trong cuộc sống, công việc”, ông chia sẻ.
Phương châm sống và làm việc của ông là "tự do cao nhất là sự tự giải thoát khỏi bản ngã tham lam, vì khi mình có cái gì đó, mình lại bị ràng buộc và luôn tìm cách bảo vệ nó, gây nên sự bất an và mất quân bình trong nội tâm”.
Hiện tại, mỗi tháng TS Hiếu tự chi trả cuộc sống cho mình từ ngôi nhà thuê với mức giá 6 triệu đồng/tháng đến những chuyện đi lại. Ông tếu táo “Tôi đang vay tiền ngân hàng để mua nhà tại Việt Nam cho mình nhưng còn đang đợi thêm nữa”, bởi ông là Việt kiều, quốc tịch Mỹ nên việc mua nhà ở Việt Nam không phải "một sớm, một chiều".
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi
Bình An