Tranh luận với clip 'kẻ lười biếng'

'Nếu mê toán, ghét văn, giáo dục áp đặt bạn phải học'

22/04/2013 08:12
Họ và tên: Hoàng Mai
(GDVN) - Clip cậu học trò lớp 12 luận về giáo dục đang gây hiệu ứng trong xã hội khi nhiều chuyên gia, nhà giáo đã bày tỏ suy nghĩ của mình về nội dung truyền đạt trong clip. Một độc giả Báo Giáo dục Việt Nam cũng đã có những phân tích rất sâu về vấn đề này.
Đọc, và nghe cách em này thuyết trình, đúng là có rất nhiều điều phải suy nghĩ về cách giáo dục của chúng ta hiện nay. Nhưng tôi vẫn băn khoăn nhiều lắm, và tôi nghĩ chúng ta - những người lớn hơn phải chỉ rõ để thấy cho em ấy thấy được đúng sai trong suy nghĩ của mình, vì có rất nhiều em và nhiều người khác nữa cảm thấy thích thú và đồng tình với clip này.

Học sinh trong clip bàn về giáo dục.
Học sinh trong clip bàn về giáo dục.


Ở hai chỗ:

- Thứ nhất giáo dục là để dạy dỗ, và cảm hóa. Vì thế không thể dừng lại ở chỗ là thích học, hay đam mê học, giáo dục ngoài chức năng kích thích sự lòng ham học, sự say mê đối với mỗi môn học giáo dục còn phải là sự áp đặt hay nói rõ là phải học, học để hoàn thiện nhân cách, học để hoàn thiện khả năng tư duy, học để phát triển thăng hoa về trí tuệ của mỗi cá nhân.

Nếu bạn đam mê môn toán, và ghét cay ghét đắng môn Văn, thì giáo dục áp đặt bạn phải học môn văn để bạn hoàn thiện. Vì toán là tư duy phân tích, Văn là tư duy tổng hợp, nếu bạn chỉ học toán và đòi hỏi giáo dục phải đáp ứng nhu cầu của bạn thì đó là lỗi của ngành giáo dục, không đào tạo được một con người hoàn chỉnh về tư duy.

-  Thứ hai, Về cách nhìn nhận thi cử của em ấy cũng có phần lêch lạc, thi cử là một cách đánh giá, về nhận thức, về tư duy, về kiến thức tích lũy. Ai cũng phải thừa nhận, nếu không học, không có kiến thức nếu không gian lận thì không bao giờ đỗ, không bao giờ được điểm cao. Phải học, học mới có kiến thức, học mới vượt qua được các kỳ thi. Vì thế không nên và không được nhìn nhận như vậy về các kỳ thi, các bài kiểm tra.

Bệnh thành tích, trọng bằng cấp trong xã hội ta nó là một thứ biến thái trong xã hội. Nó xuất phát từ chỗ, người ta chỉ chú trọng đến văn bằng anh đạt được, mà không thèm để ý đến kiến thức anh thu nhận được tương xứng với văn bằng. Cũng như cách thức ra đề thi, chấm thi, cách dạy của ta đang sản xuất ra một loạt những con vẹt, chỉ biết nói lại, mà không hiểu bản chất. Và đương nhiên ai cũng phải biết rằng, không hiểu bản chất thì rất khó ứng dụng kiến thức đó vào thực tế.

Để nói về giáo dục của chúng ta hiện nay thì tôi nghĩ rằng có rất nhiều lỗi, nhiều lối mòn mà chúng ta phải nhận thức thật rõ ràng để phá nát nó. Để xây dựng một cách mới mẻ cho phù hợp với thời đại mới, để đào tạo ra được những con người, những công dân hoàn thiện cả về tư duy và nhân cách. Lãnh đạo đủ đức, đủ tài, sự quan tâm và chung tay của cả xã hội. Đó là điều kiện cần và đủ để tiến hành một cuộc cách mạng cải cách toàn bộ hệ thống giáo dục của chúng ta hiện nay.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Họ và tên: Hoàng Mai