Vào hồi 17h20 ngày 18/4/2013, sau khi đã hết giờ làm việc, đại diện Công ty Xi Măng Hữu Nghị (gọi tắt là doanh nghiệp) có nhận được thông báo của Điện lực Việt Trì, yêu cầu phải thanh toán số tiền 395.670.668 VND trước 15h ngày 20/4/2013 (tức là vào thứ 7), nếu không Điện lực Việt Trì sẽ tiến hành cắt điện vào 6h30 ngày 20/4/2013.
Mời doanh nghiệp đến nhà riêng Giám đốc nộp tiền?
Ngay sau khi nhận được thông báo, mặc dù là ngày nghỉ nhưng doanh nghiệp vẫn phải có công văn số 10/CV-CTHN gửi Công ty Điện Lực Phú Thọ, giải trình lý do đóng tiền điện muộn, theo đó trong dịp lễ hội Đền Hùng năm 2013 tất cả các xe vận chuyển ra vào nhà máy đều bị cấm từ ngày 13/4 đến 19/4 (tức 4/3 – 10/3 Âm lịch), do đó doanh nghiệp không bán được hàng và không thu được tiền về, đồng thời phía doanh nghiệp cũng có đề nghị được thanh toán tiền điện vào ngày thứ 2 (22/4/2013) sau khi kết thúc 3 ngày nghỉ (ngày Quốc giỗ và thứ bảy, chủ nhật).
Tuy nhiên, không xem xét đề nghị của doanh nghiệp, ngay sáng 20/4, Điện lực Việt Trì đã cắt điện sản xuất của doanh nghiệp với lý do “chưa thanh toán đầy đủ số tiền còn nợ”. Ngay lập tức, phía doanh nghiệp đã có công văn số 11/CV-CTHN gửi Công ty Điện lực Phú Thọ và Điện lực Việt Trì cam kết sẽ chuyển tiền thanh toán vào thứ 2 (22/4) vì lý do trong 3 ngày nghỉ, Ngân hàng không làm việc.
Đồng thời, đại diện doanh nghiệp cũng đã xin phép Giám đốc Công ty Điện lực Phú Thọ là ông Lê Khắc Thực và đã được ông Thực đồng ý để doanh nghiệp chuyển khoản vào sáng thứ 2 đầu tuần. Nhưng cấp dưới là ông Phùng Văn Lợi – Giám đốc Điện lực Việt Trì và ông Hoàng Cẩm Sơn – Trưởng phòng Kinh doanh của Điện lực Việt Trì đã kiên quyết không nghe, bắt doanh nghiệp phải mang tiền mặt để thanh toán ngay số tiền 395.670.668đ trước 15h ngày thứ 7, 20/4.
Đặc biệt, trong 3 ngày nghỉ (từ 19/4 – 21/4), ông Hoàng Cẩm Sơn còn liên tục lên doanh nghiệp “quấy rầy”, yêu cầu đại diện của doanh nghiệp phải đến gặp riêng Giám đốc Công ty Điện lực Phú Thọ vào ngày nghỉ, với lý do “Kế hoạch đã được sắp sẵn” và “Chỉ có Giám đốc Công ty Điện lực mới có quyền giải quyết”.
Khi lên văn phòng Công ty không có người làm việc, ông Sơn lại yêu cầu doanh nghiệp phải đến nhà riêng Giám đốc. Đại diện doanh nghiệp đã điện thoại trực tiếp với ông Lê Khắc Thực – Giám đốc Công ty Điện lực Phú Thọ và ông Thực đã thỏa thuận như đã nói ở trên.
Mặc dù rất bức xúc trước thái độ làm việc cửa quyền, hách dịch của Điện lực Việt Trì, song để đảm bảo điện sản xuất, đại diện doanh nghiệp đã mang đầy đủ số tiền hơn 395 triệu lên nộp tại Văn phòng Điện lực Việt Trì trước 15h thứ 7, ngày 20/4.
Thu tiền của doanh nghiệp mà không chuyển khoản qua ngân hàng.
Không chỉ dừng lại ở đó, một lần nữa, Điện lực Việt Trì lại “ép” doanh nghiệp đến cùng. Ngay sau khi phía doanh nghiệp có cam kết sẽ thanh toán hơn 395 triệu đồng vào trước 15h ngày 20/4 thì đến trưa ngày 20/4, doanh nghiệp lại nhận được Thông báo từ phía Điện lực Việt Trì yêu cầu phải thanh toán tiếp số tiền 287.580.370đ (tiền điện kỳ I tháng 4) vào trước lúc hết giờ làm việc ngày 21/4 (xin lưu ý ngày 21/4 là ngày chủ nhật), nếu không sẽ cắt điện bắt đầu từ 7h30 ngày 22/4.
Như vậy chỉ trong hai ngày nghỉ thứ bảy và chủ nhật, doanh nghiệp đã phải “xoay sở” gần 700 triệu đồng để thanh toán bằng tiền mặt theo “lệnh cưỡng bức” của Điện lực Việt Trì. Đây là việc làm trái pháp luật, bởi theo quy định của Nhà nước thì toàn bộ hóa đơn giá trị gia tăng có trị giá từ 20 triệu đồng trở lên đều phải thanh toán bằng chuyển khoản.
Luật là vậy, nhưng không hiểu sao lãnh đạo Điện lực Việt Trì vẫn yêu cầu doanh nghiệp mang tiền mặt đến văn phòng thanh toán, đặc biệt là việc thanh toán phải bắt buộc thực hiện trong 3 ngày nghỉ? Trước thái độ cửa quyền của Điện lực Việt Trì, đại diện doanh nghiệp đã phải ôm gần 700 triệu đồng tiền mặt đến Văn phòng Điện lực Việt Trì thanh toán.
Dư luận đang đặt câu hỏi “Liệu lãnh đạo Điện lực Việt Trì có hiểu biết pháp luật kinh doanh hay không”? Nếu họ là người hiểu biết pháp luật thì điều gì nằm sau việc “cưỡng bức” này.
Theo chúng tôi được biết, đây không phải là lần đầu tiên doanh nghiệp này bị Điện lực Việt Trì “hành”. Doanh nghiệp đã nhiều lần khiếu nại và làm báo cáo lên các cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ, tuy nhiên bất chấp tất cả, Điện lực Việt Trì vẫn tiếp tục “giở võ độc quyền” gây phiền hà không ít cho họ.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc những “miếng võ độc quyền” của Điện lực Việt Trì trong những số tiếp theo.
ảnh minh họa (nguồn Internet) |
Mời doanh nghiệp đến nhà riêng Giám đốc nộp tiền?
Ngay sau khi nhận được thông báo, mặc dù là ngày nghỉ nhưng doanh nghiệp vẫn phải có công văn số 10/CV-CTHN gửi Công ty Điện Lực Phú Thọ, giải trình lý do đóng tiền điện muộn, theo đó trong dịp lễ hội Đền Hùng năm 2013 tất cả các xe vận chuyển ra vào nhà máy đều bị cấm từ ngày 13/4 đến 19/4 (tức 4/3 – 10/3 Âm lịch), do đó doanh nghiệp không bán được hàng và không thu được tiền về, đồng thời phía doanh nghiệp cũng có đề nghị được thanh toán tiền điện vào ngày thứ 2 (22/4/2013) sau khi kết thúc 3 ngày nghỉ (ngày Quốc giỗ và thứ bảy, chủ nhật).
Tuy nhiên, không xem xét đề nghị của doanh nghiệp, ngay sáng 20/4, Điện lực Việt Trì đã cắt điện sản xuất của doanh nghiệp với lý do “chưa thanh toán đầy đủ số tiền còn nợ”. Ngay lập tức, phía doanh nghiệp đã có công văn số 11/CV-CTHN gửi Công ty Điện lực Phú Thọ và Điện lực Việt Trì cam kết sẽ chuyển tiền thanh toán vào thứ 2 (22/4) vì lý do trong 3 ngày nghỉ, Ngân hàng không làm việc.
Đồng thời, đại diện doanh nghiệp cũng đã xin phép Giám đốc Công ty Điện lực Phú Thọ là ông Lê Khắc Thực và đã được ông Thực đồng ý để doanh nghiệp chuyển khoản vào sáng thứ 2 đầu tuần. Nhưng cấp dưới là ông Phùng Văn Lợi – Giám đốc Điện lực Việt Trì và ông Hoàng Cẩm Sơn – Trưởng phòng Kinh doanh của Điện lực Việt Trì đã kiên quyết không nghe, bắt doanh nghiệp phải mang tiền mặt để thanh toán ngay số tiền 395.670.668đ trước 15h ngày thứ 7, 20/4.
Đặc biệt, trong 3 ngày nghỉ (từ 19/4 – 21/4), ông Hoàng Cẩm Sơn còn liên tục lên doanh nghiệp “quấy rầy”, yêu cầu đại diện của doanh nghiệp phải đến gặp riêng Giám đốc Công ty Điện lực Phú Thọ vào ngày nghỉ, với lý do “Kế hoạch đã được sắp sẵn” và “Chỉ có Giám đốc Công ty Điện lực mới có quyền giải quyết”.
Khi lên văn phòng Công ty không có người làm việc, ông Sơn lại yêu cầu doanh nghiệp phải đến nhà riêng Giám đốc. Đại diện doanh nghiệp đã điện thoại trực tiếp với ông Lê Khắc Thực – Giám đốc Công ty Điện lực Phú Thọ và ông Thực đã thỏa thuận như đã nói ở trên.
Phiếu thu tiền của điện lực Việt Trì vào ngày 21/4 (ngày chủ nhật). |
Mặc dù rất bức xúc trước thái độ làm việc cửa quyền, hách dịch của Điện lực Việt Trì, song để đảm bảo điện sản xuất, đại diện doanh nghiệp đã mang đầy đủ số tiền hơn 395 triệu lên nộp tại Văn phòng Điện lực Việt Trì trước 15h thứ 7, ngày 20/4.
Thu tiền của doanh nghiệp mà không chuyển khoản qua ngân hàng.
Không chỉ dừng lại ở đó, một lần nữa, Điện lực Việt Trì lại “ép” doanh nghiệp đến cùng. Ngay sau khi phía doanh nghiệp có cam kết sẽ thanh toán hơn 395 triệu đồng vào trước 15h ngày 20/4 thì đến trưa ngày 20/4, doanh nghiệp lại nhận được Thông báo từ phía Điện lực Việt Trì yêu cầu phải thanh toán tiếp số tiền 287.580.370đ (tiền điện kỳ I tháng 4) vào trước lúc hết giờ làm việc ngày 21/4 (xin lưu ý ngày 21/4 là ngày chủ nhật), nếu không sẽ cắt điện bắt đầu từ 7h30 ngày 22/4.
Như vậy chỉ trong hai ngày nghỉ thứ bảy và chủ nhật, doanh nghiệp đã phải “xoay sở” gần 700 triệu đồng để thanh toán bằng tiền mặt theo “lệnh cưỡng bức” của Điện lực Việt Trì. Đây là việc làm trái pháp luật, bởi theo quy định của Nhà nước thì toàn bộ hóa đơn giá trị gia tăng có trị giá từ 20 triệu đồng trở lên đều phải thanh toán bằng chuyển khoản.
Luật là vậy, nhưng không hiểu sao lãnh đạo Điện lực Việt Trì vẫn yêu cầu doanh nghiệp mang tiền mặt đến văn phòng thanh toán, đặc biệt là việc thanh toán phải bắt buộc thực hiện trong 3 ngày nghỉ? Trước thái độ cửa quyền của Điện lực Việt Trì, đại diện doanh nghiệp đã phải ôm gần 700 triệu đồng tiền mặt đến Văn phòng Điện lực Việt Trì thanh toán.
Dư luận đang đặt câu hỏi “Liệu lãnh đạo Điện lực Việt Trì có hiểu biết pháp luật kinh doanh hay không”? Nếu họ là người hiểu biết pháp luật thì điều gì nằm sau việc “cưỡng bức” này.
Theo chúng tôi được biết, đây không phải là lần đầu tiên doanh nghiệp này bị Điện lực Việt Trì “hành”. Doanh nghiệp đã nhiều lần khiếu nại và làm báo cáo lên các cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ, tuy nhiên bất chấp tất cả, Điện lực Việt Trì vẫn tiếp tục “giở võ độc quyền” gây phiền hà không ít cho họ.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc những “miếng võ độc quyền” của Điện lực Việt Trì trong những số tiếp theo.
Nhóm phóng viên điều tra