Tất nhiên, với những người nhiều lần tới sân đầu này như chúng tôi thì điều ấy chẳng có đủ sức gây ra sự ngạc nhiên nữa. Có chăng, sự ngạc nhiên ở đây là sau bao năm lui tới, “nhà vệ sinh” vẫn là thứ xa xỉ trong sân bóng này.
Chúng tôi cũng định “nhịn” không lôi cái chuyện “mất vệ sinh” ra để thông tin cho đến khi những hình ảnh “chướng tai gai mắt” xuất hiện ở sân Ninh Bình trở nên bức bối quá!
Cuối tuần rồi V.Ninh Bình tiếp B.Bình Dương trên sân nhà, cũng vì thiếu “nhà vệ sinh” nên các nhân viên y tế tranh thủ giờ nghỉ giải lao giữa trận, đã chọn góc nối khán đài C và A của sân… để “đi giải”.
Đó là hình ảnh rất phản cảm, bất chấp hai bên khán đài có hàng ngàn người đang có mặt để theo dõi trận đấu.
Nếu quy kết riêng cho hai nhân viên y tế trong bức hình kể trên, rằng ý thức quá kém thì chưa đủ. Bởi họ chỉ là hai trong số rất nhiều người đã tìm tới “nhà vệ sinh lộ thiên” này. Trước đó không biết bao nhiêu lần, chúng tôi đã chứng kiến cảnh cầu thủ chủ nhà, thậm chí cầu thủ của các đội đến sân Ninh Bình thi đấu gặp “cơn” mà không tìm được nhà vệ sinh, chỉ còn nước tức tốc lao về cuối sân, úp mặt vào tường.
Sân vận động Ninh Bình (còn được gọi là sân vận động Tràng An) nằm trên địa bàn phường Tân Thành của thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
Toàn bộ sân có trên 22.000 chỗ ngồi, khán đài A của sân có 2 tầng với kết cấu mái che bằng thép nhìn rất thoáng và hiện đại. Nói chung là một sân đấu đã được đầu từ hàng chục tỷ để nâng cấp thành một sân dự bị cho SEA Games 22 (năm 2003).
Có lẽ vì chỉ là dự bị và sau đó không phải tổ chức một trận đấu nào trong hệ thống thi đấu của SEA Games 22 nên đơn vị chủ quản đã quên hoặc bỏ qua luôn chuyện xây nhà vệ sinh.
Kỳ dị thay, từ đó đến nay, đặc biệt là sau khi V.Ninh Bình góp mặt ở hai giải đấu lớn nhất làng bóng đá quốc nội (Hạng Nhất và V-League), năm nào Ban tổ chức các giải đấu cũng tiến hành kiểm tra công tác sân bãi trước mỗi mùa giải, thế mà chuyện sân Ninh Bình thiếu nhà vệ sinh vẫn qua mặt được.
Đến đây lại hỏi các nhà tổ chức rằng, thiếu hệ thống chiếu sáng thì mù mờ khó đá, mặt sân xấu thì bóng lăn không chuẩn, cầu thủ dễ chấn thương… còn thiếu nhà vệ sinh thì chẳng ảnh hưởng gì tới chuyên môn trận đấu chăng?
Nếu luận cùn như thế cũng xong! Bóng đá đẹp, chuyên nghiệp thể hiện trên mặt sân, quan trọng gì mấy anh tè bậy ở góc sân? Bóng đá đẹp là không bốc mùi trên mặt cỏ chứ quan trọng gì mấy cái mùi khai khốc ở cuối sân?
Cứ luận thế đi, chuyện đã bao năm!
Chút quên, còn một tí tò mò. Không hiểu mỗi lần sân Ninh Bình có trận, hết ông bầu, quan chức VFF, khách khứa… tới dự khán, thậm chí có ông sang tới mức cưỡi cả Rolls-Royce Phantom Rồng đến sân, gặp lúc “khó nói” thì làm thế nào nhỉ?
Nếu là tôi, chắc tôi “điên” lắm, tôi mắng luôn nhà sản xuất ra Rolls-Royce Phantom Rồng: Mày sang thế mà không lắp nhà vệ sinh!
Chúng tôi cũng định “nhịn” không lôi cái chuyện “mất vệ sinh” ra để thông tin cho đến khi những hình ảnh “chướng tai gai mắt” xuất hiện ở sân Ninh Bình trở nên bức bối quá!
Cuối tuần rồi V.Ninh Bình tiếp B.Bình Dương trên sân nhà, cũng vì thiếu “nhà vệ sinh” nên các nhân viên y tế tranh thủ giờ nghỉ giải lao giữa trận, đã chọn góc nối khán đài C và A của sân… để “đi giải”.
Đó là hình ảnh rất phản cảm, bất chấp hai bên khán đài có hàng ngàn người đang có mặt để theo dõi trận đấu.
Bức ảnh chụp giữa trận đấu V.Ninh Bình gặp B.Bình Dương vòng 6 V-League 2013 trên sân Ninh Bình. Nếu đặt tên cho bức ảnh thì tôi gọi nó là "Cấp cứu" (Ảnh: Quang Minh) |
Nếu quy kết riêng cho hai nhân viên y tế trong bức hình kể trên, rằng ý thức quá kém thì chưa đủ. Bởi họ chỉ là hai trong số rất nhiều người đã tìm tới “nhà vệ sinh lộ thiên” này. Trước đó không biết bao nhiêu lần, chúng tôi đã chứng kiến cảnh cầu thủ chủ nhà, thậm chí cầu thủ của các đội đến sân Ninh Bình thi đấu gặp “cơn” mà không tìm được nhà vệ sinh, chỉ còn nước tức tốc lao về cuối sân, úp mặt vào tường.
Sân vận động Ninh Bình (còn được gọi là sân vận động Tràng An) nằm trên địa bàn phường Tân Thành của thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
Toàn bộ sân có trên 22.000 chỗ ngồi, khán đài A của sân có 2 tầng với kết cấu mái che bằng thép nhìn rất thoáng và hiện đại. Nói chung là một sân đấu đã được đầu từ hàng chục tỷ để nâng cấp thành một sân dự bị cho SEA Games 22 (năm 2003).
Thật khó tin, một sân đấu như thế này lại thiếu nhà vệ sinh |
Có lẽ vì chỉ là dự bị và sau đó không phải tổ chức một trận đấu nào trong hệ thống thi đấu của SEA Games 22 nên đơn vị chủ quản đã quên hoặc bỏ qua luôn chuyện xây nhà vệ sinh.
Kỳ dị thay, từ đó đến nay, đặc biệt là sau khi V.Ninh Bình góp mặt ở hai giải đấu lớn nhất làng bóng đá quốc nội (Hạng Nhất và V-League), năm nào Ban tổ chức các giải đấu cũng tiến hành kiểm tra công tác sân bãi trước mỗi mùa giải, thế mà chuyện sân Ninh Bình thiếu nhà vệ sinh vẫn qua mặt được.
Đến đây lại hỏi các nhà tổ chức rằng, thiếu hệ thống chiếu sáng thì mù mờ khó đá, mặt sân xấu thì bóng lăn không chuẩn, cầu thủ dễ chấn thương… còn thiếu nhà vệ sinh thì chẳng ảnh hưởng gì tới chuyên môn trận đấu chăng?
Nếu luận cùn như thế cũng xong! Bóng đá đẹp, chuyên nghiệp thể hiện trên mặt sân, quan trọng gì mấy anh tè bậy ở góc sân? Bóng đá đẹp là không bốc mùi trên mặt cỏ chứ quan trọng gì mấy cái mùi khai khốc ở cuối sân?
Cứ luận thế đi, chuyện đã bao năm!
Chút quên, còn một tí tò mò. Không hiểu mỗi lần sân Ninh Bình có trận, hết ông bầu, quan chức VFF, khách khứa… tới dự khán, thậm chí có ông sang tới mức cưỡi cả Rolls-Royce Phantom Rồng đến sân, gặp lúc “khó nói” thì làm thế nào nhỉ?
Nếu là tôi, chắc tôi “điên” lắm, tôi mắng luôn nhà sản xuất ra Rolls-Royce Phantom Rồng: Mày sang thế mà không lắp nhà vệ sinh!
Theo Hà Thành (VTCNews)