CNA: Tập Cận Bình tham vọng trên biển và bá chủ Đông Á

24/04/2013 13:00
Hồng Thủy (Nguồn: CNA)
(GDVN) - Từ khi ông Bình lên nắm quyền, Trung Quốc xua tàu Hải giám ra Biển Đông, Hoa Đông ngày càng nhiều, nhấn mạnh cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc ở các vùng biển này, đồng thời vẫn rào trước, "Bắc Kinh sẽ không nổ phát súng đầu tiên".
Tân Chủ tịch nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình
Tân Chủ tịch nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình
Thông tấn xã Đài Loan CNA ngày 24/4 dẫn phân tích của Lâm Trung Bân, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan cho rằng những hoạt động củng cố quyền lực trong quân đội Trung Quốc gần đây của Tập Cận Bình cũng như tham vọng của ông ta trên các vùng biển tranh chấp cho thấy Tập Cận Bình nuôi mộng "không cần đánh cũng làm chủ được Đông Á".

 Học giả TQ: Tập Cận Bình dọa dẫm các nước tranh chấp ở Biển Đông

Học giả TQ: Tập Cận Bình dọa dẫm các nước tranh chấp ở Biển Đông

Liên Hợp: Tập Cận Bình muốn Trung Quốc làm đại ca khu vực

Liên Hợp: Tập Cận Bình muốn Trung Quốc làm "đại ca" khu vực

Tập Cận Bình: Không cho phép bất kỳ ai làm loạn châu Á

Tập Cận Bình: Không cho phép bất kỳ ai "làm loạn châu Á"

Trận động đất vừa qua tại Tứ Xuyên sau khi xảy ra chỉ 18 phút, quân đội Trung Quốc đã điều động các lực lượng và thành lập bộ chỉ huy cứu hộ cứu nạn tại quân khu tỉnh Tứ Xuyên, đến 9 giờ tối 20/4, Trung Quốc đã điều động 13 ngàn quân tham gia cứu hộ động đất. Ông Bân cho rằng động thái này là sự củng cố quyền lực trong quân đội của Tập Cận Bình. Ngoài ra, những hoạt động leo thang, gây căng thẳng của Trung Quốc ngoài Biển Hoa Đông, Biển Đông cũng như biên giới Ấn - Trung và thái độ ngày càng thách thức của Bắc Kinh đều được cho là "ý chí chủ quan" của Tập Cận Bình cũng như vai trò của ông Bình với quân đội nước này. Lâm Trung Bân cho rằng, so với thời Hồ Cẩm Đào lúc vừa nhậm chức, Tập Cận Bình tỏ ra nhanh hơn nhiều trong việc kiểm soát quân đội, thậm chí khả năng nắm quân đội của ông Bình còn nhanh và mạnh hơn cả thời Giang Trạch Dân khi mới tiếp quản ghế Tổng bí thư, Chủ tịch nước. Khác với 2 người tiền nhiệm, ngay từ những năm 1980 Tập Cận Bình đã làm thư ký cho Cảnh Tiêu - Chủ nhiệm Văn phòng Quân ủy trung ương và trực tiếp xử lý các sự vụ quân sự. Mặt khác, cha ông Bình, Tập Trọng Huân là một trong 8 khai quốc công thần có quyền lực và quan hệ rộng với giới quân sự trong khi chính Tập Cận Bình cũng có nhiều bạn thân từ nhỏ nay đeo lon Thượng tướng trong quân đội. Những tham vọng của Tập Cận Bình trên các vùng biển đảo tranh chấp đang thể hiện ngày càng rõ. Từ khi ông Bình lên nắm quyền, Trung Quốc xua tàu Hải giám ra Biển Đông, Hoa Đông chấp ngày càng nhiều, nhấn mạnh cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc ở các vùng biển này, đồng thời vẫn rào trước, "Bắc Kinh sẽ không nổ phát súng đầu tiên". Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan cho rằng mục đích chiến lược và cũng là tham vọng thực sự của Tập Cận Bình là "không cần đánh mà vẫn làm chủ được Đông Á" chứ chưa phải là "bá chủ toàn cầu". Tuy nhiên theo Lâm Trung Bân, để thực hiện tham vọng đó quân sự không phải là chủ lực, mà là phối hợp. Thủ đoạn của Tập Cận Bình, theo ông Bân là lúc rắn lúc mềm một cách linh hoạt.

Hồng Thủy (Nguồn: CNA)