Mới bắt đầu đợt nắng vài ngày, thế nhưng xóm trọ của Mạnh (Xóm Cầu, thôn Văn Trì, xã Minh Khai, Từ Liêm) đã ngán ngẩm lắm với cảnh chờ đợi nước. Với 12 phòng trọ khép kín, chủ yếu là sinh viên ĐH Công Nghiệp thuê trọ, xóm trọ của Mạnh khá yên tĩnh và trông cũng khang trang.
Tuy nhiên, một tuần trở lại đây, tình trạng mất nước kéo dài khiến cậu bức xức: “ Mùa hè dùng nước cho sinh hoạt tất nhiên sẽ nhiều hơn, mất nước là chuyện rất bình thường nhưng điều làm mình thấy khó chịu là bà chủ viện cớ nắng nóng dùng tốn nước hơn các mùa khác nên đòi thu tăng tiền nước.
Trước là 80.000đ/người/tháng (vì là nước sạch), bây giờ lên 100.000đ/người. Mình có ý kiến thì bà sẵng giọng – Nếu cháu không ở được thì có thể chuyển. Mình cũng tức lắm nhưng giờ nghĩ chuyển phòng cũng ngại, trọ ở đây đi học gần, tiền điện với tiền nhà cũng ổn định. Chuyển rồi biết đâu “tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa” nên đành ngậm đắng.
Tuy nhiên, một tuần trở lại đây, tình trạng mất nước kéo dài khiến cậu bức xức: “ Mùa hè dùng nước cho sinh hoạt tất nhiên sẽ nhiều hơn, mất nước là chuyện rất bình thường nhưng điều làm mình thấy khó chịu là bà chủ viện cớ nắng nóng dùng tốn nước hơn các mùa khác nên đòi thu tăng tiền nước.
Trước là 80.000đ/người/tháng (vì là nước sạch), bây giờ lên 100.000đ/người. Mình có ý kiến thì bà sẵng giọng – Nếu cháu không ở được thì có thể chuyển. Mình cũng tức lắm nhưng giờ nghĩ chuyển phòng cũng ngại, trọ ở đây đi học gần, tiền điện với tiền nhà cũng ổn định. Chuyển rồi biết đâu “tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa” nên đành ngậm đắng.
Khu nước dùng chung của cả xóm trọ |
Cũng không khá khẩm hơn xóm trọ của Mạnh, Quyên - sinh viên trường ĐH Kinh tế Kĩ thuật Công nghiệp Hà Nội, trọ ở ngõ 255, đường Lĩnh Nam than thở: “ Mình trọ ở đây cũng được 2 năm rồi. Mùa hè năm trước mới đến ở, chị chủ thu 20.000đ/khối, đến hè năm nay thì chị ấy thông báo từ tháng sau nước lên 30.000đ/khối.
Mà ở đây vẫn dùng nước giếng khoan, lại hay mất nước. Nhiều hôm đi học về mệt, muốn tắm rửa mà không có giọt nước nào. Đành rằng do mình không chủ động tích nước nhưng ngày thì mất suốt, đến nửa đêm mới có thì làm sao xoay xở được.” Quyên cũng cho biết thêm, không chỉ tiền nước tăng, mà điện cũng tăng từ 4.500đ/số lên 5.000đ/số. “Ở trọ nên đành chấp nhận vậy thôi”.
Phòng trọ khép kín mất nước còn đỡ chứ dãy trọ tập thể thì mùa nóng nước mất thường xuyên không phải chuyện hiếm. Tiền phòng trọ có thể rẻ hơn nhưng tiền nước thì chỗ nào cũng có một mức giá. Mà theo đó, chủ nhà trọ có thể điều chỉnh tăng thêm bao nhiêu là dựa vào cái lí của họ.
Dãy trọ của Oanh (một ngõ trên đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài) là dãy nhà cấp 4, cả dãy có 6 phòng chung 1 khu vệ sinh. Với 1 bể chứa khoảng 2 khối nước, cứ 2 hôm ông chủ trọ mới lại máy 1 lần. Oanh kể : “Có khi ông ấy cố tình vờ như quên rồi không bơm nước, mọi người lại phải lên tận nhà bảo. Đã thế ông ấy còn kêu dùng nước tốn. Mới tháng vừa rồi ông ấy tăng thêm 10.000đ/người/tháng( từ 70.000đ lên 80.000đ).”
Mọi sinh hoạt của sinh viên đều được hạn chế khi giá nước tăng cao |
Trong cái khó đành phải ló ra cái khôn. Để có nước dùng mà không sợ phải trông ngóng nước hàng ngày, Mạnh đã chọn giải pháp mua một thùng chứa nước. Mặc dù cách này chỉ tạm thời nhưng theo bạn thì “được ngày nào hay ngày ấy”. Còn Oanh và cô em gái cùng phòng thì quyết định là tháng sau sẽ chuyển xuống Cổ Nhuế, tuy đi học xa một chút nhưng ở đó điện nước cũng hợp lí và theo như những người đang ở trọ thì chủ trọ là người dễ gần và khá thân thiện.
Phí điện, nước, phòng trọ và những phí sinh hoạt khác để đảm bảo cho cuộc sống luôn là vấn đề không dể thở đối với sinh viên trọ học xa nhà. Và để thích ứng với những chiêu trò của chủ nhà trọ, sinh viên chắc chắn phải đối mặt với không ít những khốn khổ.
Trần Mai