Cuốn sách do Tổ chức Động vật Châu Á hợp tác với Trung ương Hội Đông y Việt Nam biên soạn, là một minh chứng y học khẳng định các phương thuốc và thảo dược tự nhiên hoàn toàn có khả năng chữa bệnh hiệu quả, thay thế được các tác dụng của mật gấu trong y học cổ truyền, đồng thời không tàn ác với động vật.
Việt Nam là quốc gia có nguồn dược liệu rất phong phú, trong đó 32 cây thuốc có thể thay thế mật gấu, vị thuốc chủ yếu dùng chữa bệnh chấn thương ngoài da mà ít dùng để uống. Phần lớn các loại thảo dược này đều sẵn có trên khắp mọi miền đất nước và dễ kiếm tìm như cây đại, ngải cứu, nghệ đen, tam thất…
Tại buổi ra mắt cuốn sách, Tổ chức Động vật châu Á công bố kết quả khảo sát việc sử dụng mật gấu trong y học cổ truyền tại 9 tỉnh, thành phố ở Việt Nam.
Khảo sát với sự tham gia của 1.149 bác sĩ đông y cho thấy có 60% trong số đó không sử dụng mật gấu trong các bài thuốc y học cổ truyền, 17% từng sử dụng mật gấu và 23% bác sĩ đông y không cung cấp câu trả lời. Kết quả khảo sát chỉ ra, các bác sĩ ở tỉnh, thành có nhiều trang trại nuôi gấu có xu hướng sử dụng mật gấu nhiều hơn.
Hiện nay, các bác sỹ ở Việt Nam cho rằng dùng mật gấu có thể dẫn đến chứng bất lực ở nam giới, bởi mật gấu không có khả năng tăng cường sinh dục như một số loại thuốc. Về cơ bản, Y học cổ truyền chỉ sử dụng mật gấu để chữa bệnh chấn thương ngoài da, ít dùng để uống.
Để góp phần thực thi Công ước CITES - công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy cấp mà Việt Nam đã cam kết thực hiện, Trung ương Hội Đông y Việt Nam phối hợp với Tổ chức Động vật Châu Á biên soạn, phát hành cuốn tài liệu trên nhằm góp phần bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt là loài gấu thuộc nhóm động vật hoang dã quý hiếm, cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại.
Việt Nam là quốc gia có nguồn dược liệu rất phong phú, trong đó 32 cây thuốc có thể thay thế mật gấu, vị thuốc chủ yếu dùng chữa bệnh chấn thương ngoài da mà ít dùng để uống. Phần lớn các loại thảo dược này đều sẵn có trên khắp mọi miền đất nước và dễ kiếm tìm như cây đại, ngải cứu, nghệ đen, tam thất…
Lễ ra mắt cuốn sách “Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu.” Ảnh: Vietnamplus. |
Tại buổi ra mắt cuốn sách, Tổ chức Động vật châu Á công bố kết quả khảo sát việc sử dụng mật gấu trong y học cổ truyền tại 9 tỉnh, thành phố ở Việt Nam.
Khảo sát với sự tham gia của 1.149 bác sĩ đông y cho thấy có 60% trong số đó không sử dụng mật gấu trong các bài thuốc y học cổ truyền, 17% từng sử dụng mật gấu và 23% bác sĩ đông y không cung cấp câu trả lời. Kết quả khảo sát chỉ ra, các bác sĩ ở tỉnh, thành có nhiều trang trại nuôi gấu có xu hướng sử dụng mật gấu nhiều hơn.
Hiện nay, các bác sỹ ở Việt Nam cho rằng dùng mật gấu có thể dẫn đến chứng bất lực ở nam giới, bởi mật gấu không có khả năng tăng cường sinh dục như một số loại thuốc. Về cơ bản, Y học cổ truyền chỉ sử dụng mật gấu để chữa bệnh chấn thương ngoài da, ít dùng để uống.
Để góp phần thực thi Công ước CITES - công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy cấp mà Việt Nam đã cam kết thực hiện, Trung ương Hội Đông y Việt Nam phối hợp với Tổ chức Động vật Châu Á biên soạn, phát hành cuốn tài liệu trên nhằm góp phần bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt là loài gấu thuộc nhóm động vật hoang dã quý hiếm, cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại.
Theo VnMedia