TQ sẽ ngày càng bị cộng đồng quốc tế cô lập vì tranh đoạt ở Biển Đông

28/04/2013 15:00
Việt Dũng
(GDVN) - Đề xuất "buồn cười" này cho thấy, TQ rất đuối lý trong vấn đề biển Đông, mặc dù vậy họ đã kiên quyết hiện thực hóa "đường lưỡi bò", không còn đường lui.
Tờ “Phượng Hoàng” Hồng Kông ngày 27/4 đăng bài viết nhan đề tuyên truyền kiểu TQ - “Đỗ Bình: Philippines muốn dựa vào trọng tài biển quốc tế bôi nhọ Trung Quốc”.

Theo chuyên gia Đỗ Bình, Philippines đem tranh chấp biển Đông ra Tòa án luật biển quốc tế, để họ làm trọng tài, kết quả thế nào thì phải “mỏi mắt mong chờ”, nhưng hiện nay có thể phân tích vài kết quả khả năng dưới đây.

Thứ nhất, Tòa án luật biển quốc tế có tính thủ tục, tức là có trình tự/thủ tục trước khi thẩm tra xử lý chính thức, tức là tòa án có quyền thẩm tra xử lý vụ án hay không. Vậy kết quả thế nào? Vào khoảng tháng 7, họ sẽ có thể quyết định cần thẩm lý vụ kiện của Philippines hay không.

Như vậy, khả năng thứ hai kế tiếp chính là, nếu họ cho rằng quyết định có quyền thẩm lý vụ án này, thì sẽ có 2 kết quả khả năng tiếp theo, thứ nhất chính là phán quyết có lợi cho Philippines, thứ hai đương nhiên là phán quyết có thể có lợi cho Trung Quốc. Như vậy, khả năng nào thì có lợi cho Trung Quốc?

Thực ra, không có bất cứ lợi ích nào Trung Quốc trong vụ này. Tại sao Philippines làm như vậy? Họ cũng biết kết quả này, tức là Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất cứ kết quả phán quyết nào. Cho nên, tính ràng buộc của nó không phải rất mạnh. Nhưng tại sao phải làm như vậy?

Trước hết chính là một bước đi rất quan trọng của Philippines trong việc tiến hành quốc tế hóa vấn đề biển Đông, tranh chấp biển Đông, một mặt đưa ra Liên hợp quốc, mặt khác đưa ra Tòa án luật biển, sau đó thông qua các nướcASEAN để cùng tiến hành đối thoại với Trung Quốc cũng tốt, hoặc đối đầu với Trung Quốc cũng tốt, dù sao đều sẽ làm cho tranh chấp biển Đông được tiến hành quốc tế hóa nhiều hơn.

Tàu vận tải đổ bộ Type 071 Tỉnh Cương Sơn thả tàu đệm khí trong một cuộc diễn tập đổ bộ đánh chiếm đảo trên biển Đông của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu vận tải đổ bộ Type 071 Tỉnh Cương Sơn thả tàu đệm khí trong một cuộc diễn tập đổ bộ đánh chiếm đảo trên biển Đông của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Đối với vấn đề này, Trung Quốc (một  thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc) đã từ chối tham gia vụ kiện của Philippines thông qua tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh gần đây.

Theo chuyên gia này, nếu kết quả không đạt được gì, Philippines cũng đã đạt mục đích tiến hành quốc tế hóa nhiều hơn. Nhưng, nếu kết quả thực sự không có lợi cho Trung Quốc, Trung Quốc cho dù không chấp nhận, thì đây sẽ là một kết quả rất nghiêm trọng về khía cạnh dư luận và pháp lý ở cấp độ quốc tế; sẽ làm cho Trung Quốc bị “cô lập” rất lớn trong cộng đồng quốc tế.

Như vậy, Trung Quốc sẽ làm gì? Đỗ Bình muốn Trung Quốc đặt ra một “điều kiện tiên quyết”, tức là Philippines và ASEAN muốn Trung Quốc cùng bàn về vấn đề Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), muốn tiến hành đàm phán, thì Philippines phải rút vụ kiện lại, “không rút thì chúng tôi không đàm phán”. “Bởi vì, trước khi đàm phán COC, Philippines đã đưa vụ kiện ra tòa án quốc tế, đã "làm hỏng" bầu không khí đàm phán”. - luận điệu của "chuyên gia" TQ.

Tàu cá QNg 96382 TS của Việt Nam (tàu dân sự) bị tàu chiến Trung Quốc (tàu quân sự) bắn cháy cabin khi đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đây là việc làm vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và gây quan ngại cho toàn bộ khu vực Biển Đông và dư luận quốc tế.
Tàu cá QNg 96382 TS của Việt Nam (tàu dân sự) bị tàu chiến Trung Quốc (tàu quân sự) bắn cháy cabin khi đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đây là việc làm vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và gây quan ngại cho toàn bộ khu vực Biển Đông và dư luận quốc tế.
Việt Dũng