Học giả Bắc Kinh bịa đặt ASEAN "khiêu khích nỗ lực của TQ" ở Biển Đông

28/04/2013 13:00
Hồng Thủy
(GDVN) - Phải chăng vì Brunei không phải là đối tượng mà Bắc Kinh dễ "giật dây" như Campuchia hồi năm ngoái nên cánh học giả và truyền thông Trung Quốc trở nên "bức xúc" buộc phải đơm đặt, chụp mũ cho ASEAN hòng che dấu sự thật với người dân nước này?
Trịnh Hạo vu vạ cho ASEAN trong buổi bình luận thời sự trên đài Phượng Hoàng hôm 26/4
Trịnh Hạo vu vạ cho ASEAN trong buổi bình luận thời sự trên đài Phượng Hoàng hôm 26/4
Trong chương trình bình luận thời sự của đài Phượng Hoàng, Hồng Kông hôm 26/4 vừa qua, Trịnh Hạo, một học giả Trung Quốc đã bịa đặt trắng trợn rằng ASEAN đang "khiêu khích" những cái gọi là "nỗ lực" của Trung Quốc trên Biển Đông, bất chấp thực tế thiện chí của ASEAN cũng như sự lẩn tránh của Bắc Kinh trong việc đàm phán bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC).

Tập Cận Bình hứa rót tiền, Campuchia ủng hộ lợi ích chiến lược TQ

Tập Cận Bình hứa rót tiền, Campuchia ủng hộ "lợi ích chiến lược" TQ

 Học giả TQ: Tập Cận Bình dọa dẫm các nước tranh chấp ở Biển Đông

Học giả TQ: Tập Cận Bình dọa dẫm các nước tranh chấp ở Biển Đông

Tưởng Vĩ Liệt: Tham vọng độc chiếm Biển Đông để phục hưng Trung Hoa

Tưởng Vĩ Liệt: Tham vọng độc chiếm Biển Đông để "phục hưng Trung Hoa"

Tàu chiến TQ kéo ra bãi James, tiếng chuông cảnh tỉnh Malaysia, Brunei

Tàu chiến TQ kéo ra bãi James, tiếng chuông cảnh tỉnh Malaysia, Brunei

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa kết thúc tại Brunei trong đó vấn đề tranh chấp Biển Đông trở thành nội dung trọng điểm và chiếm thời lượng khá lớn của chương trình nghị sự. Các quốc gia thành viên ASEAN cũng tỏ ra lo ngại trước tham vọng độc chiếm Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc với đường lưỡi bò phi lý và phi pháp. ASEAN kêu gọi Trung Quốc sớm ngồi vào bàn đàm phán để ký kết COC nhằm tránh những khả năng xung đột có thể xảy ra trên Biển Đông. Tuy nhiên, để lái dư luận sang hướng khác, Trịnh Hạo và cả giới truyền thông nhà nước Trung Quốc rêu rao rằng hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần này chủ yếu tập trung bàn vấn đề kinh tế và vấn đề Biển Đông "có được nhắc đến, nhưng không phải trọng tâm". Thay vì gạt phắt vấn đề Biển Đông đang trở nên nóng bỏng sau những leo thang của Trung Quốc ra khỏi chương trình nghị sự của ASEAN như Campuchia hồi năm ngoái, năm nay với vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN, Brunei đã làm rất tốt chức năng của mình, đưa Biển Đông vào nội dung nghị sự và nhận được sự tán đồng của các quốc gia thành viên. Phải chăng vì Brunei không phải là đối tượng mà Bắc Kinh dễ "giật dây" như Campuchia hồi năm ngoái nên cánh học giả và truyền thông Trung Quốc trở nên "bức xúc" buộc phải đơm đặt, chụp mũ cho ASEAN hòng che dấu sự thật với người dân nước này? Cái Trịnh Hạo gọi là "nỗ lực của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông" phải chăng là hàng loạt hoạt động leo thang gây căng thẳng trong vùng biển này khiến các nước trong vùng lo ngại, điển hình là việc hạm đội Nam Hải kéo tàu chiến ra tập trận trái phép ở Biển Đông, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), thậm chí kéo tận xuống bãi James chỉ cách bờ biển Malaysia có 80 km? Nghiêm trọng hơn, Bắc Kinh còn liều lĩnh phái tàu hải quân bắn cháy cabin tàu cá Việt Nam đang đánh bắt trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, một thực tế không thể chối cãi mà cánh học giả, truyền thông Trung Quốc vẫn có thể gọi đó là "thiện chí, nỗ lực"? Viên học giả này cũng phải thừa nhận một thực tế là việc cả khối ASEAN kêu gọi Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán COC cũng như việc tranh chấp Biển Đông đang tạo thành áp lực đối với Bắc Kinh. Cuối cùng thì cái Trịnh Hạo chụp mũ cho ASEAN là "khiêu khích nỗ lực của Trung Quốc" trong vấn đề Biển Đông chính là lo ngại sự đoàn kết, thống nhất nội khối ASEAN về quan điểm giải quyết tranh chấp Biển Đông giữa khối với Trung Quốc có nguy cơ đe dọa đến cái gọi là "nguyên tắc" đàm phán tay đôi của Bắc Kinh, Trung Quốc đang thực sự lo ngại không thể "bẻ từng chiếc đũa" như tham vọng của Trung Nam Hải.

Hồng Thủy