"Xe tăng bay" T-90S do Nga chế tạo |
Trang mạng “Kính tiềm vọng 2” Nga ngày 24/4 cho biết, tại Triển lãm công nghệ quốc phòng quốc tế Peru SITDEF tổ chức vào các ngày 15-19/5/2013, xe tăng chiến đấu T-90S Nga và xe tăng chiến đấu Leopard-2A6 Hà Lan sẽ triển khai cạnh tranh gay gắt, nhằm giành được đơn đặt hàng của Quân đội Peru.
Hiện nay, Công ty xuất khẩu hàng hóa quốc phòng Nga (Rosoboronexport) đã xin phép phía Peru, hy vọng T-90S tiến hành tham gia triển lãm trưng bày; còn phía Hàn Lan cũng có ý định tương tự.
Được biết, Hà Lan hiện có kế hoạch chào bán 54 xe tăng Leopard-2A6 cũ cho Peru, đơn giá khoảng 2,5-2,9 triệu USD (do khác nhau về dịch vụ có liên quan, giá cả sẽ có sự khác biệt).
Ukraine, nước cũng muốn tiến quân vào thị trường Mỹ Latinh, lần này hoàn toàn không dự định đưa xe tăng T-84 Oplot đến tham gia triển lãm.
Những năm gần đây, Peru luôn tìm cách tiến hành nâng cấp hiện đại hóa lực lượng thiết giáp/bọc thép. 249 xe tăng chiến đấu T-55 hiện có của Quân đội Peru đều mua từ Liên Xô vào thập niên 1970, hiện đã lạc hậu toàn bộ, trong đó chỉ có 28% xe tăng có khả năng tác chiến.
Quân đội Peru từng đề nghị chính phủ mua một một lô xe tăng mới có tính năng vượt xe tăng Leopard-2A4 của Chile.
Trước đây, Chính phủ Peru từng quyết định mua xe tăng MBT-2000 do Trung Quốc chế tạo, nhưng do Ukraine cấm Trung Quốc lắp động cơ (do nhà máy chế tạo động cơ Malyshev ở Kharkov chế tạo) vào xe tăng xuất khẩu của Trung Quốc (MBT-2000), khiến cho giao dịch Peru-Trung Quốc cuối cùng bị “đẻ non”.
Trung Quốc "bó tay" trong việc xuất khẩu xe tăng MBT-2000 cho Peru |
Xe tăng MBT-2000 mà Trung Quốc muốn bán cho Peru đã lắp động cơ 6TD2 của Ukraine; do Ukraine phản đối, Chính phủ Peru cuối cùng hủy bỏ giao dịch này với Trung Quốc.
Công ty xuất khẩu đặc chủng Ukraine, Bộ Quốc phòng Ukraine từng gửi công hàm đến Bộ Quốc phòng Peru cho biết, hành động bán xe tăng MBT-2000 của Trung Quốc đã vi phạm thỏa thuận trước đây giữa hai nước Ukraine-Trung Quốc, vì vậy phía Ukraine sẽ không cung cấp động cơ cho xe tăng mà Trung Quốc xuất khẩu cho Peru.
Sau khi nhận được lời cảnh báo của Ukraine, Ủy ban Quốc phòng Peru cuối cùng quyết định từ bỏ kế hoạch mua xe tăng MBT-2000.
Do không thể có được sự cam kết của phía Trung Quốc về việc có thể bảo đảm cung cấp động cơ, Peru cuối cùng trả lại 5 chiếc xe tăng MBT-2000 đã dùng thử trước đó. Phía Trung Quốc từng cho rằng, Nga đã đóng vai trò “không vinh dự” trong quá trình này: Nga từng hứa hẹn chia sẻ thị phần vũ khí khu vực Mỹ Latinh với Ukraine, đồng thời yêu cầu Ukraine sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để ngăn chặn Peru mua MBT-2000.
Có chuyên gia cho rằng, Nga hiện đang sử dụng tối đa vai trò ảnh hưởng đối với Ukraine để Ukraine ra mặt ngăn chặn Trung Quốc tiến vào một thị trường vũ khí rất tiềm năng - Nam Mỹ. Chuyên gia quân sự Nga Vladimir Yevseyev cho rằng, Trung Quốc mất đi hợp đồng xe tăng với Peru phần nào do ảnh hưởng bởi quan hệ Nga-Ukraine ấm lại.
Ông chỉ ra, có thể là do Nga lo ngại Trung Quốc chiếm đoạt thị phần vũ khí Nam Mỹ, đồng thời cũng là để khôi phục hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Ukraine.
Xe tăng chiến đấu Leopard-2A6 do Đức chế tạo |
Do vấn đề liên quan đến động cơ của Ukraine, Lục quân Peru – vốn phản đối mua xe tăng Trung Quốc – cuối cùng nhận định, xe tăng mới mà Peru mua cần lựa chọn trong các loại xe tăng như T-90S, T-84 hoặc Leopard-2A6.
Báo chí địa phương từng dẫn lời nguồn tin quân sự cho biết, hiện nay xe tăng được coi trọng nhất là T-90S của Nga, bởi vì nó không những có công nghệ tiên tiến, mà giá cả cũng thấp hơn đối thủ cạnh tranh.
Tuy hiện vẫn chưa rõ Chính phủ Peru dự định cấp bao nhiêu tiền để mua xe tăng mới cho quân đội, nhưng mong muốn quyết định mua xe tăng mới thay thế cho xe tăng T-55 cũ cho thấy, Chính phủ Peru đã ý thức được ưu thế của xe tăng Leopard-2A4 của Lục quân Chile.
Có lẽ, cùng với việc người Chile mua 100 xe tăng Leopard-2A5 và linh kiện sử dụng cho nâng cấp 200 chiếc Leopard-2A4 hiện có từ Đức, mong muốn mua xe tăng mới của Chính phủ Peru sẽ tiếp tục được tăng cường.
Trên thực tế, điều kiện đưa ra lần này của Nga ưu đãi hơn so với năm 2009: Báo giá của Nga không những rẻ hơn, mà còn sẽ đồng ý chuyển nhượng một loạt công nghệ nhằm giảm chi phí bảo dưỡng xe tăng T-90S cho phía Peru.
Được biết, Peru cuối cùng sẽ mua 80-140 xe tăng chiến đấu kiểu mới.
Xe tăng T-90S của Lục quân Ấn Độ, mua của Nga |