Tướng Mỹ: Tàu sân bay là nguồn sức mạnh cốt lõi của Quân đội Mỹ

01/05/2013 08:00
Đông Bình
(GDVN) - Dựa vào hành trình, tốc độ, khả năng chạy liên tục và tính linh hoạt của tàu sân bay, Hải quân Mỹ có thể hoạt động tự do trên phạm vi toàn cầu.
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln CVN-72 của Hạm đội 7 Mỹ trên biển Đông
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln CVN-72 của Hạm đội 7 Mỹ trên biển Đông

Ngày 26/4, tờ “Chính sách Ngoại giao” Mỹ đăng bài viết nhan đề “Tại sao Mỹ vẫn cần tàu sân bay” của các tác giả: Trung tướng David Bath, Thiếu tướng William Moran, Thiếu tướng Thomas Moore – đều thuộc Hải quân Mỹ.

Theo bài viết, tháng 9/2011, sau khi nhậm chức Bộ trưởng tác chiến Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert đã công bố “Hướng dẫn hàng hải”, trong đó có 3 nguyên tắc chỉ đạo Hải quân Mỹ trong tổ chức, huấn luyện và trang bị cho lực lượng tương lai như thế nào:

“Tác chiến đứng đầu”, “hành động đi trước” và “làm tốt công tác chuẩn bị”. Từ 3 nguyên tắc này, có thể nhìn thấy những hành động quan trọng cần thực hiện và những quyết định ngân sách cần đưa ra trong ngắn hạn và dài hạn của Hải quân Mỹ.

Khi còn tại chức, Greenert phải đối mặt với khả năng ngân sách quốc phòng liên tục bị cắt giảm. Bắt đầu từ ngày đầu tiên khi ông nhậm chức, Hải quân Mỹ luôn tìm cách ứng phó với một khác thức: làm thế nào để duy trì khả năng tác chiến cốt lõi đầy đủ.

Chỉ có như vậy, Hải quân Mỹ mới có thể “hành động đi trước”, có thể phát huy vai trò ảnh hưởng chiến lược trên toàn cầu, đồng thời duy trì trạng thái ứng chiến bất cứ lúc nào.

Bài viết cho rằng, muốn duy trì vị thế lãnh đạo trên toàn cầu, Mỹ cần phải có đầy đủ tàu chiến, từ đó duy trì lâu dài lực lượng hải quân mạnh ở những khu vực mà Mỹ có lợi ích quan trọng. Khả năng tác chiến của Mỹ nhất định phải tin cậy – đủ để làm cho bất cứ đối thủ tiềm tàng nào cũng phải kiêng nể.

Cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ trong cuộc diễn tập quân sự Vành đai Thái Bình Dương năm 2008
Cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ trong cuộc diễn tập quân sự Vành đai Thái Bình Dương năm 2008

Do ngân sách của Mỹ không ngừng giảm xuống, một số nhà phân tích đề nghị đào thảo tàu sân bay động cơ hạt nhân cỡ lớn, dùng “tiền tiết kiệm” để chế tạo tàu chiến đấu mặt nước cỡ nhỏ và tàu đổ bộ với số lượng nhất định.

Về lý thuyết, chiến lược này sẽ cải thiện mật độ điều động lực lượng của Hải quân Mỹ, từ đó đáp ứng yêu cầu khả năng theo phương châm chỉ đạo chiến lược quốc phòng hiện hành. Nhưng, cần phải tiếp tục xem xét một chiến lược sau đây.

Chỉ dựa vào số lượng hoàn toàn không thể bảo đảm cho Hải quân Mỹ thực hiện được mục tiêu điều động lực lượng quân sự. Mục tiêu này bao gồm hỗ trợ, hợp tác, bảo đảm, ảnh hưởng, khuyên ngăn, răn đe, cưỡng chế và uy hiếp mạnh mẽ.

Chính như Greenert đã trình bày trong “Hướng dẫn hàng hải”, trong thời kỳ đầy tính không xác định, Hải quân Mỹ cần phải tạo được sự răn đe đầy đủ, gây ảnh hưởng và giành thắng lợi trên biển.

Nếu triển khai nhiều hạm đội cỡ nhỏ trên toàn cầu, thì mục tiêu có thể thực hiện tương đối có hạn, bất kể là ở trên biển hay trên bờ. Các cuộc tấn công đối với khu vực bờ biển của hỏa lực tàu chiến Hải quân luôn có hiệu quả cao, đồng thời, việc đổi mới vũ khí tấn công chính xác – chẳng hạn tên lửa hành trình Tomahawk – đã tăng cường tầm phóng, độ chính xác và khẳ năng sát thương cho Hải quân. Máy bay chiến đấu cất cánh từ tàu sân bay đã vượt qua giới hạn về mặt không gian, có thể đóng vai trò chiến lược quan trọng.

Cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ ở khu vực vùng Vịnh
Cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ ở khu vực vùng Vịnh

Một số nhà phân tích nghi ngờ, khi đối mặt với các mối đe dọa trong tương lai, tàu sân bay phải chăng còn có thể phát huy được vai trò. Câu trả lời cho vấn đề này hoàn toàn không chỉ tùy thuộc vào bản thân tàu sân bay, mà còn tùy thuộc vào máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay.

Khi tàu sân bay USS Midway CV-41 Mỹ bắt đầu đi vào hoạt động năm 1945, trên tàu đã trang bị các máy bay chiến đấu như Corsair và Avenger.

Năm 1991, tàu sân bay USS Midway tham gia chiến dịch “Bão táp sa mạc”, đã tiến hành tuần tra tác chiến lần cuối cùng, khi đó máy bay chiến đấu trên tàu gồm Intruder, Hornet, Prowler và Hawkeye.

Tương tự, không khó để suy đoán, đợi đến khi tàu sân bay thế hế mới lớp Ford của Hải quân Mỹ gần nghỉ hưu, các máy bay hải quân sẽ có sự khác biệt rất lớn khi chiếc tàu sân bay này được biên chế và đi vào hoạt động.

Trong hơn 70 năm, tàu sân bay của Hải quân Mỹ dựa vào hành trình, tốc độ, khả năng chạy liên tục và tính linh hoạt không thể so sánh, làm cho Mỹ có thể hoạt động tự do trên phạm vi toàn cầu.

Tàu sân bay động cơ hạt nhân và máy bay chiến đấu thuộc biên chế của nó đã làm cho Mỹ phát huy vai trò của người bảo đảm quan trọng cho “hòa bình và ổn định” trên phạm vi thế giới.

Đã sở hữu tàu sân bay, khi triển khai hành động, Mỹ không nhất thiết phải xin nước khác quyền cung cấp căn cứ và không phận bay qua, đồng thời phạm vi tấn công của tàu sân bay là cần thiết để răn đe các đối thủ tiềm tàng.

Tàu sân bay không chỉ là biểu tượng của sức mạnh, mà còn là nguồn sức mạnh cốt lõi cuae quân đội Mỹ.

Mỹ đưa ra chiến lược tác chiến hợp nhất trên biển-trên không nhằm vào Trung Quốc
Mỹ đưa ra chiến lược tác chiến hợp nhất trên biển-trên không nhằm vào Trung Quốc
Đông Bình