Theo biểu niêm yết vừa điều chỉnh, trần lãi suất huy động VND kỳ hạn 1 tháng là 6%/năm, 2 tháng là 6,5%/năm và 3 tháng là 6,8%/năm. Tại các kỳ hạn 6-9 tháng, trần lãi suất huy động áp dụng là 7%/năm, giảm 0,5%/năm so với lần điều chỉnh trước đó. Đây là lần thứ 2 Vietcombank tiên phong chủ động điều chỉnh giảm lãi suất huy động VND tính từ khi Ngân hàng Nhà nước áp trần lãi suất huy động 7,5%/năm vào cuối tháng 3 vừa qua .
Vietcombank hạ lãi suất xuống 6%, mức thấp chưa từng có trong thời gian này. Ảnh Vietnamplus. |
Phân tích về động thái này của Vietcombank, TS Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia Tài chính - Ngân hàng cho biết đây là dấu hiệu của một đợt giảm lãi suất sắp tới, đáp ứng nguyện vọng của mỗi thành phần kinh tế.
Trong 4 tháng đầu năm 2013, mức tăng trưởng cho vay là 4% nhưng huy động tăng trưởng 5,34 %. Thực tế này cho thấy có hiện tượng ứ vốn ở các ngân hàng. Huy động vào không có đầu ra khiến ngân hàng ứ vốn và việc trả chi phí vốn gây tổn thất cho ngân hàng nên việc giảm lãi suất tiền gửi xuống là điều những ngân hàng ứ nguồn vốn mong muốn.
Với mức lãi suất huy động giảm, các doanh nghiệp có thêm hi vọng mới là lãi suất vay sẽ giảm. Nhưng lãi suất vay không tỷ lệ thuận với lãi suất tiền gửi mà là lãi bội số của lãi suất tiền gửi.
Đánh giá ở góc độ khách hàng đi gửi tiền, TS hiếu cho rằng lạm phát ở mức 2,4% cho 4 tháng đầu năm 2013 cùng với việc giảm lãi suất tiền gửi xuống với nhiều người thì chấp nhận được vì lạm phát giảm.
Mặt khác, Ngân hàng nhà nước đang chủ trưởng hạ lãi suất nên lãi suất được kéo xuống lúc này không do chỉ định của NHNN mà do thị trường, đây là điều các thành phần kinh tế đều mong muốn.
Ngân hàng Vietcombank đi tiên phong trong việc giảm lãi suất huy động đợt mới này được đánh giá là một động thái mới cho nền kinh tế. Nhưng câu hỏi ở đây là giảm bao nhiêu? TS Hiếu cho rằng với VCB giảm 1,5% là giảm sâu nhưng đối với các ngân hàng khác, giảm lãi suất sâu không phải là động thái ngân hàng nào cũng làm được rất khó khăn.
Cũng theo TS Nguyễn Trí Hiếu, một hạn chế của việc giảm lãi suất sâu nữa có thể dẫn đến lãi suất cho vay giảm rất sâu từ 1,5 thậm chí đến 2 - 3 % dẫn đến lạm phát tăng cao. Tỷ lệ giảm sâu không có gì đảm bảo lạm phát ở mức 6,5%/năm.
Giảm bao nhiêu là vừa, “theo tôi giảm 0,5%/năm lãi suất tiền gửi là hợp lý với toàn hệ thống ngân hàng”, TS Hiếu cho biết.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi