Quân đội Pakistan sẽ sử dụng hệ thống dẫn đường vệ tinh Trung Quốc?

13/05/2013 07:17
Đông Bình
(GDVN) - Ngoài dẫn đường quán tính, Pakistan có thể áp dụng dẫn dường vệ tinh để phóng vũ khí, nhưng sẽ bị hạn chế bởi điều kiện tự nhiên.
Tên lửa hành trình Hatf-8 trang bị cho máy bay chiến đấu Mirage, do Pakistan chế tạo
Tên lửa hành trình Hatf-8 trang bị cho máy bay chiến đấu Mirage, do Pakistan chế tạo

Ngày 7/5, trang mạng “Tin tức Quốc phòng” Mỹ cho rằng, các chuyên gia Pakistan quan tâm tới hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc, đặc biệt là phục vụ cho dẫn đường vũ khí tấn công chính xác. Nhưng hoàn toàn không chắc chắn hệ thống Bắc Đẩu sẽ có khả năng sử dụng hoàn toàn.

Mansoor Ahmed, nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc phòng, Đại học Quaid-e-Azam, Islamabad, Pakistan cho rằng, hệ thống Bắc Đẩu có tác dụng rất quan trọng đối với quốc phòng của Pakistan.

Nghiên cứu viên này cho rằng: “Pakistan có thể sẽ áp dụng sách lược quân sự song song. Trong tình hình chiến tranh, để bảo đảm dẫn đường an toàn đầy đủ cho tên lửa hành trình của mình, điều này cần phải dựa vào hệ thống Bắc Đẩu và dẫn đường quán tính.

Trong đó, dẫn đường quán tính hiện đang được dùng cho tên lửa hành trình trong nước, chẳng hạn tên lửa hành trình Bubar đang sử dụng hệ thống này, có thể mang theo hoặc không mang theo đầu đạn tiến hành tấn công chính xác”.

Nguồn tin này phân tích, tên lửa hành trình trong nước của Pakistan như tên lửa Hatf-8 (trang bị cho máy bay) và tên lửa Hatf-7 (trang bị cho tàu ngầm hoặc phiên bản trên bộ), ngoài áp dụng các công nghệ dẫn đường như dẫn đường quán tính và địa hình, cũng muốn sử dụng dẫn đường vệ tinh. Ngoài ra, tên lửa đạn đạo của Pakistan như Shaheen-II cũng được cho là có nhu cầu dẫn đường vệ tinh.

Tên lửa hành trình Hatf-7 phiên bản trên bộ của Pakistan
Tên lửa hành trình Hatf-7 phiên bản trên bộ của Pakistan

Ahmed còn cho rằng, hệ thống Bắc Đẩu cũng đóng vai trò quan trọng đối với khả năng răn đe hạt nhân của Pakistan Ông nói: "Với tính chất là vũ khí tiến hành tấn công lần thứ hai của Pakistan, tên lửa hành trình Bubar có thể phát huy vai trò hiệu quả”.

Giá trị thực sự của dẫn đường Bắc Đẩu nằm ở chỗ tiến hành định vị chuẩn xác cho tàu ngầm, chứ không phải là tiến hành dẫn đường. Bởi vì vị trí của tàu ngầm sau khi được xác định chính xác, chỉ dùng dẫn đường quán tính là đủ để phóng tên lửa.

Nhưng, ở Nam Á, chức năng dẫn đường chính xác của vũ khí có thể hạn chế. Bầu trời Pakistan vào mùa đông thường bị mây mù bao phủ, mùa hè còn xuất hiện cát bụi, làm cho việc sử dụng dẫn đường chính xác để phóng vũ khí trở nên phức tạp.

Tên lửa đạn đạo tầm xa Shaheen-II của Pakistan, tầm phóng 2.500 km
Tên lửa đạn đạo tầm xa Shaheen-II của Pakistan, tầm phóng 2.500 km
Đông Bình