Về thẩm quyền của Chủ tịch nước với hoạt động hành pháp, ông Phan Trung Lý, Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội cho biết, có 3 loại ý kiến:
Loại ý kiến thứ nhất, tán thành như quy định của dự thảo, khi cần thiết Chủ tịch nước yêu cầu họp bàn về những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị khi cần thiết Chủ tịch nước yêu cầu họp bàn về những vấn đề mà Chủ tịch nước quan tâm.
Loại ý kiến thứ ba không tán thành như quy định tại dự thảo mà đề nghị giữ như hiến pháp hiện hành.
UB soạn thảo sửa đổi Dự thảo Hiến pháp năm 1992 đề nghị tăng thẩm quyền của Chủ tịch nước. |
UB soạn thảo hiến pháp nhận thấy, Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội, đối ngoại. Trong một số trường hợp cần thiết, Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về những vấn đề mà Chủ tịch nước quan tâm nhằm giúp Chủ tịch nước thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình.
Do đó, UB soạn thảo sửa đổi hiến pháp chỉnh lý và trình Quốc hội cho ý kiến về nội dung này theo hướng: “Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước”.
Ông Phan Trung Lý - Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội: "UB soạn thảo sửa đổi Hiến pháp nhận thấy, căn cứ vào mô hình tổ chức bộ máy của nhà nước ta và thực tiễn công tác cán bộ hiện nay, việc Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh Tổng tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam là phù hợp".
Mặt khác, các quy định về phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, bổ nhiệm, cách chức các chức danh trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc giữ chức vụ chủ tịch quốc phòng và an ninh đã làm rõ hơn nội hàm thẩm quyền thống lĩnh lực lượng vũ trang của Chủ tịch nước.
Về thẩm quyền phong hàm cấp tướng và bổ nhiệm các chức danh trong quân đội nhân dân Việt Nam tại khoản 5 Điều 93, có hai loại ý kiến:
Ông Phan Trung Lý: “Không tùy tiện xâm phạm, hạn chế quyền con người”
"Kinh tế gặp khó khăn, có mặt còn nghiêm trọng hơn so với năm trước"
Loại ý kiến thứ nhất đề nghị ngoài thẩm quyền phong hàm cần bổ sung quy định về thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng trong các lực lượng vũ trang nhân dân. Đồng thời, ngoài việc bổ nhiệm cần bổ sung việc miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng, Chủ tịch nước với tư cách là thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân nên cần thiết phải quy định thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ Tư lệnh quân khu, quân chủng, quân đoàn và tương đương, vì đây là các chức danh chỉ huy quân đội chứ không phải là chức danh quản lý nhà nước.
UB soạn thảo sửa đổi Hiến pháp nhận thấy, căn cứ vào mô hình tổ chức bộ máy của nhà nước ta và thực tiễn công tác cán bộ hiện nay, việc Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh Tổng tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam là phù hợp.
"Do đó, UB soạn thảo sửa đổi Hiến pháp dự kiến chỉnh lý để trình Quốc hội cho ý kiến về việc bổ sung các trường hợp về phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân trong các lực lượng vũ trang nhân dân và bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam cho đầy đủ và phù hợp", ông Lý nhấn mạnh.
Lực lượng vũ trang nước Việt Nam |