Công nghiệp Quốc phòng Pháp: Cắt giảm, tái sử dụng và tái chế

29/05/2013 14:53
Theo QĐND
(GDVN) - Việc cắt giảm sẽ diễn ra dưới dạng phát triển vũ khí chi phí thấp dựa vào sự mô phỏng để bớt đi những cuộc thử nghiệm cần thiết khi chứng nhận chất lượng vũ khí.
Ngành Công nghiệp Quốc phòng Pháp hiện phải đối mặt với một thị trường toàn cầu với những khách hàng chính đang có ngân sách bất ổn và những thị trường mới nổi đầy rẫy những công ty sẵn sàng cạnh tranh mạnh mẽ để có được bất kỳ cơ hội phát triển nào. Dường như Pháp sẽ theo một câu nói quen thuộc về môi trường: Cắt giảm, tái sử dụng và tái chế.

Chỉ sau 3 cuộc thử nghiệm, phiên bản la-de của tên lửa Hammer (phát triển bởi Sagem) đã được phê duyệt để đưa vào sử dụng
Chỉ sau 3 cuộc thử nghiệm, phiên bản la-de của tên lửa Hammer (phát triển bởi Sagem) đã được phê duyệt để đưa vào sử dụng

Việc cắt giảm sẽ diễn ra dưới dạng phát triển vũ khí chi phí thấp dựa vào sự mô phỏng để bớt đi những cuộc thử nghiệm cần thiết khi chứng nhận chất lượng vũ khí. Nhiều hệ thống được thiết kế để tái sử dụng các thiết bị trong cấu trúc tổng thể, điều này cho phép nâng cấp mà không cần phải mua hàng loạt.

Trong trường hợp vũ khí theo kiểu không-đối-đất, loại vũ khí mới có chức năng dẫn đường chính xác được “chế” từ những quả bom thông thường bằng cách thêm hệ thống đẩy và dẫn đường.

“Việc điều chỉnh các công nghệ hay hệ thống đã có không chỉ là một cách làm khôn ngoan, mà nó còn là điều cốt yếu để cải tiến và cạnh tranh đối với hầu hết các thị trường trong ngành quốc phòng” – ông Steve Grundman, người đứng đầu Công ty tư vấn Grundman cho biết – “Trong thế kỷ 21, có lẽ chỉ có một số thị trường sản phẩm quân sự non trẻ có lợi thế cạnh tranh bằng những công nghệ hiện đại, trong khi hầu hết cái mà các tổ chức quân sự cần không phải là cao hơn – nhanh hơn – xa hơn, mà là tốt hơn – nhanh hơn – rẻ hơn”.

Trong một chuyến thăm quan gần đây do Bộ Quốc phòng Pháp tổ chức và một số công ty tài trợ trước thềm Triển lãm Hàng không Paris diễn ra vào tháng 6 này, cả phía chính phủ và đại diện ngành công nghiệp quốc phòng đều nhấn mạnh vào những nỗ lực giảm giá thành của các sản phẩm quân sự để tăng khả năng cạnh tranh.

Ví như dòng tên lửa không-đối-đất AASM Hammer. Phiên bản la-de mới của loại vũ khí này đã được thử nghiệm và phê chuẩn hồi tháng 4 chỉ sau 3 lượt bắn đạn thật, trong đó có 2 lượt bắn vào các mục tiêu cố định và 1 lượt bắn vào một mục tiêu đang di chuyển.

Thay vì quả đạn được thả như trước để đánh giá khả năng hoạt động của hệ thống la-de tích hợp, nó được một chiếc máy bay đưa đến khu vực được cho là đường đi của tên lửa để thử nghiệm khả năng đo đạc và theo dõi mục tiêu của quả đạn.

Chính loại vũ khí trên cũng được tận dụng từ những quả bom khối lượng 250kg trong kho, bằng cách thêm hệ thống đẩy vào phía sau quả bom cùng một số lựa chọn về dẫn đường khác nhau thành một mô-đun ở phía trước nó.

Tên lửa trên được thiết kế đặc biệt cho chiến đấu cơ Dassault Rafale, tuy nhiên nó có thể phối thuộc với bất kỳ máy bay nào – Helene Romagnan, Giám đốc chương trình Direction Generale de I’Armement (DGA), thuộc Cơ quan Thu mua của Quân đội Pháp cho biết. “Nó không được lên kế hoạch, nhưng có thể thực hiện nhanh nếu có nhu cầu” – bà Romagnan cho biết thêm. Tuy nhiên, DGA mong rằng các quốc gia mua máy bay Rafale sẽ sử dụng Hammer như một loại vũ khí tích hợp tối ưu.

Một loại vũ khí khác được trưng bày ở đây là tên lửa có độ chính xác tới 1m, nằm trong chương trình Vũ khí chính xác theo mét (MPM), với mức đầu tư khoảng 20 triệu Euro (25,7 triệu USD), được thiết kế để thay thế các hệ thống đạn dược truyền thống như pháo, súng cối và biến đổi chúng thành các hệ thống bắn đạn có độ chính xác cao. Theo thiết kế, ảnh hưởng của vụ nổ sẽ được giới hạn tới bán kính là 20m, cho phép có các cuộc tấn công chính xác cao trong khi đó giảm thiểu được thiệt hại khác.

Một thí dụ khác là dòng tên lửa do công ty Thales TDA Armenments chế tạo lại sử dụng các kỹ thuật phát triển mới để tránh phải bắn nhiều đạn thật. Tên lửa này được đặt trên một thiết bị mô phỏng 5 trục để thử nghiệm hệ thống dẫn đường mà không phải đưa tên lửa lên trực thăng.

Loại tên lửa mới trên có thể được bắn bằng cách sử dụng các ống tên lửa hiện có trên chiếc máy bay Eurocopter Tiger và thực sự khiến cho hệ thống ít hao mòn và hư hỏng nhờ sử dụng những kết nối cảm ứng với hệ thống của máy bay trực thăng thay vì dùng dây gắn vào tên lửa theo cách truyền thống. “Đây thật sự là một giải pháp thông minh. Nó an toàn và tin cậy hơn nhiều”, kỹ sư Aurelie Buisson của TDA nói.

Mặc dù trong suốt chuyến thăm quan, các biện pháp cắt giảm chi phí luôn được nhấn mạnh, nhưng điều đó không có nghĩa là Ngành Quốc phòng Pháp không tiếp tục phát triển. Hệ thống bệ phóng tên lửa đất-đối-không được thiết kế như một đối thủ của hệ thống phòng vệ tên lửa Patriot của Mỹ, nó sử dụng một tên lửa Aster với các phương tiện đặc biệt để hiệu chỉnh. Thay vì đẩy mũi tên lửa bằng cách dùng bộ phận đẩy, khiến thay đổi hướng của vũ khí bay tới, bộ phận nâng được sử dụng để đưa toàn bộ thân tên lửa theo 1 hướng.

Tuy nhiên, điều nhấn mạnh của gần như tất cả các chương trình trưng bày là các phương pháp được sử dụng để giảm chi phí và hướng đến tính phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng trên toàn cầu.









Theo QĐND