Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Quốc hội vào ngày 30/5, ĐB Huỳnh Ngọc Đáng (tỉnh Bình Dương) đã khiến cầu trường “nóng ran” lên khi đề cập tới một loạt các vấn đề gây bức xúc trong đời sống của người dân thời gian gần đây.
Lời xin lỗi... lòng nhân ái của các lương y
ĐB Huỳnh Ngọc Đáng đã nhắc tới sự việc đau long là có 9 trẻ sơ sinh chết vì tiêm vác-xin Quinvaxem. Được Hàn Quốc viện trợ một số lượng lớn vác-xin Quinvaxem, ngành y tế đã tổ chức tiêm chủng mở rộng cho cho trẻ em. Vấn đề là Hàn Quốc từ nhiều năm trước đã không sử dụng loại vác-xin này vì e ngại độ không an toàn khi tiêm chủng cho trẻ.
“Chúng ta là nước nghèo, còn nhiều khó khăn và được bạn viện trợ, tiếp nhận đưa vào tiêm chủng mở rộng. Nhưng sự cố đã xảy ra, liên tiếp trong 6 tháng gần đây đã có 9 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm chủng loại vác-xin này, và hàng chục ca nguy hiểm khác. Mãi đến ca tử vong thứ 9, sau khi có nhiều ý kiến của chúng tôi thì ngành y tế mới cho dừng tiêm chủng loại vác-xin này”, ĐB Đáng nói.
ĐBQH Huỳnh Ngọc Đáng. |
Từ sự cố này, ông Huỳnh Ngọc Đáng đặt ra câu hỏi: Dù sao thì sự việc cũng đã qua rồi, gia đình của 9 trẻ không may phần nào cũng đã nguôi ngoai nỗi đau. Vấn đề của chúng ta là ngành y tế và cả các bộ, ngành khác rút ra được điều gì quan trọng để làm tốt hơn nữa việc phục vụ nhân dân?
ĐBQH Huỳnh Ngọc Đáng: “Dù sao thì sự việc cũng đã qua rồi, gia đình của 9 trẻ không may phần nào cũng đã nguôi ngoai nỗi đau. Vấn đề của chúng ta là ngành y tế và cả các bộ, ngành khác rút ra được điều gì quan trọng để làm tốt hơn nữa việc phục vụ nhân dân? Tôi cho rằng lúc này một lời xin lỗi của lãnh đạo ngành y tế là cần thiết, nhất là đối với 9 gia đình có trẻ không may… lời xin lỗi của các vị lúc này không chỉ là biểu hiện của văn hóa hay tinh thần trách nhiệm mà trên cả đó là lòng nhân ái của các lương y”.
“Tôi cho rằng lúc này một lời xin lỗi của lãnh đạo ngành y tế là cần thiết, nhất là đối với 9 gia đình có trẻ không may. Tôi biết ngành y tế đang quá bận rộn với các vấn đề của địa phương, về quản lý giá thuốc… nhưng tôi nghĩ lời xin lỗi của các vị lúc này không chỉ là biểu hiện của văn hóa hay tinh thần trách nhiệm mà trên cả đó là lòng nhân ái của các lương y”, ông Đáng bày tỏ.
Về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, ĐB Huỳnh Ngọc Đáng cho rằng, lẽ ra trong báo cáo của Chính phủ cần phải nói đậm nét hơn, vì đó là câu chuyện của mọi nhà, và là vấn đề hiện nay người dân rất bức xúc.
“Chúng ta cần có nhiều giải pháp hiệu quả. Ngành chức năng cần hoạt động tốt hơn, nếu không thì người tiêu dùng Việt Nam chúng ta dù có thông thái đến mấy cũng không thể thoát khỏi ảnh hưởng của các sản phẩm độc hải.
Tôi cũng xin mạnh dạn nói rằng chống hàng độc hại nhập lậu thì trước hết phải ngăn chặn từ biên giới, chứ không chỉ quanh quẩn truy xét trong các chợ đầu mối. Chúng ta cần có nhiều giải pháp thay đổi tập quán nuôi trồng của nông dân Việt Nam, nhất là chuyện lạm dụng hóa chất”, ông Đáng nêu quan điểm.
“Chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam trên biển Đông là sự bất biến”
"Hàng trăm nghìn tỷ nằm chết ở lĩnh vực khách sạn, nhà hàng"
Ông Đáng thẳng thắn bày tỏ: “Tôi không hiểu vì sao những trang web và blog nguy hiểm như thế vẫn ung dung hoạt động lâu nay? Ngành chức năng không thể nói rằng, do họ đặt máy chủ ở nước ngoài, rồi cứ để họ tự tung tự tác.
Cũng không nên nói với người dân, cứ mặc kệ họ nói gì, miễn ta đừng vào, đừng nghe… Các trang web và blog ấy cần phải bị triệt hạ bằng mọi giá, vì trong tình hình hiện nay tôi cho rằng đoàn kết toàn dân, đoàn kết nội bộ là quan trọng bậc nhất”.
Thực trạng lo ngại của nền kinh tế: Sự im lặng, dò xét...
Đối với sự phát triển của nền kinh tế vĩ mô, ĐB Huỳnh Ngọc Đáng thể hiện sự nhất trí với báo cáo của Chính phủ về những điểm sáng tích cực đã đạt được, đó là chỉ số giá tăng chậm, đầu tư nước ngoài tiếp tục thu hút được một số dự án lớn, kim ngạch xuất khẩu cao (dù chủ yếu dựa vào xuất khẩu của đầu tư nước ngoài), một số giải pháp bình ổn kinh tế vĩ mô bước đầu phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, ĐB Đáng cũng thẳng thắn đề cập tới những “mảng tối” của nền kinh tế cần khắc phục, đó là: hàng hóa tồn kho nhưng người dân không có sức mua, ngân hàng nhiều tiền nhưng doanh nghiệp không dám vay và cũng không muốn vay, hàng tồn kho và nợ xấu quá lớn.
Công nghiệp, xây dựng, dịch vụ thì đều trầm lắng, chỉ còn nông nghiệp nuôi sống cả nước, dù nông dân đang phải chịu lỗ kép. Cả DN nhà nước và DN tư nhân đều khó khăn, chỉ còn DN có vốn đầu tư nước ngoài là vẫn ổn định và đang lăm le thôn tính thị phần các doanh nghiệp nội.
“Tôi muốn đề cập tới một tình hình khác đáng lo ngại hơn và rất tiếc là đang diễn biến trong nền kinh tế nước ta, đó là không khí im lặng dò xét, là tâm thế ngồi im chờ thời trong doanh nghiệp; đó là sự thiếu tin tưởng, thậm chí ngờ vực các giải pháp vĩ mô Nhà nước đang tiến hành; sự lo ngại về khả năng thao túng của các nhóm lợi ích. Tôi cho rằng, chúng ta cần minh bạch và công khai hơn nữa để ngăn chặn tâm lý tiêu cực trên, để niềm tin của nhân dân được khôi phục.
Ai cũng thấy rằng bóng ma lạm phát vẫn còn đeo đuổi và ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế đất nước, do đó kiềm chế lạm phát vẫn phải là mục tiêu ưu tiên. Tuy nhiên, cũng cần sự duy trì tăng trưởng hợp lý, những công trình đã đạt khối lượng 80% thì nên được tiếp tục đầu tư đưa vào sử dụng, các dự án chiến lược phục vụ sát xườn cho tái cơ cấu nền kinh tế nên mạnh dạn đầu tư, các khoản nợ của nhiều công trình thi công cần được giải ngân càng sớm càng tốt”, ông Đáng nói.