Thích Kiến Quốc: Gần 30 năm quân đội Trung Quốc chưa đánh nhau!?

04/06/2013 14:11
Hồng Thủy
(GDVN) - Gần 30 năm qua do không đánh nhau nên quân đội Trung Quốc không có điều kiện "rèn luyện", không có cơ hội để thử nghiệm các loại vũ khí mới.
Trưởng đoàn Trung Quốc, ông Thích Kiến Quốc (trái) cùng Trưởng đoàn Philippines - Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin cùng phát biểu về một chủ đề và trả lời câu hỏi từ cử tọa tại đối thoại an ninh Shangri-la sáng 2/6
Trưởng đoàn Trung Quốc, ông Thích Kiến Quốc (trái) cùng Trưởng đoàn Philippines - Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin cùng phát biểu về một chủ đề và trả lời câu hỏi từ cử tọa tại đối thoại an ninh Shangri-la sáng 2/6

Hậu Shangri-la: Canada quan tâm đến những gây hấn của TQ ở Biển Đông

Hậu Shangri-la: Canada quan tâm đến những gây hấn của TQ ở Biển Đông

 Tranh chấp Biển Đông để đời sau giải quyết - kế hoãn binh xảo quyệt

Tranh chấp Biển Đông để đời sau giải quyết - kế hoãn binh xảo quyệt

Sau bài phát biểu tại đối thoại an ninh Shangri-la lần thứ 12 tại Singapore vừa qua, ông Thích Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đã nhận được 16 câu hỏi của cử tọa, trong đó một người đề nghị Thích Kiến Quốc chứng minh  rằng Trung Quốc là nước "yêu chuộng hòa bình", kiên trì con đường phát triển hòa bình và không thích gây chiến như trong bài phát biểu ông Quốc đã đề cập. Để chứng minh cho cái gọi là "con đường phát triển hòa bình", ông Quốc cho biết trong số tất cả các cường quốc trên thế giới hiện nay hầu hết nước nào cũng ít nhiều sử dụng vũ lực, duy nhất chỉ có Trung Quốc gần 30 năm qua không sử dụng lực lượng vũ trang gây chiến tranh hoặc xung đột quân sự. Thích Kiến Quốc nhấn mạnh, khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay đã trở thành trọng điểm chuyển hướng của nền kinh tế toàn cầu, nhưng Trung Quốc không hy vọng khu vực này sẽ không trở thành trọng điểm của chiến tranh và vũ lực. Tuy nhiên, chính giới truyền thông nhà nước Trung Quốc lại chứng minh ngược lại cái gọi là "yêu chuộng hòa bình" và "con đường phát triển hòa bình", không thích khiêu khích mà Thích Kiến Quốc vừa phát biểu tại Shangri-la.
Đỗ Văn Long, Đại tá quân đội Trung Quốc đưa ra luận giải về "thâm ý" của ông Thích Kiến Quốc tại Shangri-la lần thứ 12
Đỗ Văn Long, Đại tá quân đội Trung Quốc đưa ra luận giải về "thâm ý" của ông Thích Kiến Quốc tại Shangri-la lần thứ 12
Chương trình "Tiêu điểm trong ngày" của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đã phát đoạn phỏng vấn Đỗ Văn Long, một học giả đeo lon Đại tá giải thích ý của ông Quốc ở trên là, trong gần 30 năm qua vì Trung Quốc không đánh nhau nên đã đánh mất nhiều cơ hội?!

Trung Quốc muốn đánh lạc hướng dư luận về Biển Đông tại Shangri-la 12

Trung Quốc muốn đánh lạc hướng dư luận về Biển Đông tại Shangri-la 12

Nếu chiếm được Bãi Cỏ Mây Trung Quốc sẽ tìm cách thôn tính Bãi Cỏ Rong

Nếu chiếm được Bãi Cỏ Mây Trung Quốc sẽ tìm cách thôn tính Bãi Cỏ Rong

Học giả diều hâu TQ: Tấn công đánh chiếm Trường Sa bất cứ lúc nào

Học giả diều hâu TQ: Tấn công đánh chiếm Trường Sa bất cứ lúc nào

Cơ hội mà Đỗ Văn Long đề cập là việc gần 30 năm qua do không đánh nhau nên quân đội Trung Quốc không có điều kiện "rèn luyện", không có cơ hội để thử nghiệm các loại vũ khí mới. "Thâm ý" thứ 2 của Thích Kiến Quốc được Đỗ Văn Long cho rằng quân đội Trung Quốc hiện nay rất mạnh, có đầy đủ vũ khí trang bị như chiến đấu cơ J-15, tàu sân bay, chiến đấu cơ tàng hình, chiến hạm loại mới nên không có lý do gì để Trung Quốc phải sợ bất cứ cuộc chiến tranh nào. Nhìn lại các sự kiện gây căng thẳng trên Biển Đông trong thời gian vừa qua hầu hết là xuất phát từ những hành động khiêu khích của phía Trung Quốc, đó là những cuộc tập trận trái phép quy mô lớn, dồn dập trên khu vực Biển Đông - Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), các hoạt động tuần tra, đánh bắt phi pháp, cho tàu quân sự bắn cháy cabin tàu cá Việt Nam cho đến xâm lấn các bãi ngầm, bãi cạn, rặng san hô ở Trường Sa... Ngay tại đối thoại an ninh Shangri-la năm nay, Thích Kiến Quốc công khai tuyên bố hoạt động tuần tra, tập trận (phi pháp) của các tàu quân sự Trung Quốc ở Biển Đông là "hoàn toàn hợp pháp", một tuyên bố trịch thượng, thách thức các khuôn khổ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC cấm làm thay đổi hiện trạng vùng biển tranh chấp ở Trường Sa mà chính Trung Quốc đã ký kết. Đối chiếu những gì xảy ra trên thực tế ở Biển Đông - Trường Sa cũng như những phát ngôn của giới chức Trung Quốc có thể thấy rõ, chuyến công du Singapore dự Shangri-la chỉ nhằm đánh lạc hướng dư luận sau một loạt hành động leo thang của Bắc Kinh ở Biển Đông. Động thái này hòng cố tình lấp liếm thực tế đó, đồng thời thực hiện kế hoãn binh trong đàm phán bộ Quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông COC để dễ bề thực hiện chiến lược cải bắp hay chiến thuật cờ vây để lấn dần các bãi đá, bãi ngầm, rặng san hô ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Hồng Thủy