Như vậy, kể từ khi BQL các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội trình phương án xây cầu vượt qua đàn Xã Tắc đến nay đã hơn 2 tháng, những vướng mắc trong quan điểm bảo tồn và phát triển chưa được giải quyết triệt để.
Tuy nhiên, dư luận lại đặt ra nghi vấn về việc Hà Nội một mặt tổ chức lấy ý kiến các nhà khoa học, nhưng mặt khác vẫn tiếp tục chỉ đạo thực hiện tìm phương án xây cầu tại nút giao thông này, dù chưa chốt lại các phương án bảo tồn. Và câu hỏi đặt ra lúc này là: Tại cuộc hội thảo chiều nay, TP Hà Nội có thực sự lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học hay chỉ tổ chức mang tính hình thức?
Tại buổi giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều qua, ông Phan Đăng Long – Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho rằng, không phải ý kiến của bất cứ nhà khoa học nào cũng đủ sức thuyết phục, và ngay cả trong giới khoa học thì cũng có những ý kiến vênh nhau. TP Hà Nội tiếp tục lấy ý kiến của các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, sau đó lựa chọn phương án nào thì sẽ công bố ra công luận trước khi tiến hành.
“Thành phố vẫn đang lấy ý kiến không chỉ của các nhà sử học, các nhà khảo cổ học… mà còn lắng nghe các chuyên gia ở lĩnh vực khác, mặc dù chỉ là xây dựng một cây cầu nhưng lại có liên quan đến di tích lịch sử quốc gia nên phải nghiên cứu thận trọng”, ông Long cho hay.
Chiều nay, UBND TP Hà Nội tiếp tục lấy ý kiến của các nhà khoa học về bảo tồn đàn Xã Tắc. |
Theo ông Long, quan điểm của TP Hà Nội đã rõ, bảo tồn di sản là hết sức cần thiết, nhất là đối với Thủ đô Hà Nội.
“Bảo tồn phải phục vụ cho mục đích phát triển, còn nếu bảo tồn mà không phục vụ cho phát triển thì chẳng có ý nghĩa gì cả, cho nên vấn đề ở đây vẫn là phải tính toán để có phương án hợp lý nhất. Việc xây dựng một cây cầu phục vụ cho đời sống của nhân dân là rất cần thiết, nhưng cũng không phải vì thế mà chúng ta coi nhẹ bảo tồn di tích.
Ở đây, chúng ta thấy rằng nếu chỉ có một mục tiêu thì chuyện khá dễ dàng, nhưng đảm bảo dung hòa hợp lý cả hai mục tiêu thì khó hơn. Tôi cho rằng trong trường hợp này thì cả hai phía bảo tồn và phát triển đều phải hy sinh một chút, ở một địa thế khó khăn như thế này quả thực rất khó để mà tránh được hoàn toàn, không có ảnh hưởng gì tới không gian của di tích”, ông Long bày tỏ.
Trước khi Hà Nội tổ chức lấy ý kiến chính thức của các nhà khoa học thì đã có hàng loạt ý kiến của giới sử học, nghiên cứu văn hóa, chuyên gia khảo cổ… lên tiếng về sự việc này, trong đó chia làm 3 loại: Một là ủng hộ tuyệt đối việc xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc (cá biệt có ý kiến chưa công nhận đó là Đàn Xã Tắc);
Hai là hoàn toàn phản đối xây cầu vượt qua khu vực này vì lo ngại sẽ phá hủy hoàn toàn di tích dưới lòng đất; Ba là quan điểm dung hòa giữa hai mục tiêu, tìm ra phương án nào hợp lý nhất, vẫn phát triển được giao thông và tránh ảnh hưởng tối đa đến di tích.
Cách đây gần 2 tháng, sự kiện này đã trở thành tâm điểm của dư luận Thủ đô, thậm chí có những thời điểm “nóng” tới mức Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã có văn bản kiến nghị gửi tới Thủ tướng Chính phủ để tìm ra phương án bảo tồn Đàn Xã Tắc.
Ông Nguyễn Sỹ Bảo – Giám đốc BQL các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội (chủ đầu tư xây dựng cầu vượt qua đàn Xã Tắc), cho biết: "Nếu hỏi rằng thực hiện dự án ở đây thì có ảnh hưởng tới di tích đàn Xã Tắc không thì phải khẳng định là có ảnh hưởng.
Tuy nhiên, trên thực tế vào năm 2006-2007 khi phát hiện ra di tích mà chúng ta vẫn hoàn thành được con đường, còn lần này chúng ta chỉ làm thêm một cây cầu, mà lại có cả sự vào cuộc của các nhà sử học, các chuyên gia... thì tôi tin rằng sẽ tìm ra được phương án hợp lý nhất".
Để giải quyết rắc rối của nút giao thông hiện tại thì ngành giao thông phải chủ động đưa ra phương án hợp lý, bởi vì chính họ gây ra những khó khăn cho hôm nay. Còn theo quan điểm của cá nhân tôi thì phương án khả dĩ nhất là có thể tìm cách đồng nhất “ngã tư’ và ‘ngã năm’ này với nhau, tiếp tục mở rộng ra thành một cái đảo chung tại khu vực này. Nếu Hà Nội kiên quyết làm cầu qua đây thì tôi sẽ kiện tới cùng, vì làm như vậy là phạm luật”, TS Kiên nói.