Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với PGS. TS Phan Túy – Hiệu trưởng nhà trường, nguyên là Hiệu phó Trường Đại học Dược Hà Nội về mục tiêu, cơ hội việc làm của ngành Dược trình độ Cao đẳng.
Tập trung đào tạo đội ngũ giảng viên trẻ
PV: Thưa PGS. TS Phan Túy, xuất phát từ điều kiện và hoàn cảnh nào mà nhà trường xác định ngành Dược là ngành mũi nhọn, trong khi xã hội, sinh viên có xu hướng tập trung học Kinh tế, Tài chính?
PGS. TS Phan Túy: Trước đây, dược tá ( những người được đào tạo về dược trong 1 năm) được đứng bán thuốc trong các nhà thuốc. Từ năm 2010, theo quy định của Bộ Y tế, dược sĩ trung cấp mới được làm nhân viên bán thuốc. Vì vậy, các trường trung cấp Dược trong cả nước trong những năm qua đã đào tạo số lượng lớn dược sĩ trình độ trung cấp.
Mặc dù là ngôi trường non trẻ, nhưng Trường CĐ Asean đã từng bước khẳng định được tên tuổi của mình với ngành mũi nhọn là Dược. Ảnh Xuân Trung |
Và cũng theo quy định, đứng đầu các nhà thuốc phải là dược sĩ đại học, mà dược sĩ đại học mới chỉ có Trường ĐH Dược Hà Nội, khoa Dược ĐH Y –Dược TP Hồ Chí Minh, và mới đây có thêm trường Y- Dược Thái Bình, Thái Nguyên, Cần Thơ…đào tạo. Như vậy, để đáp ứng đủ dược sỹ đại học cho toàn ngành thì rất khó.
Gần đây, Bộ Y Tế và Bộ GD&ĐT đã cho phép đào tạo trình độ Cao đẳng Dược. Hiện nay chức năng của Cao đẳng Dược có được đứng đầu nhà thuốc hay không thì chưa rõ, nhưng nhu cầu học tập hệ cao đẳng dược rất lớn. Đặc biệt hệ liên thông trung cấp –cao đẳng dược. Nhưng để đào tạo trình độ cao đẳng thì ngoài yêu cầu về cơ sở vật chất, yêu cầu đội ngũ giảng dạy cũng khá cao, cơ sở đào tạo các địa phương khó đáp ứng...
Trước đây, tôi công tác ở Đại học dược Hà Nội. Sau khi nghỉ hưu, tôi và một số bạn bè là PGS, TS, giảng viên, hơn 40 người, đã từng giảng dạy tại Đại học dược Hà Nội được mời về giảng dạy tại Cao đẳng Asean. Rất khó có trường cao đẳng dược ngoài công lập có được đội ngũ giảng viên như Cao đẳng Asean.
Chủ nhiệm các bộ môn của Khoa dược đều nguyên là chủ nhiệm các bộ môn của trường Đại học dược Hà Nội. Chúng tôi tập trung về đây vì chúng tôi thấy đầu tư cơ sở vật chất rất bài bản: Giảng đường, phòng thí nghiệm khang trang, rộng rãi và khá đầy đủ dụng cụ, hóa chất.
Chủ nhiệm các bộ môn của Khoa dược đều nguyên là chủ nhiệm các bộ môn của trường Đại học dược Hà Nội. Chúng tôi tập trung về đây vì chúng tôi thấy đầu tư cơ sở vật chất rất bài bản: Giảng đường, phòng thí nghiệm khang trang, rộng rãi và khá đầy đủ dụng cụ, hóa chất.
Các phòng thí nghiệm của trường luôn luôn đông sinh viên thực hành. Ảnh Xuân Trung |
Trên thực tế, trong các ngành đào tạo của Trường, chỉ có ngành dược có nhu cầu đào tạo lớn nhất, có đội ngũ giảng viên mạnh nhất, và cơ sở vật chất được đầu tư nhiều nhất nên đương nhiên Nhà trường chọn đào tạo cao đẳng dược là mũi nhọn của Trường.
Để tạo nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ giảng viên chất lượng cho ngành Dược, nhà trường đã có phương hướng và chính sách như thế nào để thu hút được người tài?
PGS. TS Phan Túy: Nhà trường ý thức rất rõ là muốn đào tạo ra những con người chất lượng, có thể làm việc được thì Nhà trường phải có đội ngũ giảng viên có chất lượng. Vì vậy, Nhà trường rất chú ý đến thu hút và đào tạo cán bộ trẻ. Với giảng viên trẻ, đặc biệt là đã tốt nghiệp Trường ĐH Dược, mới về trường công tác sẽ nhận được sự chú ý đặc biệt của Nhà trường:
+ Trước hết là sự kèm cặp, giúp đỡ của các thầy cô đi trước. Trong năm đầu mới về trường, Số giảng viên trẻ không thể đứng lớp được ngay mà phải qua đào tạo, bồi dưỡng phương pháp sư phạm. Sau khi học xong chứng chỉ sư phạm, các em phải đi dự lớp của các thầy, sau nữa phải qua một Hội đồng do các Giáo sư, PGS có kinh nghiệm chấm (giảng bài 45 phút), Hội đồng thông qua các giảng viên mới được đứng lớp. Khi được đứng lớp, thời gian đầu chỉ được đứng dạy bậc trung cấp, sau đó nâng cao dần có thể đứng lớp thực hành ở hệ Cao đẳng …
+ Chú ý chế độ đãi ngộ: Thực tế, tuyển được Dược sĩ ở bậc ĐH rất khó. Nếu không có chế độ ưu tiên thì khó tuyển được. Để thu hút giảng viên, Nhà trường đã đưa ra một chính sách cho giảng viên trẻ: Giảng viên trẻ về làm việc, mọi chế độ ăn, ở không mất tiền. Lương đối với giảng viên ngành Dược được hưởng hệ số thu hút 30%, nếu được đứng lớp sẽ hưởng thêm 25% phụ cấp nghề nghiệp, mỗi ngày đi làm có hỏ trợ tiền ăn trưa . Như vậy đã gần gấp đôi lương Nhà nước.
Những năm qua trường đã tuyển được gần 20 dược sĩ tốt nghiệp ĐH Dược . Trong suốt một năm qua các em chỉ có học, lên lớp nghe giảng, học lấy chứng chỉ sư phạm, chuẩn bị thông qua Hội đồng tuyển giáo viên.
Những năm qua trường đã tuyển được gần 20 dược sĩ tốt nghiệp ĐH Dược . Trong suốt một năm qua các em chỉ có học, lên lớp nghe giảng, học lấy chứng chỉ sư phạm, chuẩn bị thông qua Hội đồng tuyển giáo viên.
Đến đầu tháng 6 năm 2013, tất cả giảng viên trẻ đã có đủ điều kiện đứng lớp.
Khu vườn thuốc của trường với hơn 100 loại thuốc, rộng 1000 mét vuông, đây được đánh giá là vười thuốc của một trường Dược rộng nhất từ trước tới nay. Ảnh Xuân Trung |
Xác định ngành Dược là ngành mũi nhọn, nhà trường đã chuẩn bị về cơ sở vật chất như thế nào để đưa ngành này thực sự là ngành mũi họn, thưa ông?
PGS. TS Phan Túy: Như trên tôi đã trình bày, đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm chủ yếu nguyên là giảng viên Đại học dược Hà Nội, Trường lại được xây dựng trên đát Hưng Yên, cách Hà Nội 20 km, nên hàng ngày phải có 2 xe đưa đón các thầy cô.
Ngoài ra, trên diện tích 5,2 ha, nhà đầu tư đã chi hơn 100 tỷ để đầu tư cơ sở vật chất đủ cho 5000 sinh viên học tập. Trong đó 10 phòng thí nghiệm của khoa Dược luôn ở tình trạng kín sinh viên thực hành . Vườn dược liệu có gần 100 cây thuốc, diện tích 1.000 mét vuông. Theo chủ quan của tôi, chưa có một trường dược nào có một vườn thuốc lớn như vậy. Hiện còn thiếu một số cây chúng tôi sẽ cho trồng tiếp.
Thêm nữa, nhà trường đã xây dựng một nhà thuốc mẫu, đạt chuẩn GPP. Ở đó không phải để bán thuốc mà dùng bày biện đúng như một nhà thuốc. Sinh viên sẽ bàn luận, trao đổi ngay tại nhà thuốc, cho các em thấy một nhà thuốc đạt chuẩn GPP phải như thế nào. Cạnh nhà thuốc là một phòng hội thảo để sinh viên trao đổi trước khi vào nhà thuốc. Nhà trường còn có thư viện lớn đầy đủ giáo trình, tài liệu học tập cho sinh viên. Đây là sự quyết tâm rất lớn của Chủ tịch HĐQT. Chủ tịch HĐQT trường quyết tâm xây dựng một trường ngoài công lập đào tạo có chất lượng.
Theo PGS. TS Phan Túy, học trình độ Cao đẳng Dược ra cơ hội việc làm của người học sẽ như thế nào?
PGS. TS Phan Túy: Đây là suy nghĩ của tôi. Theo quy định của Bộ Y tế, đứng đầu một nhà thuốc phải là dược sĩ có bằng ĐH. Ở Việt Nam hiện nay số dược sĩ đứng đầu nhà thuốc chỉ có ở những thành phố lớn. Các nơi đang thiếu rất nhiều, đặc biệt các địa phương vùng sâu, vùng xa . Chính điều đó làm cho thuốc quá hạn sử dụng, kém chất lượng dồn về vùng sâu, vùng xa.
Người dân phải dùng thuốc đó. Tôi nghĩ, Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT đã cho phép mở ngành cao đẳng Dược là một bước khắc phục việc đó. Và nếu đúng như vậy thì dược sĩ trình độ cao đẳng có thể không thể đứng đầu nhà thuốc ở thành phố nhưng có thể phụ trách nhà thuốc vùng xa và điều này sẽ góp phần vào việc cung ứng thuốc có chất lượng cho vùng sâu, vùng xa.
Người dân phải dùng thuốc đó. Tôi nghĩ, Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT đã cho phép mở ngành cao đẳng Dược là một bước khắc phục việc đó. Và nếu đúng như vậy thì dược sĩ trình độ cao đẳng có thể không thể đứng đầu nhà thuốc ở thành phố nhưng có thể phụ trách nhà thuốc vùng xa và điều này sẽ góp phần vào việc cung ứng thuốc có chất lượng cho vùng sâu, vùng xa.
Đảm bảo cho người học là mục tiêu hàng đầu
Liên quan tới Quyết định xử phạt của Thanh tra Bộ GD&ĐT về liên kết, liên thông đối Trường CĐ Asean, Hiệu trưởng Phan Túy cho hay, theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, Trường Cao đẳng Asean đưa ra phương án nhằm khắc phục thiếu sót của Trường và đảm bảo quyền lợi học tập của người học.
Ngoài ra nhà trường còn đầu tư xây dựng cả khu KTX hiện đại với đầy đủ trang thiết bi phục vụ sinh viên. Ảnh Xuân Trung |
PV: Thưa PGS. TS Phan Túy, vừa qua dư luận quan tâm tới Quyết định xử phạt về việc liên thông, liên kết của nhà trường tại Tp. Hồ Chí Minh và Nghệ An. Theo ông, đây là một “tai nạn” hay Bộ GD&ĐT chưa hiểu rõ chủ trương và mục tiêu của nhà trường?
PGS. TS Phan Túy: Theo tôi, một trường phát triển được phải có 3 yếu tố cơ bản. Đó là cơ sở vật chất tốt, đội ngũ giảng viên có chất lượng, và được người học biết đến tức là phải có người học.
Về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên như tôi đã trình bày ở trên. Vế thứ 3 là làm thế nào để tuyển sinh được?
Thực tế trường mới hoạt động được 2 năm nên ít người biết đến Trường. Do đó tuyển sinh gặp khó khăn. Năm đầu tiên, năm học 2011-2012, chúng tchỉ tuyển được hơn 200 sinh viên. Năm thứ 2, năm học 2012-2013, mặc dù rất cố gắng nhưng chúng tôi cũng chỉ tuyển được hơn 200 sinh viên hệ cao đẳng và 500 sinh viên hệ trung cấp.
Trong năm học này Bộ GD&ĐT cho phép trường chúng tôi đào tạo hệ liên thông Trung cấp-Cao đẳng dược. Chúng tôi coi đây là cứu cánh cho công tác tuyển sinh của Trường: Người học hệ liên thông có nhu cầu học rất lớn. Khi biết Trường chúng tôi có đào tạo hệ liên thông, nhiều nơi xin liên kết đào tạo.
Về phía trường, chúng tôi cũng muốn tuyển được nhiều sinh viên . Từ đòi hỏi trên, ngoài tuyển sinh tại Trường, chúng tôi xin liên kết đào tạo và xin liên kết tuyển sinh với một số cơ sở. Và cái sai xảy ra từ đây: Tại thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù có xin phép, nhưng khi mới có ý kiến của sở GD&ĐT nhưng chưa có phép của UBND thành phố và của Bộ GD& ĐT, tức chưa hoàn tất thủ tục xin phép liên kết đào tạo chúng tôi đã tổ chức tuyển sinh. Sau đó Bộ GD& ĐT có cho phép chúng tôi liên kết đào tạo với trường TC Đại Việt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thực chất Nhà trường không hề có ý gian dối, và càng không xem thường pháp luật như kết luận đã nêu trên báo chí. Tôi cũng tiếc vì sự việc không quá phức tạp nhưng nay lại trở thành phức tạp.
Vậy đối với những sinh viên học liên thông, liên kết tại hai cơ sở là Tp. Hồ Chí Minh và Nghệ An trường sẽ xử lí như thế nào để đảm bảo quyền lợi của người học?
PGS. TS Phan Túy: Chúng tôi đã báo cáo Bộ GD&ĐT: Nhà trường sai, nhà trường chịu. Dù thế nào cũng phải đảm bảo quyền lợi của người học. Trong Tp. Hồ Chí Minh, tại trường Trung cấp Vạn Tường có 500 sinh viên, tại Trung cấp Đại Việt có 200 sinh viên.
Bộ GD&ĐT yêu cầu Nhà trường đề xuất phương án khắc phục thiếu sót của Nhà trường trong công tác liên kết tuyển sinh, chúng tôi đã nêu phương án khắc phục như sau:
+ Đối với những sinh viên không đúng đối tượng tuyển sinh và những sinh viên không muốn tiếp tục học tập thì Nhà trường sẽ hoàn trả toàn bộ học phí đã nộp.
+ Những sinh viên muốn nhận bằng hệ chính quy và đồng ý về cơ sở của Trường ở Hưng Yên để học tập thi Nhà trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi nơi ăn ở trong thời gian học tại trường.
+ Đối với những sinh viên muốn tiếp tục học tại Tp. Hồ Chí Minh và lấy bằng vừa làm vừa học thi Nhà trường xin Bộ cho phép Nhà trường tổ chức giảng dạy cho những sinh viên này đến khi kết thúc khóa học tại địa điểm được Bộ đồng ý.
Xuân Trung (thực hiện)