Ngồi ở hàng ghế nhựa đặt dọc lối ra vào của dãy buồng bệnh, sản phụ Hoàng Thị Hằng (SN 1988), mẹ cháu Cường, trú xã Hoàng Long, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa mang tâm trạng “mừng ít, lo nhiều”.
Chị Hằng bảo: “Do sức khỏe yếu nên ngay sau khi sinh, tôi được bệnh viện tận tình chăm sóc, đến giờ tôi cũng đỡ mệt hơn nhiều. Cháu Cường mặc dù sinh non khi bào thai chỉ mới được 22 tuần tuổi nhưng cũng đã khỏe hơn và tăng thêm được 300g, cháu rất ngoan”. Từ ngày nhập viện đến nay, không ai trong khoa cấp cứu sơ sinh là không biết có một người mẹ trẻ gầy gò, ốm yếu suốt ngày loanh quanh trong bệnh viện để chăm con.
Chồng chị Hằng là anh Lê Sĩ Huynh (SN 1983), hai người cưới nhau từ tháng 12/2010. Cả hai đang làm công nhân tại một công ty da giày. Vượt gian khó, anh chị dành dụm, chắt góp từng đồng cất được ngôi nhà nhỏ. Anh Huynh bảo: “Thương con nhưng vì nhà nghèo chẳng biết làm gì hơn, tôi cũng ráng đi làm rồi tranh thủ ban đêm vào viện thay vợ, mẹ chăm sóc cháu”.
Đầu năm 2012, vợ chồng anh Huynh, chị Hằng sinh được đứa con trai đầu đặt tên là Lê Sĩ Anh Quân, nhờ đó không khí gia đình ấm cúng hơn. “Dù thiếu thốn trăm bề nhưng có tiếng cười con trẻ trong nhà, chồng chịu khó làm ăn, thương yêu vợ con nên cuộc sống rất hạnh phúc”, chị Hằng bảo.
Nhớ lại những giây phút đầu “trở dạ”, chị Hằng tâm sự, chị là công nhân da giày nên thường về muộn. Hôm đó vừa về đến nhà, chị Hằng cảm thấy trong người mệt bất thường, không muốn ăn uống, tối cùng ngày chị bắt đầu đau bụng dữ dội, được người nhà đưa lên trạm xá xã Hoàng Long rồi được chuyển thẳng lên bệnh viện đa khoa tỉnh, đến 23h cùng ngày thì cháu Cường cất tiếng khóc chào đời.
Ngồi vật vờ ở một góc nhỏ trước cửa buồng bệnh, bà Nguyễn Thị Thông (bà nội cháu Cường) mang vẻ mặt mệt mỏi sau nhiều đêm thức trắng trông cháu. Bà cho biết: “Sức khỏe của con dâu tôi (chị Hằng) không được tốt, chỉ nặng chưa đến 36kg, sau mấy đêm trông con nhìn tiều tụy đi rất nhiều. Hôm Hằng bất ngờ trở dạ, do chưa sắm sửa được những đồ đạc cần thiết nên cả nhà như “gà mắc tóc”. Nghe tin cháu sinh khó, chỉ nặng chưa đến 500g, lúc đó tôi nghĩ dại rằng chắc cháu không qua được, nhưng may nhờ các bác sĩ bệnh viện tận tình cứu, cháu mới có cơ hội sống đến nay”.
Bà Thông cũng cho hay, từ hôm chị Hằng lâm bồn, mọi của cải đắt giá nhất trong gia đình, từ những bì thóc, củ khoai đều được gia đình đem bán rẻ để gom tiền nuôi cháu Cường và giúp chị Hằng phục hồi sức khỏe. “Tội quá, con sinh non dù thương lắm nhưng bố nó vẫn phải cố gắng đi làm để đủ ngày công mong được hai, ba triệu lo trang trải cả tháng”, bà Thông nói.
Bác sĩ Lê Xuân Trung, Trưởng khoa Cấp cứu của bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết: “Ca sinh cháu Cường là trường hợp hiếm gặp nên không ai nghĩ cháu bé có thể sống sót một cách kỳ diệu đến vậy. Chúng tôi tiếp nhận cháu Cường từ bệnh viện phụ sản Thanh Hóa khi cháu đang trong tình trạng phổi bị tổn thương ở mức nguy hiểm, những đứa trẻ như thế này rất dễ nhiễm trùng, tử vong nếu không được chăm sóc cẩn thận”.
Đây là ca sinh non có trọng lượng nhỏ nhất ở Thanh Hóa và là ca sinh hiếm gặp thứ 2 từ trước đến nay ở Việt Nam nên được đội ngũ bác sĩ bệnh viện dành rất nhiều tâm huyết cứu sống và giúp ổn định sức khỏe người mẹ. “Vì đây là ca sinh non hiếm gặp, nguy cơ tử vong cao nên bệnh viện đang áp dụng longline kéo dài vào tĩnh mạch, đây là một thiết bị đặc biệt dành cho trẻ sinh non có giá từ 1,5 đến 1,8 triệu đồng, ít nhất 1 tuần sẽ phải thay một lần, thời gian cháu Cường lưu lại bệnh viện ít nhất phải 3 tháng nữa”, bác sĩ Trung cho biết thêm.
Chị Hằng bảo: “Do sức khỏe yếu nên ngay sau khi sinh, tôi được bệnh viện tận tình chăm sóc, đến giờ tôi cũng đỡ mệt hơn nhiều. Cháu Cường mặc dù sinh non khi bào thai chỉ mới được 22 tuần tuổi nhưng cũng đã khỏe hơn và tăng thêm được 300g, cháu rất ngoan”. Từ ngày nhập viện đến nay, không ai trong khoa cấp cứu sơ sinh là không biết có một người mẹ trẻ gầy gò, ốm yếu suốt ngày loanh quanh trong bệnh viện để chăm con.
Chồng chị Hằng là anh Lê Sĩ Huynh (SN 1983), hai người cưới nhau từ tháng 12/2010. Cả hai đang làm công nhân tại một công ty da giày. Vượt gian khó, anh chị dành dụm, chắt góp từng đồng cất được ngôi nhà nhỏ. Anh Huynh bảo: “Thương con nhưng vì nhà nghèo chẳng biết làm gì hơn, tôi cũng ráng đi làm rồi tranh thủ ban đêm vào viện thay vợ, mẹ chăm sóc cháu”.
Chị Hằng hết sức lo lắng về hoàn cảnh của gia đình nói chung và cháu Cường nói riêng. |
Đầu năm 2012, vợ chồng anh Huynh, chị Hằng sinh được đứa con trai đầu đặt tên là Lê Sĩ Anh Quân, nhờ đó không khí gia đình ấm cúng hơn. “Dù thiếu thốn trăm bề nhưng có tiếng cười con trẻ trong nhà, chồng chịu khó làm ăn, thương yêu vợ con nên cuộc sống rất hạnh phúc”, chị Hằng bảo.
Nhớ lại những giây phút đầu “trở dạ”, chị Hằng tâm sự, chị là công nhân da giày nên thường về muộn. Hôm đó vừa về đến nhà, chị Hằng cảm thấy trong người mệt bất thường, không muốn ăn uống, tối cùng ngày chị bắt đầu đau bụng dữ dội, được người nhà đưa lên trạm xá xã Hoàng Long rồi được chuyển thẳng lên bệnh viện đa khoa tỉnh, đến 23h cùng ngày thì cháu Cường cất tiếng khóc chào đời.
Ngồi vật vờ ở một góc nhỏ trước cửa buồng bệnh, bà Nguyễn Thị Thông (bà nội cháu Cường) mang vẻ mặt mệt mỏi sau nhiều đêm thức trắng trông cháu. Bà cho biết: “Sức khỏe của con dâu tôi (chị Hằng) không được tốt, chỉ nặng chưa đến 36kg, sau mấy đêm trông con nhìn tiều tụy đi rất nhiều. Hôm Hằng bất ngờ trở dạ, do chưa sắm sửa được những đồ đạc cần thiết nên cả nhà như “gà mắc tóc”. Nghe tin cháu sinh khó, chỉ nặng chưa đến 500g, lúc đó tôi nghĩ dại rằng chắc cháu không qua được, nhưng may nhờ các bác sĩ bệnh viện tận tình cứu, cháu mới có cơ hội sống đến nay”.
Cháu Cường hiện đang được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện. |
Bà Thông cũng cho hay, từ hôm chị Hằng lâm bồn, mọi của cải đắt giá nhất trong gia đình, từ những bì thóc, củ khoai đều được gia đình đem bán rẻ để gom tiền nuôi cháu Cường và giúp chị Hằng phục hồi sức khỏe. “Tội quá, con sinh non dù thương lắm nhưng bố nó vẫn phải cố gắng đi làm để đủ ngày công mong được hai, ba triệu lo trang trải cả tháng”, bà Thông nói.
Bác sĩ Lê Xuân Trung, Trưởng khoa Cấp cứu của bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết: “Ca sinh cháu Cường là trường hợp hiếm gặp nên không ai nghĩ cháu bé có thể sống sót một cách kỳ diệu đến vậy. Chúng tôi tiếp nhận cháu Cường từ bệnh viện phụ sản Thanh Hóa khi cháu đang trong tình trạng phổi bị tổn thương ở mức nguy hiểm, những đứa trẻ như thế này rất dễ nhiễm trùng, tử vong nếu không được chăm sóc cẩn thận”.
Đây là ca sinh non có trọng lượng nhỏ nhất ở Thanh Hóa và là ca sinh hiếm gặp thứ 2 từ trước đến nay ở Việt Nam nên được đội ngũ bác sĩ bệnh viện dành rất nhiều tâm huyết cứu sống và giúp ổn định sức khỏe người mẹ. “Vì đây là ca sinh non hiếm gặp, nguy cơ tử vong cao nên bệnh viện đang áp dụng longline kéo dài vào tĩnh mạch, đây là một thiết bị đặc biệt dành cho trẻ sinh non có giá từ 1,5 đến 1,8 triệu đồng, ít nhất 1 tuần sẽ phải thay một lần, thời gian cháu Cường lưu lại bệnh viện ít nhất phải 3 tháng nữa”, bác sĩ Trung cho biết thêm.
Theo Infonet