Học giả Singapore: Các bên tranh chấp Biển Đông nên lập đường dây nóng

11/06/2013 07:22
Hồng Thủy (Nguồn: ABS CBN)
(GDVN) - Một mạng lưới thông tin liên lạc khẩn cấp giữa các bên tranh chấp Biển Đông sẽ cho phép chính phủ các nước nhanh chóng liên lạc với nhau và giúp xoa dịu bất kỳ tình huống nguy hiểm nào trong khu vực tranh chấp trước khi nó leo thang thành một cuộc đụng độ vũ trang hoặc 1 cuộc khủng hoảng quốc tế.
Tiến sĩ Termsak Chalermpalanupap
Tiến sĩ Termsak Chalermpalanupap
Tiến sĩ Termsak Chalermpalanupap, một nhà nghiên cứu Nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tại Singapore, một người đã phục vụ gần 20 năm tại Ban Thư ký ASEAN ngày 10/6 nói với kênh ABS CBN News rằng các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông - Trường Sa nên thiết lập đường dây nóng khẩn cấp cũng như làm rõ tọa độ các khu vực yêu sách chủ quyền của mình.

Không thể trông chờ vào Mỹ chặn Trung Quốc bành trướng Biển Đông

Không thể trông chờ vào Mỹ chặn Trung Quốc bành trướng Biển Đông

Trung Quốc tiến hành chiến tranh tàng hình gây bất ổn toàn khu vực

"Trung Quốc tiến hành chiến tranh tàng hình gây bất ổn toàn khu vực"

Nếu Trung Quốc không muốn tuân thủ UNCLOS ở Biển Đông thì đừng ký

"Nếu Trung Quốc không muốn tuân thủ UNCLOS ở Biển Đông thì đừng ký"

Chalermpalanupap cho rằng một mạng lưới thông tin liên lạc khẩn cấp giữa các bên tranh chấp Biển Đông sẽ cho phép chính phủ các nước nhanh chóng liên lạc với nhau và giúp xoa dịu bất kỳ tình huống nguy hiểm nào trong khu vực tranh chấp trước khi nó leo thang thành một cuộc đụng độ vũ trang hoặc 1 cuộc khủng hoảng quốc tế. Điều này đã được Brunei đề xuất trong phiên họp của hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) lần thứ 7 và có thể được tiếp tục thảo luận và theo đuổi trong khuôn khổ tiến trình ADMM+, trong đó Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và 8 đối tác đối thoại sẽ bàn bạc các lĩnh vực hợp tác, bao gồm an ninh hàng hải. Ông cho biết sự cố nghiêm trọng trong khu vực tranh chấp xảy ra bởi vì các bên yêu sách chủ quyền hành động đơn phương để ngăn chặn 1 bên khẳng định "luật pháp quốc gia" và quyền tài phán hàng hải của họ. Các lực lượng phi vũ trang như Cảnh sát biển (Hải giám), Kiểm ngư (Ngư chính) của các bên tham gia hoạt động thường xuyên hơn trên Biển Đông với nguyên tắc "không sử dụng vũ lực", tuy nhiên không sử dụng vũ lực phải đi đôi với sự kiềm chế giữa các bên tranh chấp. Không sử dụng vũ lực hoặc không sử dụng vũ lực trước là một ý tưởng mà không bên tranh chấp nào từ chối. Nhưng theo Tiến sĩ Chalermpalanupap, không nên chỉ dựa vào nó để giữ hòa bình hoặc ngăn chặn các sự cố "khó chịu" trong tranh chấp Biển Đông. Tiến sĩ Ian Storey, một thành viên cao cấp của ISEAS cảnh báo trong một bài viết riêng biệt rằng tranh chấp Biển Đông đang tiếp tục diễn biến theo hướng nguy hiểm mặc dù ASEAN đang cố gắng tìm cách đàm phán với Trung Quốc về bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC. Chalermpalanupap cũng đưa ra ý tưởng Đài Loan, một bên tranh chấp hiện đang chiếm đóng (phi pháp) đảo Ba Bình nằm trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) nêu đề xuất các bên cùng rút quân đồn trú tại quần đảo Trường Sa, tuy nhiên đó không phải là một ý tưởng thực tế - PV.

Hồng Thủy (Nguồn: ABS CBN)