Xử lý bùn đỏ tại dự án bauxite Tây Nguyên có gì khác so với Hungary?

15/06/2013 07:48
Hoàng Lực - Thu Hồng
(GDVN) - Nhìn lại mỗi hiểm họa tràn bùn đỏ khiến 4 người tử nạn tại Hungary khiến nhiều nhà khoa học, người dân lo lắng cho công nghệ xử lý bùn đỏ tại các dự án bauxite Tây Nguyên. Dù cho phía nhà thầu Chalieco (Trung Quốc) đã cam kết độ PH là dưới 11 là mức độ an toàn theo quy định pháp luật.

Một trong những lo ngại lớn nhất khi thực hiện dự án bauxite Nhân Cơ là môi trường. Bởi vì khi khai thác bauxite sẽ làm mất rừng, ô nhiễm nguồn nước và đặc biệt những lo ngại về vấn đề xử lý bùn đỏ có chất dioxin, chất phóng xạ gây ra ô nhiễm nghiêm trọng như tại Hungary.

Tuy nhiên, trong buổi tiếp xúc báo chí mới đây đại diện ban quản lý dự án bauxite Nhân Cơ (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Vinacomin) những lo lắng này của các nhà khoa học, của người dân đã được tính toán kỹ và sẽ không gây ô nhiễm môi trường như lo ngại. Trước hết về vấn đề rừng, ông Bùi Quang Tiến, Giám độc dự án bauxite Nhân Cơ khẳng định rừng không còn tại khu vực Nhân cơ từ hơn chục năm qua.

Theo ông Bùi Quang Tiến, Giám đốc BQL dự án bauxite Nhân Cơ rừng tại khu vực này đã mất từ lâu
Theo ông Bùi Quang Tiến, Giám đốc BQL dự án bauxite Nhân Cơ rừng tại khu vực này đã mất từ lâu

Ông Bùi Quang Tiến đưa ra dẫn chứng đó là những bức ảnh chụp năm 2007 khu vực bauxite Đăk Nông. Theo đó rừng tại khu vực này chỉ còn hơn 4ha, chủ yếu là rừng cây Sao do người dân trồng. Nhưng thực tế hiện nay chỉ còn hơn 100 cây Sao còn được bảo quản.
Về vấn đề bùn đỏ tại nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ ông Bùi Quang Tiến, Giám đốc ban quản lý dự án bauxite Nhân Cơ quả quyết sẽ gây nguy hiểm và tác động môi trường. Theo đó từ mỏ, quặng nguyên khai được đưa vào nhà máy tuyển, rồi thành tinh quặng được đưa về bẳng băng tải và đưa về khu vực xử lý  nghiền.
Quá trình nghiền sử dụng nước và xút theo nồng độ đã tính toán, đưa nhiệt độ lên 145 độ, để tạo phản ứng tạo ra o xit nhôm. “Tạp chất còn lại chính là bùn đỏ. Bùn đỏ thực tế là không nguy hiểm, mà chính là nước xút nếu ở độ PH cao mới gây nguy hiểm.

Nhưng nhà thầu Chalieco (Trung Quốc) đã cam kết độ PH  là dưới 11 là mức độ an toàn theo quy định pháp luật. Bùn này khi vào da sau 15 phút thì sẽ bị bỏng da, nhưng nếu tắm rửa đi trước 15 phút thì không sao, và như là chất xút đậm đặc , chất tẩy rửa đậm đặc” – ông Tiến lý giải.
Công nghệ xử lý bùn đỏ tại các dự án bauxite tại Nhân Cơ và Tân Rai
Công nghệ xử lý bùn đỏ tại các dự án bauxite tại Nhân Cơ và Tân Rai
Lo ngại vấn đề bùn đỏ tại dự án bauxite Nhân Cơ sẽ gây họa như bùn đỏ tại Hungary. Trước dẫn chứng nguy hiểm của bùn đỏ cụ thể ở Hungary làm 4 người chết ông Tiến lý giải: “Cách thải của Hungary là khác, độ loãng của bùn đỏ Hungary là loãng, chất rắn dưới 30%  mà tiêu chuẩn là 45% và khi bị vỡ ra thì mọi người tập trung cứu người mà không chú ý gột rửa do đó chết 4 người”

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cảnh báo về dự án bauxit Tây Nguyên

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải "cảnh báo" về dự án bauxit Tây Nguyên

Làm rõ những nghi ngờ về ô nhiễm, hồ thải bùn đỏ dự án bauxite Nhân Cơ

Làm rõ những nghi ngờ về ô nhiễm, hồ thải bùn đỏ dự án bauxite Nhân Cơ

“Xử lý bùn đỏ phải chú ý là không được ngấm xuống đất vào nước ngầm do đó mới phải xây dựng hệ thống khu chứa bùn đỏ. Trong năm nay và năm sau chúng tôi sẽ xây dựng 2 khoang chứa bùn đỏ.

Gọi đây là hồ chứa bùn đỏ không đúng, vì mọi người sẽ liên tưởng đến nước, lõng bõng và có thể tràn ra. Chung quanh 2 khoang này là hệ thống mương bê tông , nước mưa sẽ chảy vào đây chứ không vào khu bùn đỏ để không tràn” – Ông Tiến nói tiếp.
Ông Tiến giải thích, bùn đỏ thực tế không nguy hiểm nhưng nếu nước xút bùn đỏ nếu ở độ PH cao thì với gây nguy hiểm. Tất cả lo lắng này nhà thầu Chalieco (Trung Quốc) cam kết độ PH là dưới 11 là mức độ an toàn theo quy định pháp luật. bùn này khi  vào  da sau khoảng 15 phút thì sẽ bị bỏng da, nhưng nếu tắm rửa đi trước 15 phút thì không sao.”
Về công nghệ xử lý chống thấm bùn đỏ xuống mạch nước ngầm tại dự án bauxite Nhân cơ theo ông Bùi Quang Tiến những khu vực dưới mực nước ngầm sẽ xây dựng Khu chứa bùn đỏ có nhiều lớp chống thấm.

Trong đó đầu tiên là đất sét dày khoảng 1m,  lèn chặt theo đúng yêu cầu thiết kế, và  tiếp theo là lớp sét 2 phân , tiếp theo là lớp vải địa kỹ thuật , tiếp đó dán lớp chống thấm 1.1mm lót bao kín mặt hồ , sau đó trên bề mặt đó, tiếp tục vải  địa kỹ thuật  và trên đó tiếp tục lèn sét và trên đó đặt các hệ thống ống , và người ta đổ lớp vật liệu sỏi , cát to bao trùm lên và tiếp đó vải địa kỹ thuật.
Cũng theo ông Tiến bùn đỏ không phải thải ào ào do cách 30  mét lại có một hệ thống van ống thải, có khu trung tâm điều khiển. Hiện nay, bùn đỏ được thải theo 3 dạng dựa vào hàm lượng chất rắn trong bùn.
Thứ nhất, Dạng lỏng : dựa vào hàm lượng chất rắn dưới 30%, tựa như bùn nhão . Dạng thải bùn đỏ này thường được áp dụng phổ biến từ những năm 70 về trước.
Thứ hai, Dạng thải cô đặc: bùn thải cô đặc , độ rắn 30-45%. Ở Việt Nam đang sử dụng công nghệ này và hầu hết các nhà máy trên thế giới đều áp dụng công nghệ này. Độ rắn các nhà thầu cam kết với dự án là 46%, sau khi chảy ra ngoài sau 10 ngày là khô cứng, có thể đi lên được.
Thứ ba, Dạng khô ép thành bánh cứng và có độ rắn trên 65%. Trên thế giới có làm, nhưng chủ yếu  thí nghiệm. Bùn dạng này xúc lên ô tô có thể chở được, nhưng rất nguy hiểm do bụi,  tốn kém vấn đề bảo quản không dễ dàng. Ở Việt Nam bùn đỏ sẽ được thải chồng lớp, cao dần lên, mưa cũng không bị chảy nhão ra. Ở nước ngoài, bùn đỏ cũng được đắp lên cao, khu chứa cũng ở trên cao. Gặp mưa cũng không bị vỡ .

Ở Việt Nam đang sử dụng công nghệ thải bùn đỏ có dạng cô đặ , độ rắn 30-45%
Ở Việt Nam đang sử dụng công nghệ thải bùn đỏ có dạng cô đặ , độ rắn 30-45%

Bùn đỏ cũng hoàn toàn không phải là một chất thải bỏ đi, theo ông Tiến trên thế giới bùn đỏ đã được thí nghiệm làm thép thành công. “Giám đốc dự án sản xuất thép từ bùn đỏ của Trung Quốc cũng đã sang thăm Việt Nam và hy vọng có cơ hội hợp tác để sản xuất thép.

Ngoài ra, có thể sản xuất ra gạch không nung nhưng chi phí chưa hiệu quả.  Bùn đỏ có thể sử dụng sau này, nhưng trước mắt để an toàn thì chôn lấp. Thời gian kéo dài thì khi gặp mưa có độ a xit trung hòa, bùn đỏ càng ngày càng giảm độ PH” – Ông Tiến cho biết.
Về việc bùn đỏ gây phóng xạ, ông Tiến khẳng định: “Bùn đỏ đúng là có phóng xạ nhưng hàm lượng rất thấp, quá nhỏ. Kể cả ở Hà Nội, TPHCM ở đâu cũng có cả, có điều là nồng độ quá nhỏ. Do đó khẳng định là bùn đỏ không nguy hiểm về phóng xạ”.
Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Thành Sơn, nếu pha rắn của bùn tại bauxite Tân Rai, Nhân Cơ chỉ có 46% vẫn là ướt, công nghệ này vẫn là thải ướt. Chất xút tuy độc hại cho người, nhưng lại rất đắt (khoảng 14 triệu đồng/tấn) nên phải thu hồi lại, nên công nghệ thải bùn về bản chất vẫn giống ở Hungary.
Hoàng Lực - Thu Hồng