J-20 Trung Quốc |
"Nguy cơ đụng độ trên Biển Đông vài tháng tới rất lớn"
Ấn Độ chưa bao giờ "dạy cho nước khác 1 bài học" như Trung Quốc đã làm
Kênh CCTV-4 thời sự quốc tế đài truyền hình trung ương Trung Quốc trong chương trình "Tiêu điểm trong ngày" hôm qua 23/6 đưa tin về hoạt động huấn luyện của chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 Trung Quốc J-20 được cho là có những bước tiến vượt bậc.Bản tin trên CCTV-4 nói rằng gần đây Trung Quốc đã tiếp tục bay thử nghiệm J-20 với các động tác bay thấp và xả xăng trên không trong trường hợp hạ cánh khẩn cấp. Trong tháng 3 vừa qua Trung Quốc đã cho bay thử thành công J-20 với các bài tập mang bom và mở khoang đạn. Đáng chú ý, CCTV-4 dẫn phân tích của giới chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng bán kính tác chiến của J-20 khoảng 2000 km, và CCTV-4 liên hệ đến khả năng một khi Biển Đông "hữu sự" có thể điều động J-20 cất cánh từ Tam Á - Hải Nam tham gia "hải chiến bãi Vạn An"!? Cái gọi là "bãi Vạn An" là tên gọi phía Trung Quốc áp đặt một cách phi lý, phi pháp và vô hiệu đối với Bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 229 hải lý về phía Đông Nam và Bắc Kinh đang cố gắng tuyên truyền cho cái gọi là "chủ quyền" phi pháp của mình tại đây bằng cách gán ghép bãi cạn này vào phạm vi quần đảo Trường Sa mà họ gọi là "Nam Sa".
Biên tập viên chương trình "Tiêu điểm trong ngày" đài CCTV 4 phát sóng hôm 23/6 rêu rao Trung Quốc sẽ kéo máy bay J-20 ra Bãi Tư Chính, Trường Sa của Việt Nam một khi "Biển Đông hữu sự" |
TQ không muốn đàm phán, dùng vũ lực chứng minh "chủ quyền" Biển Đông
Giới QS Trung Quốc: Đụng độ ở Biển Đông có thể xảy ra bất cứ lúc nào
Học giả diều hâu TQ: Tấn công đánh chiếm Trường Sa bất cứ lúc nào
CCTV-4 cho rằng một khi xảy ra tình huống xung đột ở Biển Đông - Trường Sa thì J-20 có thể chi viện hiệu quả cho hải quân và tham gia tác chiến chống tàu ngầm. Ngoài ra, giới quân sự Trung Quốc cho rằng nếu J-20 cất cánh từ đảo Phú Lâm (nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt phi pháp năm 1974 - PV) và bay ra Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) có thể rút ngắn được 1/3 hành trình so với bay từ Tam Á. Bản tin này cũng dẫn phân tích của giới chức quân sự Mỹ cho rằng J-20 ít nhất phải sau năm 2018 mới có thể đưa vào hoạt động trong biên chế. Hiện nay Trung Quốc đang sử dụng các chiến đấu cơ J-11, J-10, Su-27 và Su-30, hầu hết các dòng chiến đấu cơ này đều có bán kính tác chiến khoảng 1500 km và đều có khả năng tiếp dầu trên không.>>>DÀN "HỎA LỰC MỒM" TRUNG QUỐC RÊU RAO ĐÁNH CHIẾM TRƯỜNG SA<<< Cách đưa tin của đài CCTV-4 truyền hình trung ương Trung Quốc khiến công luận không khỏi đặt dấu hỏi về cái gọi là "trỗi dậy hòa bình" hay "phát triển hòa bình" mà lãnh đạo cấp cao nước này vẫn cổ súy trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Ngược lại, nó khiến người ta phải lo ngại về những dấu hiệu tích tụ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông nhằm chuẩn bị cho âm mưu sử dụng vũ lực ở Trường Sa trong tương lai mà gần đây một bộ phận học giả "diều hâu" nước này công khai rêu rao, cổ súy.
- 2 chiến hạm chở 600 lính thủy quân lục chiến Nga đang kéo đến Syria
- TQ muốn gác tranh chấp Biển Đông, Hoa Đông vì các vấn đề trong nước?!
- Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc làm suy yếu vai trò ASEAN ở Biển Đông
- CIA huấn luyện phiến quân Syria dùng vũ khí Nga chống lại quân Assad
- Nga bán S-300 VM cho Iran để tránh phải bồi thường 4 tỉ USD
- Hỗ trợ phiến quân Syria, Obama bị gọi là "tội phạm chiến tranh" tại G8
- Assad phản công dồn dập, phương Tây viện trợ khẩn cấp phiến quân Syria
- Trung Quốc "nhân đạo" cho Philippines tiếp tế ra Bãi Cỏ Mây?!
- Thủ tướng Anh kêu gọi đảo chính quân sự Syria lật đổ Tổng thống Assad
- Phiến quân Syria: Đã nhận được vũ khí mới có thể "thay đổi cuộc chơi"
Hồng Thủy