TQ nếu không vượt qua chủ nghĩa dân tộc, xung đột Biển Đông khó tránh

25/06/2013 08:04
Hồng Thủy (Nguồn: ISN)
(GDVN) - Nếu Tập Cận Bình không thể vượt qua được áp lực từ chủ nghĩa dân tộc trong nước đối với cái gọi là bảo vệ "chủ quyền" ở Biển Đông thì khó có thể loại trừ một cuộc xung đột vũ trang với láng giềng ở vùng biển này, Linda nhận định.
Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc
Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc
Linda Jakobson là Giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Viện Lowy từng có 20 năm sống và làm việc tại Trung Quốc và là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu chính sách đối ngoại, an ninh Trung Quốc nhận định trên mạng Quan hệ an ninh quốc tế (ISN) ngày 24/6, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan làm gia tăng khả năng xung đột ở Biển Đông, Hoa Đông.

TQ rêu rao Biển Đông hữu sự sẽ phái J-20 ra Bãi Tư Chính, Trường Sa

TQ rêu rao "Biển Đông hữu sự" sẽ phái J-20 ra Bãi Tư Chính, Trường Sa

Philippines: Cưỡng chế và bắt nạt là những thách thức ở Biển Đông

Philippines: "Cưỡng chế và bắt nạt" là những thách thức ở Biển Đông

TQ muốn gác tranh chấp Biển Đông, Hoa Đông vì các vấn đề trong nước?!

TQ muốn gác tranh chấp Biển Đông, Hoa Đông vì các vấn đề trong nước?!

Bà Linda cho rằng mối bận tâm về tốc độ tăng trưởng kinh tế và ổn định nội bộ vẫn là ưu tiên hàng đầu của giới lãnh đạo Trung Quốc cho nên những năm tới chính sách đối ngoại chỉ giữ một vai trò khiêm tốn. Đây là tin xấu đối với sự ổn định ở Đông Bắc Á, đặc biệt trong các trường hợp tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng. Ông Tập Cận Bình đang chịu nhiều áp lực từ các lĩnh vực của xã hội để giải quyết các vấn đề bức xúc trong nước, muốn duy trì quyền lực ông Bình phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Do những mối bận tâm này, chính sách đối ngoại của Trung Quốc có thể gây ra những phản ứng ngược. Linda Jakobson cho rằng điều này dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông do bản chất dễ bùng nổ của 2 thách thức cấp bách nhất trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc: Làm thế nào để giảm căng thẳng với Nhật Bản về nhóm đảo Senkaku và với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á xung quanh tuyên bố chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông. Thiếu sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc với các tranh chấp chủ quyền là một công thức cho thảm họa. Nếu xảy ra một sự cố trên biển hoặc trên không (với các bên tranh chấp), áp lực từ chủ nghĩa dân tộc bên trong Trung Quốc sẽ rất lớn và ổn định trong khu vực có thể đối mặt với nguy hiểm khi lãnh đạo mới của Trung Quốc chỉ phản ứng với các sự kiện diễn ra, một điều đã xảy ra thường xuyên trong những năm gần đây. Vai trò quốc tế của Trung Quốc không phải là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo quốc gia này hiện nay và ông Tập Cận Bình sẽ phải tập trung giải quyết các vấn đề trong nước. Điều này thể hiện ngay trong báo cáo chính trị đại hội 18 đảng Cộng sản Trung Quốc khi kế hoạch 5 năm tiếp theo chỉ có 1/10 nội dung đề cập đến chính sách đối ngoại. Về nhân sự, không có ai trong 7 thành viên Thường vụ Bộ chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất phụ trách đối ngoại. Một thách thức lớn đặt ra đối với ban lãnh đạo mới ở Trung Quốc là làm thế nào để quản lý các nguy cơ xung đột ở Biển Đông.
Học giả Linda Jakobson
Học giả Linda Jakobson
Trung Quốc đã từng thành công với chính sách đối ngoại khôn khéo với Đông Nam Á sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 thông qua việc ký hiệp ước Hữu nghị và hợp tác với ASEAN, thiết lập cơ chế ASEAN + 3 (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) và khởi xướng nhiều dự án chung trong khu vực hơn cả với Mỹ hay Nhật Bản.

Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc làm suy yếu vai trò ASEAN ở Biển Đông

Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc làm suy yếu vai trò ASEAN ở Biển Đông

Nhật muốn bàn với Philippines, Mỹ kế kiểm soát Trung Quốc trên biển

Nhật muốn bàn với Philippines, Mỹ kế kiểm soát Trung Quốc trên biển

Nguy cơ đụng độ trên Biển Đông vài tháng tới rất lớn

"Nguy cơ đụng độ trên Biển Đông vài tháng tới rất lớn"

Quy tắc ứng xử trên Biển Đông dậm chân tại chỗ chỉ vì Trung Quốc

Quy tắc ứng xử trên Biển Đông dậm chân tại chỗ chỉ vì Trung Quốc

Tuy nhiên kể từ năm 2010 những thiện chí mà Trung Quốc xây dựng tại Đông Nam Á trong hơn 1 thập kỷ đã bốc hơi. Các nước trong khu vực lo ngại Bắc Kinh đang sử dụng quyền lực chính trị, kinh tế và quân sự để ép buộc Philippines và Việt Nam chấp nhận cái gọi là tuyên bố "chủ quyền" (phi lý và phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời rêu rao rằng những hoạt động khai thác tài nguyên của Philippines và Việt Nam trong lãnh hải của mình là "vi phạm chủ quyền Trung Quốc". Tình hình Biển Đông thực tế phức tạp hơn bởi ngoài Trung Quốc, Philippines, Việt Nam ra, Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng tuyên bố chủ quyền với phạm vi, mức độ khác nhau. Ngoài ra, một số yếu tố làm gia tăng căng thẳng Biển Đông đã xuất hiện trong những năm gần đây: Một là chủ nghĩa dân tộc gia tăng đã tạo ra áp lực đối với các nhà lãnh đạo trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, hai là hoạt động thăm dò khai thác của các công ty tài nguyên đa quốc gia trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông đã được tăng cường. Và thứ 3, các hoạt dộng của các tàu công vụ Trung Quốc trên Biển Đông đối với những người họ xem là "vi phạm" đã trở nên "quyết đoán và táo bạo" hơn. Hành động của Trung Quốc trong vài năm trở lại đây mâu thuẫn với cam kết của nước này trong báo cáo chính trị đại hội 18 rằng Bắc Kinh muốn "củng cố quan hệ hữu nghị và tăng cường hợp tác cùng có lợi với các nước láng giềng. Trung Quốc đang tiếp tục xa rời các nước láng giềng Đông Nam Á bằng cách chống lại cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương, thay vào đó khăng khăng đòi đàm phán tay đôi với từng nước để giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột. Cách giảm căng thẳng ở Biển Đông khả thi nhất theo Linda Jakobson là Tập Cận bình nên chấp nhận cách tiếp cận đa phương để quản lý xung đột lợi ích bởi Trung Quốc đã bị mất uy tín chính trị khá nhiều ở Đông Nam Á vì tranh chấp Biển Đông. Nếu Tập Cận Bình không thể vượt qua được áp lực từ chủ nghĩa dân tộc trong nước đối với cái gọi là bảo vệ "chủ quyền" ở Biển Đông thì khó có thể loại trừ một cuộc xung đột vũ trang với láng giềng ở vùng biển này, Linda nhận định.

Hồng Thủy (Nguồn: ISN)