Tàu đổ bộ đệm khí Zubr do Ukraine chế tạo |
Ngày 25 tháng 6, tờ "Nam Hoa buổi sáng" có bài viết cho rằng, vào ngày 24 tháng 5, một chiếc tàu đổ bộ đệm khí đã đến Quảng Châu. Điều này gây phỏng đoán cho dư luận, nó có thể sẽ gia nhập Hạm đội Nam Hải, trong giao đoạn quan hệ giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ, Hạm đội Nam Hải phụ trách thực hiện các nhiệm vụ tại biển Đông.
Báo Hồng Kông cho biết, Trung Quốc chi 315 triệu USD mua sắm 4 tàu đệm khí quân dụng cỡ lớn nhất thế giới của Ukraine - tàu đổ bộ đệm khí Zubr, điều này có thể làm cho các nước láng giềng của Trung Quốc cảm thấy lo ngại, nhưng có chuyên gia quân sự lại xem nhẹ loại tàu này, cho rằng chúng là "đồ chơi khổng lồ".
Bài viết dẫn lời Ngũ Thế Văn, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan cho rằng, tàu đổ bộ đệm khí không thích hợp cho sử dụng ở biển Đông, "tất cả các hòn đảo có liên quan đến tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh và các nước Đông Nam Á khác đều rất nhỏ, một số thậm chí còn nhỏ hơn cả một chiếc tàu".
Tạp chí "Học giả Ngoại giao" có trụ sở tại Tokyo cho rằng, tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr cao gần 4 tầng lầu, lượng giữa nước 555 tấn, hành trình 300 hải lý, tốc độ cao nhất là 60 hải lý/giờ, thời gian chạy liên tục là 5 ngày, lượng hàng mang theo khoảng 150 tấn, hơn gấp đôi tàu đổ bộ đệm khí đang trong biên chế của Hải quân Mỹ và Nhật Bản.
Bài báo cho rằng, những tàu đổ bộ đệm khí này không thể tiến hành chạy qua lại đối với đảo Senkaku. Hoàng Đông, nhà quan sát quân sự của Ma Cao cho rằng: "Đảo Senkaku cách Trung Quốc trên 200 hải lý, nhưng hành trình lớn nhất của tàu đổ bộ đệm khí này chỉ là 300 hải lý, điều này có nghĩa là nó cần có tàu tiếp nhiên liệu cùng đi".
Ông còn nói, năng lực trên không và trên biển của Nhật Bản mạnh hơn Quân đội Trung Quốc, khi tàu đổ bộ đệm khí áp sát đảo Senkaku sẽ biến thành một mục tiêu tấn công khổng lồ, rất dễ bị Nhật Bản bắn chìm.
Hoàng Đông nói, tốc độ cao nhất của tàu đổ bộ đệm khí Zubr là 60 hải lý/giờ, khi chạy nó có thể làm sóng cuộn lên rất lớn, đồng thời làm cho tàu hộ vệ tiên tiến nhất của Quân đội Trung Quốc khó mà áp sát nó, tốc độ cao nhất của những tàu hộ vệ này khoảng 45-60 hải lý/giờ.
Tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đều không đuổi kịp tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr, nhưng so với máy bay chiến đấu, nó lại chậm hơn nhiều. Điều này có nghĩa là, tàu đổ bộ này có thể sẽ phải tác chiến độc lập trên biển, bởi vì không có tàu chiến có thể bảo vệ nó.
Nghê Lạc Hùng, chuyên gia vấn đề hải quân Thượng Hải, Trung Quốc cho rằng: "Do công dụng có hạn, chúng ta sẽ không sở hữu tàu đổ bộ đệm khí quá nhiều... Nhưng, với tư cách là nước lớn trên biển đang trỗi dậy, Trung Quốc cần đến tàu đổ bộ đệm khí để hoàn thiện kho vũ khí hải quân của mình".
Một chuyên gia của Hiệp hội nghiên cứu chính sách cao đẳng-đại học Đài Loan cho rằng, tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr có thể sẽ trở thành phương tiện huấn luyện trong các cuộc diễn tập đổ bộ của Quân đội Trung Quốc.
Ông nói, tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr đầu tiên có thể được sử dụng làm phương tiện huấn luyện như tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của Trung Quốc. Theo ông, "đứng trước một loại vũ khí mới, Hải quân Trung Quốc cần có thời gian mới có thể đưa ra mô hình tác chiến mới, để nó tích hợp với các hệ thống khác".
>> Thủ đoạn chiến thuật của TQ khi sử dụng tàu đệm Zubr trên Biển Đông