Dù ký được COC với Trung Quốc, Biển Đông chưa chắc đã bình yên

04/07/2013 05:40
Hồng Thủy
(GDVN) - Dù có ký được COC, nhưng không ai chắc chắn nó có được tuân thủ đầy đủ hay không, liệu các bên có chấp nhận thỏa hiệp hay không. "Nếu không có sự thỏa hiệp từ cả hai phía, họ sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề (tranh chấp Biển Đông)"
Ông Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc
Ông Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc
Căng thẳng leo thang trên Biển Đông đã trở thành chủ đề làm nóng bàn Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN và diễn đàn an ninh khu vực vừa kết thúc tại Brunei sau 4 ngày làm việc thu hút sự chú ý đặc biệt của công luận.

ASEAN không thể lớn mạnh nếu không giải quyết vấn đề Biển Đông

ASEAN không thể lớn mạnh nếu không giải quyết vấn đề Biển Đông

Mặc dù cuối cùng Trung Quốc cũng chấp nhận sẽ cùng ASEAN "tham vấn" về COC, nhưng tương lai cho một khu vực Biển Đông hòa bình và ổn định vẫn chưa có gì chắc chắn.
Đã 11 năm trôi qua kể từ khi ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC năm 2002), đồng thời đặt vấn đề đàm phán ký kết bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) có tính ràng buộc pháp lý chặt chẽ hơn, nhưng đến hiện tại COC vẫn là một điều gì đó xa vời. Lần nào Bắc Kinh cũng tìm lý do trì hoãn đàm phán, ký kết COC với cái cớ thời điểm chưa "chín muồi". Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Brunei vừa rồi đã trở thành nơi

Rosario phản pháo Vương Nghị ngay tại Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN

Rosario phản pháo Vương Nghị ngay tại Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN

"giao tranh" trên mặt trận ngoại giao - truyền thông giữa Trung Quốc và Philippines với những lời cáo buộc gay gắt và phản ứng quyết liệt. Trung Quốc tỏ ra thiện chí với việc chấp nhận "tham vấn" COC với ASEAN mà không phải đàm phán, trong khi nó vẫn khăng khăng cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi" phi lý và phi pháp với gần như toàn bộ Biển Đông cũng như nhất định đòi đàm phán tay đôi với từng nước tranh chấp. Một nhà ngoại giao đã nói với Kyodo News bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Brunei rằng COC được ký kết không có nghĩa là vấn đề tranh chấp Biển Đông được giải quyết bởi còn quá nhiều điều chờ đợi phía trước.

Mỹ khuyên Trung Quốc ra tòa, Tập Cận Bình quyết không đổi chác

Mỹ khuyên Trung Quốc ra tòa, Tập Cận Bình "quyết không đổi chác"

Dù có ký được COC, nhưng không ai chắc chắn nó có được tuân thủ đầy đủ hay không, liệu các bên có chấp nhận thỏa hiệp hay không. "Nếu không có sự thỏa hiệp từ cả hai phía, họ sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề (tranh chấp Biển Đông)", nhà ngoại giao này nói. Trong khi vấn đề "thỏa hiệp" thì ngay từ khi lên cầm quyền, ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc đã khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng không có chuyện Trung Quốc thỏa hiệp, đặc biệt là đối với những cái gọi là lợi ích cốt lõi như "chủ quyền" hay an ninh quốc gia. Chính vì vậy khó có thể xem động thái chấp nhận "tham vấn" COC với ASEAN từ phía Trung Quốc là một bước tiến thực chất trong việc kiểm soát nguy cơ xung đột ở Biển Đông, và nhiều khả năng họ sẽ tiếp tục viện dẫn cái gọi là "thời cơ chưa chín muồi" để lảng tránh nó.* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

Hồng Thủy