CÚ NHẢY VỌT CỦA ISRAEL
Câu chuyện nông trang chỉ là một phần của quỹ đạo chung trong cuộc cách mạng kinh tế Israel. Dù theo chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa phát triển hay lai giữa hai loại, thành tích kinh tế của Israel trong 20 năm đầu vẫn rất ấn tượng. Từ năm 1950 đến hết năm 1955, kinh tế Israel tăng trưởng khoảng 13% mỗi năm, mức tăng trưởng hằng năm chỉ quanh quẩn dưới 10% những tưởng với Chính phủ Israel vào những năm 1950, phản ứng họ nhận được đi từ sự hoài nghi đến giễu cợt. Vào thời điểm đó, hàng hóa thiết yếu như sữa và trứng vẫn còn khan hiếm, và hàng ngàn người tị nạn mới đến vẫn phải sống trong lều, nên không có gì ngạc nhiên khi hầu hết các vị bộ trưởng đều nghĩ rằng Israel không đủ khả năng và cũng khó thành công với nỗ lực đó.
Start-up Nation nhằm giúp người Việt giải mã hiện tượng Israel thông qua nhiều câu chuyện kỳ thú làm toát lên phẩm chất vượt trội của con người và đất nước Israel, từ đó khởi động tâm thế và tinh thần kiến quốc khởi nghiệp của người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. |
Nhưng Peres đã thuyết phục được David Ben-Gurion rằng Israel có thể bắt đầu sửa chữa các máy bay còn lại từ Thế chiến II. Họ thành lập một doanhnghiệp mà lúc đó là lớn nhất ở Israel. Bedek cuối cùng trở thành Israel Aircraft Industries, doanh nghiệp dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực hàng không. Trong suốt giai đoạn phát triển này của Israel, các doanh nghiệp tư nhân có thể không có vai trò quan trọng, do những nhu cầu lớn và cấp bách nhất của nền kinh tế là rất rõ ràng. Song hệ thống này đã sụp đổ khi nền kinh tế dần trở nên phức tạp hơn. Theo nhà kinh tế học người Israel, Yakir Plessner, một khi chính phủ làm nền kinh tế bị bão hòa với ngân sách lớn dành cho cơ sở hạ tầng, chỉ có thể trông cậy vào các doanh nhân để thúc đẩy tăng trưởng; chỉ họ mới có thể tìm thấy “những ngách hẹp của lợi thế tương đối”.
"Quốc gia khởi nghiệp", quyển sách "hớp hồn" CEO Đặng Lê Nguyên Vũ
Quốc gia khởi nghiệp, quyển sách "hớp hồn" CEO Đặng Lê Nguyên Vũ (P2)
“Bí quyết” vươn mình ra 26 nước trên thế giới của nữ tướng Vinamilk
Việc chuyển đổi từ phát triển tập trung sang nền kinh tế tư nhân lẽ ra đã phải xuất hiện vào giữa những năm 1960. Khoảng thời gian 20 năm từ 1946 đến 1966. Tuy nhiên, khi nhìn lại quá khứ, rõ ràng màn trình diễn của nền kinh tế Israel một phần là nhờ sự can thiệp của chính phủ, thay vì để nó tự phát. Trong suốt những giai đoạn đầu của bất cứ nền kinh tế sơ khai nào, luôn có nhiều cơ hội dễ nhận biết cho đầu tư quy mô lớn: Đường xá, hệ thống nước, nhà máy, cầu cảng, mạng lưới điện và xây dựng nhà cửa. Những khoản đầu tư khổng lồ của Israel dành cho các dự án như hệ thống dẫn nước quốc gia Israel, dẫn nước biển Galilee từ phía Bắc xuống vùng Negev khô hạn ở phía Nam đã giúp kích thích tốc độ tăng trưởng cao. Sự phát triển thần tốc của nhà cửa ở các nông trang đã tạo ra tăng trưởng trong xây dựng và các ngành dịch vụ. Nhưng điều quan trọng khi không khái quát hóa chính là: Nhiều nước đang phát triển khi triển khai các dự án cơ sở hạ tầng lớn đã lãng phí lượng ngân sách nhà nước khổng lồ vì tham nhũng và sự thiếu hiệu quả của chính phú. Israel cũng không phải là một ngoại lệ. Mặc dù các dự án cơ sở hạ tầng có lẽ là yếu tố dễ nhận thấy nhất, song điều gây ấn tượng hơn cả là sự hình thành một cách thận trọng của các ngành công nghiệp, chẳng hạn các dự án kinh doanh từ bên trong nhà nước. Shimon Peres và Al Schwimmer, một người Mỹ từng buôn lậu máy bay và vũ khí vào Israel trong suốt Cuộc chiến Độc lập đã nuôi giấc mơ tạo dựng ngành công nghiệp hàng không của Israel. Khi họ trình bày ý tưởng khác diễn ra sáu năm sau đó, cuộc chiến Yom Kippur năm 1973, đã không không mang lại sự thúc đẩy kinh tế tương tự. Israel đã hứng chịu con số thương vong nặng nề (ba ngàn người chết và hàng ngàn người khác bị thương) và thiệt hại to lớn về cơ sở hạ tầng. Trong tình cảnh buộc phải huy động số lượng lớn quân dự bị, quân đội Israel đã kéo hầu hết lực lượng lao động khỏi nền kinh tế trong sáu tháng. Ảnh hưởng của một đợt tổng động viên dai dẳng như vậy đã làm tê liệt các công ty và thậm chí toàn bộ các ngành công nghiệp. Hoạt động kinh doanh cũng bị ngưng trệ. Trong bất cứ môi trường kinh tế bình thường nào, thu nhập cá nhân của giới lao động trong nước cũng sẽ bị giảm theo.
Cuộc chiến Sáu ngày xảy ra, từ ngày 6 tháng 6 năm 1967, Israel đã chiếm Bờ Tây, Dải Gaza, bán đảo Sinai và cao nguyên Golan. |
Nhưng ở Israel lại không thế. Thay vì để cho tiền lương rơi tự do, chính phủ đã chống đỡ bằng một phương tiện mà kết quả là dẫn đến mức nợ công rất cao. Để cố gắng bù đắp cho khoản nợ mỗi ngày một phình to, mọi mức thuế – bao gồm cả thuế đánh vào vốn đầu tư – đều tăng. Các khoản nợ ngắn hạn có lãi suất cao được sử dụng để tài trợ cho các khoản thâm hụt tài chính, về sau đã làm tăng khoản trả lãi. Tất cả những điều này trùng hợp với sự suy giảm số dân nhập cư thuần. Người nhập cư mới luôn là nguồn sinh lực chủ yếu cho nền kinh tế của Israel. Đã từng có tăng trưởng ròng số lượng nhập cư khi khi các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn đã được thực hiện. Vào năm 1966, khi không còn mục tiêu đáng kể để đầu tư, Israel lần đầu tiên nếm trải mức tăng trưởng kinh tế gần như bằng không. Điều này lẽ ra đã đủ để thuyết phục chính phủ Israel mở cửa nền kinh tế cho các doanh nghiệp tư nhân. Nhưng thay vào đó, những sự cải cách cấp bách lại bị trì hoãn vì Cuộc chiến Sáu ngày. Chỉ trong một tuần kể từ ngày 6 tháng 6 năm 1967, Israel đã chiếm Bờ Tây, Dải Gaza, bán đảo Sinai và cao nguyên Golan. Tổng diện tích của các vùng lãnh thổ này gấp ba lần đất nước Israel. Bỗng nhiên, một lần nữa, chính phủ Israel lại bận rộn với các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn. Và bởi vì quân đội Israel cần thiết lập vị trí tại những vùng lãnh thổ mới, các khoản ngân sách khổng lồ được dành cho các công trình quốc phòng, an ninh biên giới và những cơ sở hạ tầng tốn kém khác. Đây là một chương trình “kích thích” kinh tế khổng lồ. Kết quả là từ năm 1967 đến 1968, đầu tư cho thiết bị xây dựng đã tăng 725%. Thời điểm xảy ra cuộc chiến đã giúp củng cố bản năng sống còn của những chuyên gia hoạch định kế hoạch trung ương của Israel.* Còn nữa... Nội dung tiếp theo của chương 6: “THẬP KỶ MẤT MÁT” CỦA ISRAEL
Đáp án chính thức môn Toán xem tại đây.
Đáp án chính thức môn Vật lý xem tại đây.
Đáp án chính thức môn Hóa học khối A xem tại đây.
Đáp án chính thức môn tiếng Anh khối A1 xem tại đây.
P.V (trích từ sách Quốc gia khởi nghiệp)