Xuyên suốt cuốn sách, chúng tôi đã chỉ ra rằng văn hóa ứng biến và chống phân cấp quản lý của quân đội Israel đã đi theo người Israel vào trong các doanh nghiệp và giúp định hình nền kinh tế Israel. Văn hóa này, khi kết hợp cùng thành tựu công nghệ Israel thu được từ các đơn vị quân sự tinh nhuệ, và từ công nghiệp quốc phòng nhà nước sẽ tạo thành một hỗn hợp hiệu nghiệm. Nhưng sự hình thành của nền công nghiệp quốc phòng Israel không hề bình thường. Một quốc gia quá nhỏ lại có tổ hợp công nghiệp quốc phòng quốc phòng có liên quan của Lầu Năm Góc đã thúc đẩy một thế hệ những khám phá mới mà sau này đều được thương mại hóa, tạo ra tác động gây thay đổi nền kinh tế. Chiến dịch phối hợp nghiên cứu và phát triển này đã sinh ra những khối doanh nghiệp hoàn toàn mới trong ngành viễn thông và điện tử hàng không, cũng như sinh ra chính Internet, và trở thành di sản của lời đáp trả Mỹ dành cho Sputnick. Israel cũng có khoảnh khắc Sputnick của riêng mình, sau Mỹ mười năm.
Quốc gia khởi nghiệp” là câu chuyện viết về sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Israel từ lúc lập quốc cho đến khi trở thành quốc gia có nền công nghệ hàng đầu thế giới.... |
Ngay trước Cuộc chiến Sáu ngày năm 1967, Charles De Gaulle đã dạy Israel bài học vô đối về cái giá của sự lệ thuộc. De Gaulle, một người sáng lập Nền Cộng hòa thứ năm của Pháp, đã tham gia rồi rời khỏi các vị trí chính phủ và quân sự cấp cao kể từ Thế chiến II, và giữ chức Tổng thống từ năm 1959 đến 1969. Sau khi Israel giành độc lập, De Gaulle đã lập liên minh với nhà nước Do Thái và nuôi dưỡng thứ được các lãnh đạo Israel tin là tình hữu nghị sâu sắc. Liên minh bao gồm việc Pháp viện trợ cho Israel các trang thiết bị quân sự quan trọng và máy bay chiến đấu, thậm chí còn có một thỏa thuận bí mật để hợp tác sản xuất vũ khí hạt nhân. Giống như các nhà nước bé nhỏ, Israel thích mua các hệ thống vũ khí lớn từ nước khác hơn là đầu tư những nguồn lực khổng lồ để sản xuất chúng. Nhưng bản địa là điều chưa từng nghe thấy. Nguồn gốc của nó bắt rễ từ sự phản bội bi đát chỉ sau một đêm của một đồng minh thân cận. Cách hay nhất để hiểu khoảnh khắc Israel bị dội nước là thông qua một cú sốc có tác động tương tự với người Mỹ.
Quốc gia khởi nghiệp, quyển sách "hớp hồn" CEO Đặng Lê Nguyên Vũ (P6)
Quốc gia khởi nghiệp, quyển sách "hớp hồn" CEO Đặng Lê Nguyên Vũ (P4)
Trong những năm tăng trưởng nhanh sau chiến tranh, vị thế toàn cầu của Mỹ bất ngờ bị hạ gục khi Liên Xô qua mặt Hoa Kỳ bằng cách phóng vệ tinh không gian đầu tiên – Sputnik 1. Việc người Liên Xô có thể dẫn đầu cuộc chạy đua vào không gian đã làm đa số người Mỹ sửng sốt. Nhưng hồi tưởng lại, đây lại là cú nhảy vọt cho kinh tế Mỹ. Nhà kinh tế học sáng tạo John Kao nói Sputnik “là một hồi chuông cảnh tỉnh, và nước Mỹ đã trả lời. Chúng tôi điều chỉnh chương trình dạy ở trường để nhấn mạnh việc dạy môn toán và khoa học. Chúng tôi thông qua Đạo luật Giáo dục Quốc phòng trị giá 900 triệu USD (khoảng 6 tỉ USD theo thời giá hiện tại) để cấp học bổng, khoản vay cho sinh viên và trang thiết bị cho trường học”. NASA và chương trình Apollo được thành lập, và một cơ quan tương tự thuộc Bộ Quốc phòng cũng được thành lập mới và chuyên tâm vào việc khuyến khích cộng đồng R&D dân sự. Hơn một thập kỷ sau đó, Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng. Quốc gia bé nhỏ lần đầu tiên có một nhà cung cấp vũ khí tầm quốc gia đáng tin cậy và xuất sắc. Sau khi Ai Cập quốc hữu hóa Kênh đào Suez vào năm 1956, mối quan hệ trên còn thắm thiết hơn. Pháp dựa vào Kênh đào Suez trong việc vận tải biển từ khu vực này đến châu Âu. Quân đội Israel đảm bảo Pháp tiếp cận được với Suez, đổi lại, Pháp trút cho Israel thêm nhiều vũ khí. Nguồn viện trợ ngày càng tăng khi Pháp cùng Israel hợp tác trong nhiều chiến dịch. Cơ quan tình báo của De Gaulle ghi nhận sự giúp đỡ của Israel trong việc làm suy yếu phong trào chống Pháp tại Algeria, một trong những thành trì thuộc địa của Pháp. Năm 1960, Pháp hứa viện trợ Israel 200 xe tăng AMX-13 và 72 máy bay chiến đấu Mystere trong vòng mười năm tiếp theo. Nhưng vào ngày 2 tháng 6 năm 1967, ba ngày trước khi Israel tấn công phủ đầu Ai Cập và Syria, De Gaulle đột ngột cắt đứt quan hệ với Israel. “Pháp sẽ không chấp thuận, và càng không ủng hộ quốc gia đầu tiên sử dụng vũ lực”, ông nói với nội các của mình. Nhưng chỉ quyết định của De Gaulle thì chưa đủ để tháo ngòi một cuộc chiến Trung Đông. Nhiều tình huống mới đòi hỏi phải có những liên minh mới với Pháp. Năm 1967, Pháp rút khỏi Algeria vào tháng 5 năm 1950, Hoa Kỳ, Anh và Pháp đã cùng nhau ban hành Tuyên bố chung Ba bên nhằm hạn chế việc bán vũ khí đến Trung Đông. Thiếu nguồn cung sẵn sàng từ bên ngoài, Israel đã bắt đầu ngành vũ khí với các nhà máy bí mật sản xuất súng đạn. Một nhà máy hoàn toàn được giấu kín dưới mặt đất, bên dưới một tiệm giặt ủi kibbutz, những máy giặt được chạy suốt ngày đêm để át tiếng ồn bên dưới. Được xây nhờ các thiết bị thời hậu chiến buôn lậu từ Mỹ, vào năm 1948 nhà máy này sản xuất hàng trăm súng máy mỗi ngày. Những nhà máy xây tạm được bổ sung nguồn cung súng được buôn lậu từ khắp nơi trên thế giới. David Ben-Gurion đã gửi đặc phái viên ra nước ngoài để thu thập vũ khí từ tận những năm 1930. Ví dụ, vào năm 1936, Yehuda Arazi đã tìm cách chứa súng trường trong một nồi hơi nước từ Ba Lan đến cảng Haifa. Năm 1948, ông đóng vai một vị đại sứ từ Nicaragua để đàm phán mua năm giàn súng đại liên của Pháp. Người Israel thực hiện trót lọt các âm mưu này cho đến khi Liên Xô – thông qua Tiệp Khắc – làm ngơ Hiệp ước Ba bên để thực hiện hợp đồng bán vũ khí lớn trị giá 250 triệu USD cho Ai Cập vào năm 1955. Để đáp trả, De Gaulle đứng về phe bên kia. Ở nhiều vị trí, người Israel đã bị máy bay do thám Pháp, một tàu R.A.F Canberra của Malta, tàu chở dầu Liên Xô, rừng radar của hạm đội 6 của Mỹ, máy quay truyền hình và cả ngư dân Ý phát hiện”. Tuy nhiên, những trò luồn lách này không thể bù đắp cho sự thật nghiệt ngã: Cuộc chạy đua vũ trang Trung Đông đang leo thang đúng vào lúc Israel mất hầu hết nguồn cung máy bay và vũ khí vốn không thể thiếu.
Vào ngày 2 tháng 6 năm 1967, ba ngày trước khi Israel tấn công phủ đầu Ai Cập và Syria, De Gaulle đột ngột cắt đứt quan hệ với Israel. Nhưng chỉ quyết định của De Gaulle thì chưa đủ để tháo ngòi một cuộc chiến Trung Đông. |
Lệnh cấm vận năm 1967 của Pháp đã đặt Israel vào thế vô cùng ngặt nghèo. Trước cuộc chiến năm 1967, Hoa Kỳ bắt đầu bán các hệ thống vũ khí cho Israel, bắt đầu với tên lửa đất đối không Hawk dưới thời Kennedy vào năm 1962. Khi đó, lựa chọn số một của Israel là để Hoa Kỳ thế chỗ Pháp làm nhà cung cấp vũ khí chính cho Israel. Nhưng sự phản bội của Pháp đã tạo ra sự tin tưởng trong Israel rằng họ không thể tiếp tục lệ thuộc quá nhiều vào các nhà cung cấp vũ khí nước ngoài. Israel quyết định phải hành động nhanh chóng nhằm sản xuất các hệ thống vũ khí lớn như xe tăng hay máy bay chiến đấu, mặc dù chưa có nước nhỏ nào thành công trong việc này. Nhu cầu tự chủ đã tạo ra xe tăng Merkava, được ra mắt lần đầu năm 1978 và giờ đã sản xuất đến thế hệ thứ tư. Nhu cầu này dẫn đến việc tạo ra Nesher – phiên bản sau cuộc chiến Bắc Phi dai dẳng và cay đắng, ưu tiên của De Gaulle giờ là nối lại quan hệ với thế giới Ả-rập. Pháp không còn hứng thú sát cánh cùng Israel. “Pháp dưới thời De Gaulle không có bạn, mà chỉ có lợi ích”, tuần báo Le Nouvel Observateur của Pháp ở thời điểm đó nhấn mạnh. Người kế nhiệm De Gaulle, Georges Pompidou, tiếp nối chính sách này sau khi nhậm chức năm 1969. 200 xe tăng AMX lúc đầu được Pháp cam kết giao cho Israel lại được chuyển đến Libya, và Pháp thậm chí còn chuyển 50 chiến đấu cơ Mirage mà Israel đã trả tiền cho Syria, một trong những kẻ thù hung hăng nhất của Israel. Người Israel nhanh chóng tìm kiếm các biện pháp thay thế. Nhà sáng lập không quân Israel, Al Schwimmer tự chiêu mộ một kỹ sư Thụy Sĩ có cảm tình với Israel để kỹ sư này đưa cho ông bản thiết kế động cơ Mirage và Israel có thể sao chép mẫu chiến đấu cơ. Israel cũng quay về với chiến lược buôn lậu có từ trước ngày lập quốc. Trong một nhiệm vụ năm 1969, năm tàu chiến do người Israel điều khiển đã vượt chặng đường dài 3 nghìn dặm để trốn chạy từ Pháp về Israel. Trị giá hàng triệu USD, những tàu tuần dương này đã được hứa giao cho Israel trước cuộc cấm vận mới. Như tạp chí Time miêu tả sinh động vào năm 1970: “Từ thời Bismarck chưa từng có cuộc truy lùng chiếc máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới khi biết nó sẽ không bao giờ được đưa vào sử dụng”. Dù chương trình bị hủy, việc phát triển Lavi để lại ảnh hưởng rõ rệt trong quân đội. Thứ nhất, người Israel đã tạo ra một bước đột phá về tinh thần: Họ đã cho chính bản thân, đồng minh và kẻ thù thấy họ không phụ thuộc vào bất cứ ai khác để có được một trong những nhân tố cơ bản nhất cho sự tồn vong của đất nước – một chương trình sản xuất máy bay chiến đấu hiện đại. Thứ hai, vào năm 1988, Israel đã gia nhập câu lạc bộ của khoảng hơn 10 quốc gia đã phóng thành công vệ tinh vào không gian – một thành tựu không thể đạt được nếu thiếu những kiến thức công nghệ tích lũy được trong quá trình phát triển máy bay Lavi. Và thứ ba, mặc dù Lavi bị hủy bỏ, hàng tỉ USD đầu tư vào chương trình đã nâng tầm Israel lên một đẳng cấp mới trong ngành điện tử hàng không và, theo cách nào đó, đã giúp Israel nhảy vào đợt bùng nổ công nghệ cao sau đó. Khi chương trình bị đóng cửa, 1.500 kỹ sư bất ngờ mất việc làm. Vài người trong số họ ra nước ngoài, nhưng phần lớn ở lại, đưa đếnkết quả là sự kết hợp lớn giữa các tài năng kỹ thuật trong các ngành quân sự với khối dân sự. Các tài năng lớn về công nghệ từng tập trung cho một chiếc máy bay đã bất ngờ được giải phóng vào cả nền kinh tế. Israel của chiến đấu cơ Mirage – rồi sau đó đến Kfir, bay lần đầu năm 1973. Tuy nhiên, dự án tham vọng hơn tất cả là việc sản xuất chiến đấu cơ Lavi, dùng động cơ do Mỹ sản xuất. Chương trình được góp vốn chung giữa Israel cùng Hoa Kỳ. Lavi được thiết kế không chỉ để thay thế Kfir mà còn để trở thành một trong những chiến đấu cơ hàng đầu thế giới. Lavi được phát triển toàn diện vào năm 1982; vào cuối năm 1986 chiếc đầu tiên đã được cho bay công bố. Nhưng vào tháng 8 năm 1987, sau khi hàng tỉ USD đã được chi để chế tạo năm phi cơ mẫu, sức ép từ Israel và Mỹ đã dẫn tới sự hủy bỏ chương trình; đầu tiên là sức ép từ Quốc hội Mỹ rồi đến cuộc bỏ phiếu 12 chống 11 thuận trong nội các Israel. Nhiều năm sau, dự án và việc nó bị hủy bỏ vẫn gây tranh cãi: Có người tin rằng ngay từ đầu đây đã là một dự án bất khả thi, lãng phí thời gian ngay từ lúc khởi sự, người khác lại cho rằng đây là một cơ hội vàng son bị bỏ lỡ. Trong một bài viết năm 1991 trên tạp chí Flight International, xuất bản trong chiến dịch Bão táp Sa mạc, một biên tập viên viết về cảm nhận khi bay trên chiếc Lavi vào năm 1989: “Giờ đây trong khi liên quân đang chiến đấu ở vùng Vịnh, họ đã để mất chiếc chiến đấu cơ mà họ cần. Thật xấu hổ khi tôi phải lái nó”. Sự gia tăng đầu tư nghiên cứu và phát triển khoa học quân sự sau khi bị Pháp cấm vận đã tạo ra một thế hệ kỹ sư Israel giàu kinh nghiệm. Nhưng điều nào đã không xúc tác cho giới doanh nghiệp khởi nghiệp của Israel nếu như không được kết hợp với một thứ khác: Một phương pháp tiếp cận đa lĩnh vực sâu sắc, và sự sẵn lòng thử nghiệm bất cứ điều gì, dù có gây bất ổn đến đâu cho các hình thái xã hội. Yossi Gross, một trong những kỹ sư của Lavi sinh ra tại Israel. Mẹ ông, người sống sót khỏi trại tập trung Auschwitz, di cư khỏi châu Âu sau cuộc diệt chủng người Do Thái. Là một sinh viên tại Israel, Gross được đào tạo ngành kỹ sư hàng không tại Technion rồi làm việc tại Israel Aircraft Industries (IAI) trong bảy năm. Gross, một kỹ sư bay thử nghiệm tại IAI, bắt đầu sự nghiệp trong bộ phận thiết kế. Khi ông có sáng kiến mới cho càng hạ cánh, cấp trên của ông nói đừng quan tâm đến việc sáng tạo mà chỉ cần sao chép mẫu F-16 của Mỹ. “Tôi làm việc trong một công ty lớn với 23 nghìn nhân viên, mà không thể sáng tạo”, ông nhớ lại. Không lâu sau khi Lavi bị hủy, Gross quyết định rời không chỉ IAI mà cả ngành hàng không. “Trong lĩnh vực hàng không, bạn không thể làm một doanh nhân. Chính quyền sở hữu ngành này, và các dự án đều khổng lồ. Nhưng tôi đã học được rất nhiều kỹ thuật ở đó, những thứ sẽ giúp tôi rất nhiều về sau”. Cựu kỹ sư hàng không này về sau đã thành lập 17 doanh nghiệp và phát triển hơn 300 bằng sáng chế. Nên theo nghĩa nào đó, Yossi Gross nên cám ơn Pháp. Charles De Gaulle không hề có ý định giúp kích thích nền công nghệ của Israel. Tuy nhiên bằng việc thuyết phục người Israel rằng họ không thể lệ thuộc vào các hệ thống vũ khí nước ngoài, quyết định của De Gaulle đã tạo nên sự đóng góp chủ chốt cho nền kinh tế Israel.
>>> Xem đáp án môn Hóa khối B tại đây (bản PDF)
>>> Xem đề thi Hóa vào khối B tại đây (bản PDF)
>>> Đáp án môn thi tiếng Anh khối D tại đây (bản PDF)
>>> Xem đề thi môn tiếng Anh khối D tại đây (bản PDF)
>>> Đáp án môn Sinh khối B xem tại đây (bản PDF)
>>> Xem đề thi môn Sinh khối B tại đây (bản PDF)
>>> Xem đáp án đề thi môn Toán khối B tại đây (bản PDF)
>>> Xem đáp án môn thi Địa lý khối C tại đây (bản PDF)
>>>Xem đáp án môn Toán khối D tại đây (bản PDF)
>>> Đáp án môn Lịch sử khối C tại đây (bản PDF)
>>> Xem đề thi môn thi Lịch sử khối C tại đây (bản PDF)
P.V (trích từ sách Quốc gia khởi nghiệp)