Hải quân Nga và hãng "Máy bay trực thăng Nga" đã hoàn thành giai đoạn thứ nhất thử nghiệm bay cho trực thăng Ka-27M. Đây là phiên bản cập nhật hoàn toàn của trực thăng Ka-27 chống tàu ngầm (Helix – theo phân loại NATO).
Sản phẩm có khả năng được Trung Quốc quan tâm, quốc gia trong những năm gần đây đang tỏ ra quan ngại trước nỗ lực của các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương về tăng cường hạm đội tàu ngầm. Khả năng chống tàu ngầm là một trong những điểm yếu truyền thống của Hải quân Trung Quốc, - chuyên gia Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Vasily Kashin cho biết.
Đặc tính mới của máy bay trực thăng Ka-27M là trang bị radar anten mảng pha chủ động. Đây là công nghệ tối tân nhất của radar, bao gồm nhiều modun kích thước nhỏ truyền nhận tín hiệu. Việc chế tạo các loại hình radar này cho trực thăng là một vấn đề phức tạp do sức tiêu thụ điện năng cao, nhưng các nhà sản xuất Nga đã tìm được hướng giải quyết.
Trực thăng Ka-27M với radar mới có khả năng phát hiện các đối tượng nhỏ ở cử li đáng kể, chẳng hạn kính viễn vọng và thiết bị cơ động khác của tàu ngầm dưới nước.
Đồng thời radar cho phép theo dõi liên tục hàng chục đối tượng tương tự. Trực thăng sở hữu tập hợp hệ thống phát hiện tàu ngầm, bao gồm: trạm do thám điện tử, trạm từ kế. Các thiết bị được kết nối thông tin vào một mạng thống nhất, phi hành đoàn có thể làm việc với các dữ liệu thu được trên màn hình tiện ích đa chức năng.
Khả năng dự kiến của trực thăng là phát hiện hiệu quả tàu ngầm ở độ sâu tới 500 m, dùng ngư lôi và mìn sâu tấn công, hoặc truyền dữ liệu mục tiêu cho các tàu chiến.
Chương trình trực thăng Ka-27M mở đường cho công tác hiện đại hóa hàng chục máy bay trực thăng Ka-28 (phiên bản xuất khẩu của Ka-27) đã bán ra nước ngoài. Trung Quốc là khách hàng chính sản phẩm Ka-28 trong những năm 2000.
Trung Quốc không ngừng theo dõi xu thế tăng cường hạm đội tàu ngầm các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Những quá trình này đang diễn ra tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Indonesia, Singapore và một số nước khác. Đặc biệt là tình hình củng cố phòng thủ chống tàu ngầm ở vùng Biển Đông, nơi Trung Quốc đã xây dựng một căn cứ chiến lược quan trọng dành cho các tàu ngầm hạt nhân nước này.
Điều làm Trung Quốc lo ngại là các nước Đông Nam Á sẽ sử dụng đội tàu cản trở hoạt động chức năng của tuyến đường biển chiến lược đi qua biển Đông, nơi được xem là tuyến vận tải phục vụ chủ yếu việc nhập khẩu năng lượng và các nguyên liệu thô khác.
Hợp đồng mua máy bay trực thăng trang bị hiện đại có thể cải thiện đáng kể khả năng phòng thủ chống tàu ngầm của Trung Quốc trong tương lai gần.
Trực thăng Ka-27 |
Sản phẩm có khả năng được Trung Quốc quan tâm, quốc gia trong những năm gần đây đang tỏ ra quan ngại trước nỗ lực của các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương về tăng cường hạm đội tàu ngầm. Khả năng chống tàu ngầm là một trong những điểm yếu truyền thống của Hải quân Trung Quốc, - chuyên gia Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Vasily Kashin cho biết.
Đặc tính mới của máy bay trực thăng Ka-27M là trang bị radar anten mảng pha chủ động. Đây là công nghệ tối tân nhất của radar, bao gồm nhiều modun kích thước nhỏ truyền nhận tín hiệu. Việc chế tạo các loại hình radar này cho trực thăng là một vấn đề phức tạp do sức tiêu thụ điện năng cao, nhưng các nhà sản xuất Nga đã tìm được hướng giải quyết.
Trực thăng Ka-27M với radar mới có khả năng phát hiện các đối tượng nhỏ ở cử li đáng kể, chẳng hạn kính viễn vọng và thiết bị cơ động khác của tàu ngầm dưới nước.
Đồng thời radar cho phép theo dõi liên tục hàng chục đối tượng tương tự. Trực thăng sở hữu tập hợp hệ thống phát hiện tàu ngầm, bao gồm: trạm do thám điện tử, trạm từ kế. Các thiết bị được kết nối thông tin vào một mạng thống nhất, phi hành đoàn có thể làm việc với các dữ liệu thu được trên màn hình tiện ích đa chức năng.
Khả năng dự kiến của trực thăng là phát hiện hiệu quả tàu ngầm ở độ sâu tới 500 m, dùng ngư lôi và mìn sâu tấn công, hoặc truyền dữ liệu mục tiêu cho các tàu chiến.
Chương trình trực thăng Ka-27M mở đường cho công tác hiện đại hóa hàng chục máy bay trực thăng Ka-28 (phiên bản xuất khẩu của Ka-27) đã bán ra nước ngoài. Trung Quốc là khách hàng chính sản phẩm Ka-28 trong những năm 2000.
Trung Quốc không ngừng theo dõi xu thế tăng cường hạm đội tàu ngầm các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Những quá trình này đang diễn ra tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Indonesia, Singapore và một số nước khác. Đặc biệt là tình hình củng cố phòng thủ chống tàu ngầm ở vùng Biển Đông, nơi Trung Quốc đã xây dựng một căn cứ chiến lược quan trọng dành cho các tàu ngầm hạt nhân nước này.
Điều làm Trung Quốc lo ngại là các nước Đông Nam Á sẽ sử dụng đội tàu cản trở hoạt động chức năng của tuyến đường biển chiến lược đi qua biển Đông, nơi được xem là tuyến vận tải phục vụ chủ yếu việc nhập khẩu năng lượng và các nguyên liệu thô khác.
Hợp đồng mua máy bay trực thăng trang bị hiện đại có thể cải thiện đáng kể khả năng phòng thủ chống tàu ngầm của Trung Quốc trong tương lai gần.
Theo Tiếng nói nước Nga