Trung Quốc ngày càng bành trướng sức mạnh quân sự trên Biển Đông (hình minh họa) |
Tiến sĩ Elfren S.Cruz thuộc đại học De La Salle Philippines ngày 11/7 nhận định, không thể trông đợi Mỹ giúp Philippines bảo vệ "chủ quyền" đã tuyên bố ở Biển Đông ở khu vực đang có tranh chấp đặc biệt là với Trung Quốc. Manila phải chấp nhận một thực tế là 2 cách tiếp cận "xung đột và hợp tác" với Trung Quốc ở Biển Đông sẽ là chiến lược tốt nhất cho Philippines bởi chiến tranh không phải là lựa chọn.
Thách thức mang tên Trung Quốc
Chiến lược toàn cầu và thế trận của Trung Quốc đã thay đổi đáng kể trong 2 thập kỷ qua là nguyên nhân sâu xa của những động thái gia tăng sức mạnh quân sự và hải quân của Trung Quốc cùng với những yêu sách "chủ quyền" (phi lý và phi pháp) của nó ở Biển Đông, đó là một thách thức lớn đối với các quốc gia ven Biển Đông có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Sự thay đổi chiến lược toàn cầu và thế trận của Trung Quốc được mô tả khá chi tiết bởi Chitoo Sta Romana, cựu Giám đốc sản xuất của tập đoàn Phát thanh truyền hình Mỹ và là một chuyên gia về Trung Quốc. Sau sự sụp đổ của Liên Xô và kết thúc Chiến tranh Lạnh, Mỹ được xem như siêu cường duy nhất của thế giới. Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, giới lãnh đạo Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến sự sống còn của chính quyền và làm thế nào để tránh sự sụp đổ tương tự như những gì xảy ra với Liên Xô và Đông Âu. Những năm 1990, Đặng Tiểu Bình chủ trương nằm im chờ thời để có thời gian xây dựng năng lực chiến lược. Và ngày nay Trung Quốc đã tự tin bỏ phiếu phủ quyết nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc do Mỹ soạn thảo hòng lật đổ chính quyền Bashar al-Assad ở Syria thay vì chỉ "ngập ngừng" bỏ phiếu trắng khi Mỹ đề xuất nghị quyết Liên Hợp Quốc làm tiền đề cho cuộc chiến Iraq năm 1991. Năm 2003, lãnh đạo Trung Quốc đưa ra một chiến lược mới xác định sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc có tên gọi "trỗi dậy hòa bình", nhưng đến 2004 phải thay đổi tên gọi thành "phát triển hòa bình" để tránh sự quan ngại của cộng đồng quốc tế về sự gia tăng các mối đe dọa từ Trung Quốc. Với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế ở phương Tây vào năm 2008, giới phân tích Trung Quốc bắt đầu nhắm vào một sự thay đổi trong cân bằng chiến lược quyền lực toàn cầu, từ một thế giới đơn cực thống trị bởi Mỹ sang xu hướng thế giới đa cực "Tây giảm Đông tăng".
Thách thức mang tên Trung Quốc
Chiến lược toàn cầu và thế trận của Trung Quốc đã thay đổi đáng kể trong 2 thập kỷ qua là nguyên nhân sâu xa của những động thái gia tăng sức mạnh quân sự và hải quân của Trung Quốc cùng với những yêu sách "chủ quyền" (phi lý và phi pháp) của nó ở Biển Đông, đó là một thách thức lớn đối với các quốc gia ven Biển Đông có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Sự thay đổi chiến lược toàn cầu và thế trận của Trung Quốc được mô tả khá chi tiết bởi Chitoo Sta Romana, cựu Giám đốc sản xuất của tập đoàn Phát thanh truyền hình Mỹ và là một chuyên gia về Trung Quốc. Sau sự sụp đổ của Liên Xô và kết thúc Chiến tranh Lạnh, Mỹ được xem như siêu cường duy nhất của thế giới. Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, giới lãnh đạo Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến sự sống còn của chính quyền và làm thế nào để tránh sự sụp đổ tương tự như những gì xảy ra với Liên Xô và Đông Âu. Những năm 1990, Đặng Tiểu Bình chủ trương nằm im chờ thời để có thời gian xây dựng năng lực chiến lược. Và ngày nay Trung Quốc đã tự tin bỏ phiếu phủ quyết nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc do Mỹ soạn thảo hòng lật đổ chính quyền Bashar al-Assad ở Syria thay vì chỉ "ngập ngừng" bỏ phiếu trắng khi Mỹ đề xuất nghị quyết Liên Hợp Quốc làm tiền đề cho cuộc chiến Iraq năm 1991. Năm 2003, lãnh đạo Trung Quốc đưa ra một chiến lược mới xác định sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc có tên gọi "trỗi dậy hòa bình", nhưng đến 2004 phải thay đổi tên gọi thành "phát triển hòa bình" để tránh sự quan ngại của cộng đồng quốc tế về sự gia tăng các mối đe dọa từ Trung Quốc. Với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế ở phương Tây vào năm 2008, giới phân tích Trung Quốc bắt đầu nhắm vào một sự thay đổi trong cân bằng chiến lược quyền lực toàn cầu, từ một thế giới đơn cực thống trị bởi Mỹ sang xu hướng thế giới đa cực "Tây giảm Đông tăng".
Mỹ và Trung Quốc vừa cạnh tranh, vừa hợp tác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng diễn biến Biển Đông |
Sự kéo dài của cuộc khủng hoảng tài chính ở phương Tây thúc đẩy Trung Quốc sửa đổi chiến lược nằm im chờ thời của Đặng Tiểu Bình bởi các chính sách ngày càng quyết đoán hơn. Thuật ngữ "lợi ích cốt lõi" lần đầu tiên được giới chức Trung Quốc sử dụng vào năm 2003 khi đề cập đến Đài Loan, từ năm 2004 trở đi nó được sử dụng ngày càng phổ biến để chỉ vấn đề Tây Tạng, và hiện tại là Biển Đông - PV. Trung Quốc hiện tại đã phát triển sức mạnh quân sự và hải quân đáng kể đi cùng với khẳng định bảo vệ cái gọi là "chủ quyền" lãnh thổ, trong đó có Biển Đông. Điều này đã dẫn đến những căng thẳng gần đây giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ và Việt Nam. Không thể trông chờ vào Mỹ, phải chấp nhận vừa hợp tác vừa đấu tranh với Trung Quốc ở Biển Đông. Rõ ràng sự cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc (ở Biển Đông) đang ngày càng tăng, tuy nhiên dường như Mỹ đang theo đuổi một chính sách vừa cạnh tranh vừa hợp tác với Trung Quốc. Mỹ có ý định mở rộng sự hiện diện quân sự và hải quân của mình ở châu Á - Thái Bình Dương trong khi hợp tác thương mại - kinh tế Mỹ - Trung ước tính có tổng giá trị 446 tỉ USD vẫn là một thực tế kinh tế lớn. Ngoài ra Trung Quốc là chủ sở hữu khoản nợ nước ngoài hàng đầu của chính phủ Mỹ ước tính khoảng 1160 ngàn tỉ USD. Mặt khác, Mỹ chưa bao giờ thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Philippines ở Biển Đông, Manila phải chấp nhận một thực tế rằng không thể trông đợi Mỹ giúp bảo vệ phần lãnh thổ đang tranh chấp với Trung Quốc. Hai cách tiếp cận mũi nhọn với Trung Quốc - xung đột và hợp tác sẽ tiếp tục là chiến lược tốt nhất cho Philippines vì chiến tranh (với Trung Quốc ở Biển Đông) không phải là sự lựa chọn.
- Không quân Syria giáng đòn tấn công mới vào căn cứ phiến quân ở Homs
- Gaddafi từng dùng sex làm quà tiếp cựu Thủ tướng Anh Tony Blair?
- Biển Đông sẽ ra sao nếu Trung Quốc giở bài cùn rút khỏi UNCLOS?
- Rosario: Philippines đã kiệt sức đàm phán với Trung Quốc ở Biển Đông
- Những tiết lộ mới chấn động về vụ tiêu diệt Bin Laden
- Tổng thống Obama mời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Mỹ
- Tàu Trung Quốc đã quay trở lại bãi cạn Scarborough
- Dùng máy bay Trung Quốc, Tonga bị New Zealand cắt viện trợ 8,2 tỉ USD
- Quân khu Thẩm Dương TQ lên tiếng vụ con trai Phó tư lệnh phạm pháp
- Nhật-Mỹ điều 16 chiếc F-16 và F-15 giám sát Nga-Trung tập trận
Hồng Thủy (Nguồn: Philstar)