Tàu sân bay Liêu Ninh tại quân cảng Thanh Đảo |
Tạp chí "SAPIO" số tháng 7 Nhật Bản đăng bài viết cho rằng, do Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sở hữu công nghệ dò tìm tàu ngầm tiên tiến nhất thế giới, vì vậy bất cứ lúc nào cũng có thể nắm được tình hình hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc ở khu vực xung quanh quần đảo Nhật Bản, đặc biệt là đảo Senkaku. Cho dù Trung-Nhật có xảy ra chiến tranh trên biển, Nhật Bản cũng sẽ không thua Trung Quốc.
Ngày 11 tháng 7 mạng "Japan News Network" tiết lộ, tạp chí “SAPIO” cho biết, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản phụ trách tổng cộng 2 hạm đội hộ vệ phòng vệ "các đảo tây nam" xung quanh đảo Senkaku và Okinawa, tổng cộng có 16 tàu chiến và 40 máy bay trinh sát cảnh giới P-3C, 8 tàu ngầm.
Mỗi hạm đội hộ vệ ít nhất trang bị 2 tàu hộ vệ cỡ lớn lớp Aegis, 1 tàu hộ vệ chỉ huy cỡ lớn trang bị 3 máy bay trực thăng, ngoài ra còn có 5 tàu hộ vệ trang bị 1 máy bay trực thăng cảnh giới.
Bài viết cho rằng, mặc dù Trung Quốc đã xây dựng được 1 hạm đội với cốt lõi là tàu sân bay Liêu Ninh để sẵn sàng "tấn công" đảo Senkaku, nhưng hiện nay máy bay của tàu sân bay Trung Quốc vẫn còn chưa đến giai đoạn hoàn thiện, trọng lượng máy bay J-15 hiện có rất nặng, không được mang đạn thật và giảm mang theo nhiên liệu mới có thể cất/hạ cánh, vì vậy không thể có sức chiến đấu, chỉ là một con "hổ giấy".
Trái lại, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sử dụng máy bay tuần tra săn ngầm P-3C có thể nắm chắc có hiệu quả các động thái của hạm đội Trung Quốc, đồng thời phát huy đầy đủ các thủ đoạn như phòng ngự phòng thủ tên lửa của tàu chiến mặt nước, tấn công tên lửa, phong tỏa eo biển tàu ngầm, tiến hành đáp trả mang tính ngăn chặn đối với hạm đội Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu J-15 cất/hạ cánh thử trên tàu sân bay Liêu Ninh |
Tạp chí này còn phỏng đoán cho rằng, Trung Quốc hiện có khoảng 60 tàu ngầm, phần lớn sử dụng công nghệ của Nga, có khả năng chạy êm kém. Trong khi đó, công nghệ tàu ngầm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản được tích lũy từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, hiện thuộc trình độ cao nhất thế giới, có thể phát hiện và theo dõi có hiệu quả và chính xác các động thái của tàu ngầm Trung Quốc, đồng thời tiến hành tấn công có hiệu quả.
Theo bài viết, Nhật Bản mặc dù không có tàu ngầm động cơ hạt nhân, nhưng sở hữu tàu ngầm động cơ thông thường "siêu" chạy êm. Đặc biệt là 5 tàu ngầm động cơ AIP tiên tiến nhất (động cơ không phụ thuộc vào không khí), có khả năng lặn và theo dõi tàu sân bay liên tục trong 2 tuần.
Nếu như Hải quân hai nước Trung-Nhật xảy ra chiến tranh trên biển vì đảo Senkaku, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ không thua Trung Quốc. Tạp chí "SAPIO" khẳng định, chỉ cần từ tàu ngầm phóng 1 quả tên lửa tới tàu Liêu Ninh thì đường băng của tàu sân bay này sẽ bị thủng, máy bay trang bị cho tàu Liêu Ninh sẽ không thể cất/hạ cánh, tàu sân bay ngay lập tức mất sức chiến đấu.
Liên quan đến tàu sân bay Liêu Ninh, ngày 11 tháng 7, tờ "Tin tức Trung Quốc" cũng có bài viết dẫn lời phó giáo sư Phòng Binh, ban nghiên cứu-giáo dục chiến dịch, Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho biết, tàu sân bay Liêu Ninh chủ yếu dùng để thử nghiệm và huấn luyện, trong ngắn hạn sẽ không có trường hợp tàu sân bay Trung Quốc tham gia diễn tập liên hợp Trung-Nga.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản |
Phòng Binh cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh trước hết là một tàu thử nghiệm và huấn luyện, nó chủ yếu dùng để đào tạo nhân viên, đào tạo chỉ huy, phi công, dùng để giải quyết, đột phá rất nhiều khó khăn công nghệ, tạo nền tảng cho chế tạo tàu sân bay trong tương lai, phục vụ cho xây dựng hải quân tầm xa của Trung Quốc, vì vậy sứ mệnh tác chiến của nó tuyệt đối không phải là hàng đầu.
Phòng Binh còn cho rằng, cho dù có điều tàu sân bay Liêu Ninh tham gia diễn tập với Nga thì cũng không "ngang cấp", vì Nga sẽ không cử tàu sân bay tham gia diễn tập, tàu sân bay Kuznetsov của Nga biên chế cho Hạm đội Phương Bắc, chứ không triển khai cho Hạm đội Thái Bình Dương.