ASEAN cần cảnh giác với các thỏa thuận của Trung Quốc ở Biển Đông

14/07/2013 13:30
Hồng Thủy (Nguồn: The News Indian Express)
(GDVN) - Ấn Độ và ASEAN cần phải cảnh giác với các thỏa thuận của Trung Quốc, ít nhất là mặt nguyên tắc để khởi động lại các cuộc đàm phán hướng tới COC đa phương. Người ta vẫn thấy quân đội Trung Quốc và các lực lượng bán quân sự nước này đều có vai trò quan trọng trong tình trạng đối đầu ở Biển Đông gần đây.
Lính hải quân Trung Quốc (hình minh họa)
Lính hải quân Trung Quốc (hình minh họa)
Tờ The News Indian Express ngày 14/7 nhận định, Ấn Độ cần tăng cường hỗ trợ ASEAN với sức mạnh lớn hơn trong vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.
Trong một sự phát triển đáng kể, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 46 tại Brunei từ 30/6 đến 2/7 đã có cách tiếp cận hoàn toàn khác với khả năng bùng nổ xung đột giữa các thành viên ASEAN với Trung Quốc (ở Biển Đông), trái ngược với những gì diễn ra tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN 45 năm ngoái tại Campuchia. ASEAN đã không chỉ kiểm soát tạo sự đồng thuận nội bộ về Biển Đông mà còn vỗ về Trung Quốc hướng tới đàm phán bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) có tính ràng buộc. Bắc Kinh đã đồng ý tham vấn với ASEAN về COC vào tháng 9 tới. Tầm quan trọng của việc giữ gìn sự đoàn kết ASEAN và thúc đẩy việc thiết lập COC đã được các nhà phân tích chiến lược thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á của Ấn Độ kết hợp với Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Thái Lan tổ chức.
Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc tại diễn đàn an ninh khu vực ASEAN tại Brunei vừa qua chấp nhận "tham vấn" COC với ASEAN nhưng vẫn khăng khăng khăng đòi đàm phán tay đôi với từng bên tranh chấp.
Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc tại diễn đàn an ninh khu vực ASEAN tại Brunei vừa qua chấp nhận "tham vấn" COC với ASEAN nhưng vẫn khăng khăng khăng đòi đàm phán tay đôi với từng bên tranh chấp.
Hội nghị đã trảo đổi xung quanh các khả năng có thể của một cơ chế giải quyết tranh chấp trong khu vực và chuyển đến các chính phủ liên quan. Chính sách hướng Đông của Ấn Độ đã đóng một vai trò xây dựng trong khu vực ASEAN thông qua các sáng kiến an ninh, ASEAN hiện nay bắt đầu tìm kiếm một vai trò ngày càng lớn hơn của Ấn Độ đối với khu vực không chỉ về chính trị mà cả kinh tế. Tuy nhiên Ấn Độ và ASEAN cần phải cảnh giác với các thỏa thuận của Trung Quốc, ít nhất là mặt nguyên tắc để khởi động lại các cuộc đàm phán hướng tới COC đa phương. Người ta vẫn thấy quân đội Trung Quốc và các lực lượng bán quân sự nước này đều có vai trò quan trọng trong tình trạng đối đầu ở Biển Đông gần đây mặc dù lãnh đạo Trung Quốc có ý chí, có khả năng kiểm soát các lực lượng này. Ví dụ điển hình cho những động thái của quân đội và lực lượng bán quân sự Trung Quốc ở Biển Đông là việc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough năm ngoái và năm nay bắt đầu di chuyển nhằm kiểm soát (phi pháp) khu vực Bãi Cỏ Rong (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam) giàu khí đốt.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết Philippines đã kiệt sức trong những nỗ lực đàm phán hòa bình giải quyết tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết Philippines đã kiệt sức trong những nỗ lực đàm phán hòa bình giải quyết tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông
Philippines đã tuyệt vọng trong những nỗ lực đàm phán với Trung Quốc và phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài, chủ yếu là Mỹ và Nhật Bản để giữ quyền kiểm soát khu vực Bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam), cửa ngõ tiến vào Bãi Cỏ Rong giữa lúc Bắc Kinh công khai cảnh báo Manila rằng sẽ "phản công". Những căng thẳng mới trên Biển Đông càng đòi hỏi việc sớm cho ra đời một bộ quy tắc COC có tính ràng buộc và giải quyết tranh chấp đa phương. Cùng có điểm chung về lợi ích chiến lược với ASEAN và Nhật Bản đang phải đối mặt với Trung Quốc hiếu chiến, Ấn Độ phải nhấn mạnh cho một thỏa thuận toàn diện hơn, đặt câu hỏi chất vấn yêu sách (vô lý và phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông với đường lưỡi bò 9 đoạn, tạo ra một cơ chế đa phương giải quyết tranh chấp nhằm ngăn chặn Trung Quốc ép các nước láng giềng phải chấp nhận đàm phán tay đôi. Hiện nay Ấn Độ đang tập trung vào việc tăng cường quan hệ kinh tế với ASEAN. Đã đến lúc New Delhi phải làm sâu sắc thêm quan hệ chiến lược với các thành viên khối ASEAN và xây dựng liên minh chiến lược với các quốc gia bị đe dọa bởi sự hiếu chiến ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Ấn Độ phải chuẩn bị để quay trở lại hỗ trợ cho việc duy trì hòa bình, ổn định và đảm bảo an ninh hàng hải ở Biển Đông nơi Trung Quốc đang thể hiện quyền lực cứng rắn và ngày một hung hăng.

Hồng Thủy (Nguồn: The News Indian Express)