Máy bay chiến đấu hạng nhẹ LCA Tejas do Ấn Độ tự nghiên cứu phát triển |
Ngày 15 tháng 7, tờ "Thời báo Kinh Hoa" đăng bài viết của tác giả Diệp Hải Lâm cho rằng, tháng 5 năm nay, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Ấn Độ, đây là trạm dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ khóa mới Trung Quốc, có ý nghĩa sâu xa đối với hai nước.
Trên truyền thông, hai nước Trung Quốc và Ấn Độ thường được gọi là "con rồng" và "con voi", những năm gần đây đều phát triển nhanh chóng, thu hút sự chú ý của thế giới.
Trong nghiên cứu quan hệ quốc tế, quan hệ giữa các nước được chia thành trạng thái 4C: Hợp tác (Cooperation), cạnh tranh (Competition), xung đột (Conflict), phối hợp (Coordination).
Quan hệ giữa Trung-Ấn liên quan đến tất cả các trạng thái quan hệ quốc gia nêu trên, được gọi là "quan hệ quốc gia phức hợp 4C cùng tồn tại", trong đó, xung đột và cạnh tranh cơ bản ở lĩnh vực chính trị và an ninh, phối hợp và hợp tác cơ bản trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa.
Quan hệ quốc gia kiểu phức hợp 4C cùng tồn tại
Theo bài báo, hai năm qua, mối quan tâm của dư luận đối với Ấn Độ cao hơn so với trước đây. Một nguyên nhân chính là, Ấn Độ là nước láng giềng của Trung Quốc, sự thay đổi trong những năm qua rất lớn, kinh tế tăng trưởng nhanh, vị thế quốc tế tăng tăng lên tương đối.
Khi bàn về quan hệ Trung-Ấn, thực ra đã bao gồm 2 vấn đề: Trước tiên là đánh giá chính xác tương lai của Ấn Độ, sau đó mới làm thế nào để quan hệ với Ấn Độ.
Về cơ bản, trong nghiên cứu quan hệ quốc tế, quan hệ giữa quốc gia với quốc gia chia thành 4C như đã nêu trên. Trung Quốc và Ấn Độ rõ ràng không cần xem xét đến khả năng chiến tranh toàn diện, quan hệ giữa hai nước rất đặc biệt, liên quan đến tất cả các trạng thái của quan hệ quốc gia. Hơn nữa, quan hệ Trung-Ấn có nhân tố quốc tế, có nhân tố khu vực, có nhân tố song phương.
Binh sĩ Trung Quốc sang đất Ấn Độ đòi chủ quyền |
Xung đột: Xung đột lớn nhất giữa hai bên là vấn đề lãnh thổ
Trên bình diện quốc tế, Trung-Ấn có xung đột về vị thế nước lớn. Ai là nước dẫn đầu trong các nước đang phát triển? Ai là "tài năng trẻ" của các nước đang phát triển? Ai đã đại diện cho phương hướng tiến lên của các nước công nghiệp mới nổi trên thế giới? Trong các vấn đề này, vị trí của Trung Quốc và Ấn Độ là xung đột, tiêu điểm của xung đột là vấn đề ghế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Trong 5 nước thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, chỉ có Trung Quốc không có thái độ rõ ràng ủng hộ Ấn Độ gia nhập Hội đồng Bảo an, nhưng 4 nước khác trong đó có Mỹ ủng hộ Ấn Độ gia nhập có đặt ra một điều kiện tiên quyết, đó là Ấn Độ có thể tìm kiếm một ghế trong căn phòng này, nhưng không thể nói chuyện. Cũng tức là, Mỹ chỉ ủng hộ Ấn Độ trở thành một nước thường trực Hội đồng Bảo an không có quyền phủ quyết, Ấn Độ đương nhiên không chấp nhận.
Trên bình diện khu vực, tiêu điểm xung đột giữa Trung-Ấn là Pakistan. Trước năm 2010, khi người Ấn Độ và người Trung Quốc tiếp xúc, câu hỏi đầu tiên là Trung Quốc làm sao phải ủng hộ Pakistan. Hai năm qua, tình hình Pakistan không lạc quan lắm, tình hình phát triển của Ấn Độ lại rất tốt, một số người Ấn Độ bắt đầu cho rằng Pakistan không đáng để ý.
Ở bình diện song phương, xung đột lớn nhất giữa Trung-Ấn là vấn đề lãnh thổ. Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung-Ấn liên quan đến 3 khu vực lớn: Đoạn phía đông là bang Arunachal của Ấn Độ - Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng; đoạn phía tây là khu vực Aksai Chin; đoạn giữa là khu vực vài nghìn km2 như Tawang. Trong vấn đề lãnh thổ, sau 14 vòng gặp gỡ của cơ chế gặp gỡ đại diện đặc biệt vấn đề biên giới Trung-Ấn, đã chỉ xác lập được một nguyên tắc chính trị, khái quát lên chính là hai bên không được đánh nhau.
Lực lượng đặc nhiệm Ấn Độ diễn tập tình huống ứng phó Trung Quốc xâm lược. |
Bởi vì, vấn đề này không có cách đàm phán, một là diện tích tranh chấp quá lớn, hai là lập trường hai bên quá xa nhau. Trung Quốc và Ấn Độ không sẵn sàng nhượng bộ lẫn nhau trong vấn đề lãnh thổ, bởi vì luật pháp hai nước giống nhau trong vấn đề này, Chính phủ không có quyền đơn phương đưa ra quyết định về vấn đề quy thuộc lãnh thổ.
Cạnh tranh: Chiến lược phát triển quốc phòng của Ấn Độ nhằm vào Trung Quốc
Trung Quốc và Ấn Độ có quan hệ cạnh tranh trong hệ thống tài chính quốc tế. Trong Ngân hàng Thế giới và tổ chức Qũy tiền tệ quốc tế, Mỹ chiến khoảng 16% cổ phần. Tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế quy định, 85% phiếu tán thành mới có thể thông qua một nghị quyết quan trọng, Mỹ chiếm 16% có nghĩa là Mỹ có quyền phủ quyết.
Trung-Ấn đều là nước lớn công nghiệp mới nổi đang phát triển, đứng trước cải cách hệ thống tài chính quốc tế và cải cách hệ thống kinh tế quốc tế, có rất nhiều đồng thuận, nhưng đây không phải là toàn bộ sự thực. Nguyên nhân ở chỗ mức trần tất cả quyền lợi đều là 100%, nếu Trung Quốc mở rộng quyền lợi, chắc chắn có người phải giảm quyền lợi. Vấn đề là ai bị giảm?
Đợt cải cách tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế đầu tiên, người bị giảm là các nước châu Âu, thực ra không phải là vốn giảm xuống, mà là tỷ lệ bỏ vốn của các nước như Trung Quốc tăng lên, thực ra là mở rộng quyền lợi. T
rong đợt cải cách thứ hai năm 2007, không chỉ là các nước châu Âu, tình hình tài chính của các nước đang phát triển cũng không giống nhau, Trung Quốc có thể đảm đương được kinh phí cao hơn, cổ phần lớn hơn so với các nước đang phát triển khác. Kết quả là, mặc dù tỷ lệ bỏ phiếu của Ấn Độ cũng tăng lên, nhưng Trung Quốc đã mở rộng 6%, còn Ấn Độ vẫn đang 2%. Khi đó, Trung-Ấn là quan hệ cạnh tranh.
Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ, đã triển khai 2 phi đội ở biên giới đông bắc |
Máy bay chiến đấu J-10B của Trung Quốc tại sân bay ở Thành Đô, Trung Quốc. |
Trong cơ chế nhất thể hóa khu vực, Trung-Ấn cũng có cạnh tranh. Chẳng hạn, ở ASEAN, Trung Quốc có 10+1, 10+3, Ấn Độ có 10+6, trong đó Ấn Độ và ASEAN đang bàn về Khu mậu dịch tự do, còn Khu mậu dịch tự do giữa Trung Quốc và ASEAN đã bàn "thành công", đây là một mối quan hệ cạnh tranh, phải xem vai trò ảnh hưởng của ai trong cuộc cạnh tranh lớn hơn. Ở cấp độ khu vực, Trung-Ấn tuy có cạnh tranh, nhưng không đến mức trở mặt.
Ở cấp độ song phương, Trung-Ấn cũng có cạnh tranh về quốc phòng. Theo báo Trung Quốc thì đây cơ bản là "cạnh tranh đơn phương", "sự phát triển quốc phòng của Trung Quốc không có liên quan đến Ấn Độ, đối tượng nhằm vào là Mỹ".
Nhưng, chiến lược phát triển quốc phòng của Ấn Độ cơ bản là nhằm vào Trung Quốc, Trung Quốc có cái gì thì Ấn Độ muốn có cái đó; Trung Quốc sợ cái gì thì Ấn Độ nghiên cứu cái đó, hoặc nhập khẩu hoặc tự nghiên cứu phát triển.
Phối hợp: Có mâu thuẫn, nhưng không đến mức nổ ra xung đột công khai
Trung-Ấn có quan hệ phối hợp trong cơ chế BRICS. Trong hội nghị thượng đỉnh Durban của BRICS năm nay, các nước đang phát triển ý thức được, luôn tranh đoạt trong tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới sẽ không thể làm thay đổi cục diện cơ bản.
Đứng trước một hệ thống tài chính quốc tế do phương Tây chủ đạo, có hai sự lựa chọn: Một là thay đổi nó, mở rộng quyền lợi. Hai là bắt đầu từ số không. Biện pháp của Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Brazil và Nam Phi chính là, ngoài tranh thủ mở rộng quyền lợi, xây dựng lên một hệ thống tài chính toàn cầu nhỏ, tức là Dự trữ ứng phó khẩn cấp các nước BRICS, và Ngân hàng BRICS (tuy chưa thông qua, nhưng đạt được tiến triển quan trọng).
Tên lửa đạn đạo DF-21 Trung Quốc |
Tên lửa đạn đạo Agni-3 Ấn Độ |
Trong quan hệ này, truyền thông TQ cho rằng quan hệ Trung-Ấn là cần phối hợp, bởi vì Dự trữ ứng phó khẩn cấp của các nước BRICS tổng cộng trên 100 tỷ USD, Trung Quốc chiếm 40%, chắc chắn có quyền phủ quyết. Đạo lý làm như vậy rất đơn giản, tôi không thể cưỡng ép anh làm cái gì, nhưng tôi cần bảo đảm anh không thể cưỡng ép tôi làm bất cứ việc gì.
Ở cấp độ khu vực, Trung-Ấn phối hợp với nhau trong các vấn đề như trật tự Ấn Độ Dương, châu Phi. Trong trật tự Ấn Độ Dương, hai nước Trung Quốc và Ấn Độ có thể phối hợp, cần phối hợp là do có mâu thuẫn, nhưng chưa đến mức nổ ra xung đột công khai, bởi vì sức mạnh trên biển của hai nước đều không mạnh.
Ở châu Phi, Trung-Ấn vừa tồn tại cạnh tranh vai trò ảnh hưởng, vừa có thể tìm kiếm không gian hợp tác. Trong hội nghị thượng đỉnh Durban năm nay đưa ra vấn đề công nghiệp hóa châu Phi, Trung Quốc và Ấn Độ có nguồn lực, có ưu thế.
Ngoài ra, Trung Quốc và Ấn Độ còn có rất nhiều hợp tác. Trong quan hệ quốc tế, Trung-Ấn đều có hợp tác trong các lĩnh vực như khí hậu, năng lượng mới. Ở cấp độ khu vực, Trung-Ấn có quan hệ hợp tác trong một số lĩnh vực mới. Còn ở cấp độ song phương, hợp tác khả dĩ nhất giữa hai bên Trung-Ấn là hợp tác văn hóa.
Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc |
Tàu sân bay INS Vikramaditya Ấn Độ |
Xem máy bay Yak-52 của Không quân Việt Nam bay huấn luyện
Video: Học viên quân sự Việt Nam tham gia tập trận bắn đạn thật ở Nga
Rò rỉ tính năng của máy bay không người lái UCLASS của Hải quân Mỹ
Đô đốc Nga: "Nga, Trung Quốc mạnh nhất khu vực châu Á - TBD"
Nga đã nhảy vào cuộc, bắt đầu chuẩn bị kỹ càng cho chiến tranh mạng
Tàu ngầm Trung Quốc chỉ cần nhúc nhích là bị Mỹ, Nhật Bản theo dõi
T-50 chỉ trang bị cho Không quân Nga, có thể mang tên lửa siêu xa
Tướng Nga tự tin với các hệ thống tên lửa phòng không mới
TQ phô trương vũ lực nhưng không dám mạo hiểm quân sự ở biển Đông?
UAV Lợi Kiếm TQ sử dụng động cơ Nga, không thể so với hàng Âu-Mỹ
Vì sao TQ không muốn mua tàu ngầm mà chỉ muốn mô-đun của Nga?
Trung Quốc mua được Su-35, S-400 sẽ đe doạ các khu vực xung quanh Mỹ
đã có siêu súng trường thông minh bắn trúng không cần luyện nhiều
Nước nào có thể mua máy bay huấn luyện giá rẻ JL-10 của Trung Quốc?