Hệ thống dẫn đường GPS nâng cấp bỏ xa hệ thống Bắc Đẩu Trung Quốc

17/07/2013 08:02
Việt Dũng
(GDVN) - Hãng Lockheed Martin đã bàn giao vệ tinh đầu tiên để xây dựng hệ thống định vị toàn cầu thế hệ mới của Mỹ, trong khi TQ mới đi những bước đầu tiên.
Vệ tinh GSPIII Mỹ tưởng tượng
Vệ tinh GSPIII Mỹ tưởng tượng

Tờ "Kinh doanh Trung Quốc" vừa có bài viết cho rằng, gần đây có tin cho biết, chiếc vệ tinh đầu tiên dùng để xây dựng hệ thống định vị toàn cầu thế hệ mới trong tương lai của Công ty Lockheed Martin (mang tên GPSIII) hiện đã được thử nghiệm, dự kiến bàn giao cho Không quân Mỹ vào năm 2014, đồng thời có triển vọng phóng vào năm 2015.

Theo nguồn tin trong ngành, GPS Mỹ - luôn lũng đoạn ngành dẫn đường - được cấp bách nâng cấp là để ứng phó với hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu Trung Quốc.

Ngoài ra, Ấn Độ, Nhật Bản cũng lần lượt khởi động xây dựng hệ thống dẫn đường vệ tinh độc lập, trên chiến trường “công nghệ quân dụng chuyển sang dân dụng”, một "cuộc chiến bắn tỉa" xuyên quốc gia đã có manh mối.

Hệ thống Bắc Đẩu đối mặt GPS nâng cấp

Hiện nay, cạnh tranh hệ thống dẫn đường vệ tinh giữa các nước ngày càng gay gắt, hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu là hệ thống thông tin và định vị vệ tinh ba chiều chủ động mang tính khu vực do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo, phát triển, là hệ thống dẫn đường vệ tinh hoàn thiện thứ ba sau GPS của Mỹ và GLONASS của Nga. Đồng thời, Ấn Độ, Nhật Bản cũng đang lần lượt khởi động xây dựng hệ thống dẫn đường vệ tinh độc lập.

Trước đó, công ty Lockheed Martin Mỹ đã trưng bày vệ tinh SV1 dùng để xây dựng hệ thống định vị toàn cầu thế hệ mới tương lai (mang tên GPSIII).

Trong khi đó, gần đây công ty chính thức tuyên bố, SV1 đã thông qua kiểm tra hệ thống mang tính then chốt, dự kiến năm 2014 bàn giao cho Không quân Mỹ. Điều này có nghĩa là, sau khi GPSIII đưa vào sử dụng sẽ thay thế toàn diện hệ thống định vị GPS hiện có.

Trong khi đó, tổng quan Trung Quốc, từ cuối năm 2012 chính thức cung cấp dịch vụ cho khu vực đến gần đây ký kết thỏa thuận hợp tác với nước láng giềng như Pakistan, hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc vừa mới đi được bước đi đầu tiên hướng tới mục tiêu của hệ thống dẫn đường vệ tinh toàn cầu.

Trong trường hợp công nghệ quân dụng chuyển sang dân dụng, hệ thống Bắc Đẩu có “độ nhãn cầu” tương đối cao.

Một thành viên của tổ chuyên gia thúc đẩy ứng dụng Bắc Đẩu cho biết, hiện nay Bắc Đẩu đã thực hiện phủ sóng khu vực châu Á-Thái Bình Dương, dự tính năm 2020 sẽ phủ sóng toàn cầu.

Nguồn tin trong ngành cho biết, cũng đến khi đó thì GPSIII Mỹ sẽ "bộc lộ tài năng", có ý định tạo thế răn đe đối với hệ thống dẫn đường của các nước khác, kéo rộng khoảng cách cạnh tranh về công nghệ cao cấp.

Hạ Tại Hoa, nhà nghiên cứu cấp cao Trung Quốc cho rằng, trong tình hình 95% thị trường trong nước đều bị GPS, thiết bị đầu cuối, sản phẩm chip chiếm lĩnh, hệ thống Bắc Đẩu nếu muốn thực sự "xâm nhập tới người dân bình thường", e rằng phải cần tới 10 năm thậm chí lâu hơn nữa.

Làn sóng "công nghệ quân dụng chuyển sang dân dụng" ở Trung Quốc

Các nước phát triển đứng đầu là Mỹ đã đi rất xa trên con đường chuyển công nghệ quân sự sang dân dụng. Ngay từ thập niên 60 của thế kỷ 20, sau khi làn sóng công nghệ quân sự được dân dụng hóa của Âu-Mỹ phát triển, làn sóng khoa học kỹ thuật điện tử Mỹ đã tăng mạnh.

Trung Quốc hiện nay đang lặp lại con đường của Mỹ. Hiện nay,công nghệ quân dụng chuyển sang dân dụng chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực như điện tử, hàng không-vũ trụ và điện hạt nhân. Có tài liệu cho biết, từ khi công trình hàng không mang theo con người của Trung Quốc khởi động 20 năm qua, hơn 2.000 thành quả công nghệ hàng không vũ trụ đã được ứng dụng cho các ngành kinh tế quốc dân, việc sản xuất hàng loạt hơn 1.100 loại vật liệu mới có lợi cho ứng dụng khoa học công nghệ hàng không vũ trụ "chuyển hóa từ quân dụng sang dân dụng".

Việc ứng dụng "chuyển từ quân dụng sang dân dụng" trong lĩnh vực điện hạt nhân tương đối sớm. Cuối năm 2006, Ủy ban phát triển cải cách quốc gia TQ tuyên bố, cơ quan đấu thầu công nghệ điện hạt nhân quốc gia lựa chọn tổ hợp Westinghouse Electric và ShawGroup làm bên trúng thầu ưu tiên, Trung Quốc sẽ nhập công nghệ AP1000 của Westinghouse Electric. Nguồn công nghệ AP1000 của Westinghouse Electric là công nghệ chế tạo tàu ngầm hạt nhân của Mỹ.

"Quốc hội Mỹ rất khó xử với việc chuyển nhượng công nghệ này cho Trung Quốc, liên tục có người đưa ra ý kiến phản đối nói 'chúng ta tại sao phải bán công nghệ quân sự tốt nhất cho Trung Quốc'" - Vương Bỉnh Hoa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty công nghệ điện hạt nhân quốc tế nhớ lại.

Ông cho biết: "Cuối cùng, cấp cao của Westinghouse Electric cam kết với Quốc hội Mỹ rằng, đổi mới công nghệ tốt hơn để bảo đảm cho Mỹ dẫn trước về năng lực quân sự, hợp tác Trung-Mỹ cuối cùng mới được thực hiện".

Một tổ máy điện hạt nhân Trung Quốc áp dụng công nghệ AP1000
Một tổ máy điện hạt nhân Trung Quốc áp dụng công nghệ AP1000

Lĩnh vực thực phẩm cũng bắt đầu dần dần chen chân vào lĩnh vực “chuyển hóa từ quân dụng sang dân dụng”. Chẳng hạn như Công ty Phúc Lâm Môn của Tập đoàn Lương thực Trung Quốc, năm 2011, Phúc Lâm Môn và Quỹ hàng không vũ trụ Trung Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược, tuyên bố trong 10 năm tới thông qua triển khai 6 chương trình hợp tác hàng không vũ trụ lớn, gồm có tiến hành thử nghiệm gây giống vũ trụ, cùng nghiên cứu phát triển thực phẩm phòng bếp, thực hiện chuyển đổi công nghệ của khoa học công nghệ hàng không vũ trụ trong lĩnh vực dầu ăn.

Lĩnh vực dầu ăn là một thị trường rộng lớn. Hiện nay, dung lượng thị trường dầu ăn đóng gói nhỏ trên 20 tỷ nhân dân tệ, tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 30%, tốc độ này vượt xa tốc độ 5% của ngành dầu mỡ Trung Quốc. Cũng chính vì vậy, các doanh nghiệp dầu ăn đều đang tranh giành chiếc bánh thị trường này, hiện thị phần của Phúc Lâm Môn đã trên 10%.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của thị trường này là cạnh tranh cùng loại nghiêm trọng, nguồn tin trong ngành dự đoán, cuộc chiến công nghệ trong tương lai có thể trở thành xu hướng chính trong ngành.

Người phụ trách của Phúc Lâm Môn cho biết: "Là một công trình có liên quan đến quốc kế dân sinh, sự nghiệp hàng không vũ trụ đại diện cho trình độ khoa học công nghệ quốc gia và tiềm lực chuyển hóa khoa học công nghệ. Dầu ăn của Phúc Lâm Môn cũng ra sức thúc đẩy sự xâm nhập sâu sắc của công nghệ hàng không vũ trụ tiên tiến".

Được biết, với việc tích cực nghiên cứu phát triển của Phúc Lâm Môn, thành phần DHA sinh học trong dầu ăn sinh học của Phúc Lâm Môn đang áp dụng công nghệ vũ trụ của NASA để chiết xuất.

Trở ngại khoảng trống tiêu chuẩn

Ở Trung Quốc đã dấy lên làn sóng chuyển hóa công nghệ quân dụng sang dân dụng. Để thúc đẩy điều đó, Bộ Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc những năm gần đây đã liên tục công bố 3 kỳ "Mục lục mở rộng chuyển hóa công nghệ quân dụng sang dân dụng", tỷ lệ chuyển hóa thành quả đạt 31%, tổng giá trị kim ngạch hợp đồng dự án đã ứng dụng chuyển hóa đạt tới 800 triệu nhân dân tệ.

Nhưng, trên con đường công nghệ "chuyển hóa từ quân dụng sang dân dụng", do công nghệ nhập mới thiếu hệ thống xây dựng tiêu chuẩn thống nhất trong ngành, đã trở thành trở ngại lớn nhất cản trở chuyển hóa công nghệ quân dụng sang dân dụng.

Lấy lĩnh vực điện hạt nhân làm ví dụ, do AP1000 có nguồn gốc từ công nghệ quân sự chuyển hóa thành dân dụng lần đầu tiên trên thế giới, công nghệ hạt nhân của Trung Quốc đã tham gia vào công tác phát triển toàn bộ dự án, luôn thúc đẩy quy trình tiêu chuẩn hóa trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Vương Bỉnh Hoa nhấn mạnh: "Công nghệ AP1000 đã trải qua quá trình nhập khẩu, hấp thu, trong tương lai Trung Quốc sẽ còn xây dựng rất nhiều nhà máy điện hạt nhân, chúng tôi cần xây dựng một bộ tiêu chuẩn, làm cho xây dựng nhà máy điện hạt nhân trong tương lai có thể bảo đảm hiệu suất tối đa".

Ý thức được chuyển hóa công nghệ quân dụng thành dân dụng nhưng thiếu tiêu chuẩn không chỉ có ở công nghệ hạt nhân của Trung Quốc. Nguồn công nghệ của hệ thống dẫn đường vệ tinh toàn cầu Bắc Đẩu cũng là công nghệ quân sự, giá trị sản lượng năm 2011 của ngành dịch vụ dẫn đường và định vị vệ tinh của Trung Quốc gần 70 tỷ nhân dân tệ, chiếm 7,4% toàn cầu.

Một sản phẩm đầu cuối ứng dụng hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu
Một sản phẩm đầu cuối ứng dụng hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu

Một nguồn tin tin cậy tiết lộ, số lượng công ty có liên quan đến dịch vụ định vị lên tới hàng trăm, Hiệp hội định vị dẫn đường vệ tinh Trung Quốc cũng ý thức được ứng dụng hệ thống dẫn đường Bắc Đẩu có lợi ích , nhưng thiếu tiêu chuẩn ngành nghề tương ứng.

Còn trong lĩnh vực thực phẩm, vấn đề gặp phải phức tạp hơn. Một nguồn tin cho rằng: "Trong lĩnh vực thực phẩm, công nghệ quân dụng chuyển sang dân dụng nhất định phải chú trọng tính an toàn và dư luận". Theo nguồn tin này, trước đây do nghi ngờ an toàn về đậu nành biến đổi gen của công chúng, biến đổi gen đã trở thành vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp làm mỡ lợn, đến lúc cao điểm tiêu thụ đã xuất hiện hiện tượng các doanh nghiệp dầu ăn tấn công đối thủ cạnh tranh, trong khi đó, khi công nghệ hàng không vũ trụ xâm nhập lĩnh vực dầu ăn, phải lấy đó làm gương.

Được biết, Phúc Lâm Môn luôn cung ứng thực phẩm như dầu ăn cho 4 căn cứ phóng vệ tinh lớn, gần đây dầu ăn ngũ cốc hàng ngày - sản phẩm hàng không vũ trụ được đưa ra đã áp dụng khoa học công nghệ hàng không vũ trụ - trong cơ cấu sản phẩm và hàm lượng khoa học công nghệ đều được nâng cao rất lớn.

Quan chức cấp cao của Hiệp hội Lương thực-Dầu ăn nói thẳng rằng: "Dầu có sử dụng lạc, ngũ cốc, hạt hướng dương với hạm lượng bao nhiêu thì được gọi là dầu ăn - những điều này đều không có quy định rõ ràng trong ngành. Do thiếu tiêu chuẩn ngành, ngành nghề vàng thau lẫn lộn, những hiện tượng như sản phẩm không đủ 5% hàm lượng dầu lạc của một số doanh nghiệp nhỏ được gọi là dầu ăn từ lạc - đã khiến cho triển vọng thương mại dầu ăn áp dụng công nghệ hàng không vũ trụ đối mặt với thách thức".

Theo Hạ Tại Hoa, khai thác công nghệ quân sự phải đầu tư lớn, độ khó cao, rủi ro lớn. "Trong quá trình chuyển hóa công nghệ quân dụng sang dân dụng, phải đối mặt với các vấn đề nan giải như chuyển hóa công nghệ, kiểm soát giá thành, mở rộng marketing".

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook






Việt Dũng