Như báo chí đã phản ánh. Hồi 16h30’ ngày 16/7, trong khi đang điều khiển giao thông tại ngã tư Lê Quý Đôn-Trần Phú, đại úy Trần Ngọc Hoàng phát hiện 2 người đàn ông điều khiển xe máy BKS 33L3- 2457 không đội mũ bảo hiểm, không chấp hành đèn tín hiệu giao thông, nên đã dùng xe máy đuổi theo.
Thấy có CSGT đuổi theo 2 người đàn ông đã không những không dừng lại mà còn cố tình bỏ chạy và có hành vi khiêu khích. Sau đó Đại úy Hoàng có dùng súng cao su bắn làm bị thương hai người này, phải đi bệnh viện điều trị.
Cán bộ huyện "trêu" CSGT có thể rơi vào tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm GT?
Nói về qui định xử phạt trong những trường hợp người tham gia giao thông cố tình vi phạm, thách thức CSGT, cụ thể trong vụ anh Lê Văn Ngọc và anh Tô Thể Kỷ bị một đồng chí CSGT TP. Thanh Hóa bắn bị thương mới đây, theo Đại tá Khương Duy Oanh, Phó GĐ Công an tỉnh Thanh Hóa, vi phạm của hai người này thuộc nhóm hành vi có thể rơi vào tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm giao thông;
Tra cứu điểm thi các trường Đại học, Cao đẳng năm 2013 tại đây.
Đại tá Khương Duy Oanh, Phó GĐ Công an tỉnh Thanh Hóa |
Bầu chọn
Theo bạn có nên cho CSGT nổ súng vào người vi phạm, trêu tức CSGT?
>>>Xem Video: Cán bộ huyện "ăn đạn" vì trêu CSGT
“Một là không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát, hai là vượt đèn đỏ và có hành vi cản trở người thi hành công vụ. Căn cứ vào từng loại hành vi sẽ có qui định xử phạt” – Đại tá Oanh cho biết.
Đánh giá về hành vi của hai người đàn ông vi phạm giao thông và cố tình thách thức cảnh sát, trong đó một người là cán bộ của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Quảng Xương (Thanh Hóa). Với
Cán bộ huyện "ăn đạn" của CSGT: "Nghiệp vụ non" hay trò nghịch dại?
cương vị là Phó giám đốc công an tỉnh Thanh Hóa, một cán bộ công chức nhà nước, Đại tá oanh cho rằng: Đã là công dân ai cũng phải tự giác chấp hành qui định của pháp luật nói chung và những qui định về an toàn giao thông nói riêng.
Đại tá Oanh nói: “Là cán bộ công chức nhà nước, ngoài việc chấp hành nghiêm qui định về an toàn giao thông còn phải gương mẫu để cho người dân noi theo.
Ở trường hợp này, lẽ ra hai anh kia phải chấp hành qui định dừng đèn đỏ, thực hiện theo hiệu lệnh của cảnh sát nhưng rất buồn là họ đã không làm như vậy”.
Theo Đại tá Oanh, trong trường hợp là Đảng viên, có qui định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc cán bộ Đảng viên phải gương mẫu trong việc chấp hành an toàn giao thông. Đối với công chức nhà nước, theo chỉ đạo của Chính phủ, của tỉnh,…cũng có qui định chung.
Tuy nhiên ngoài việc xử phạt hành chính bình thường thì cơ quan, tổ chức nơi người vi phạm làm việc còn phải làm rõ, kiểm điểm những hành vi vi phạm giao thông của người công chức đó.
Cán bộ huyện tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, thách thức CSGT |
“Hiếm thấy trường hợp nào người vi phạm cảm ơn CSGT”
Trước băn khoăn của phóng viên về hiện tượng xảy ra nhiều trong thời gian gần đây đó là, mỗi khi người vi phạm có “va chạm” với CSGT thì thường người dân mình cứ “lu loa” lên, chưa biết đúng sai thế nào đã đổ mọi lỗi lên đầu các chiến sỹ. Về việc này Đại tá Oanh lí giải:
Video: Cán bộ huyện trêu tức CSGT bị “ăn đạn” phải đi bệnh viện
“Theo tôi nguyên nhân là do trạng thái tâm lí đám đông. Ở nơi công cộng, người Việt mình thường có tâm lí chung là cứ thấy chỗ nào đông người tụ tập, không cần biết đúng sai thế nào cứ “nhào vô, hô hào”, đặc biệt là khi sự việc xảy ra liên quan đến lực lượng thi hành công vụ nói chung, CSGT nói riêng.
Trong khi đó anh em giao thông một ngày xử lí rất nhiều trường hợp vi phạm. Dù CSGT phạt đúng, người vi phạm sai hoàn toàn thì cũng không mấy khi người dân thỏa mãn…”
Thêm nữa, theo Đại tá Oanh, rất hiếm thấy người vi phạm nào sau khi bị xử phạt quay lại cảm ơn CSGT vì “anh phạt tôi đúng quá”. Điều này phần nhiều do việc xử phạt ảnh hưởng đến túi tiền của người dân nên họ mới có thái độ như vậy.
Đại tá Oanh nói: “Nhiều người sau khi bị phạt còn cố tình kích động những người khác làm sự việc thêm phức tạp. Hiếm thấy trường hợp sau khi bị xử phạt mà người ta ủng hộ, cảm ơn “tôi xin nộp phạt và rút kinh nghiệm lần sau không vi phạm nữa”. Nếu ai cũng làm được việc đó, văn minh trong giao thông sẽ rất cao, điều này phụ thuộc vào tính tự giác của mỗi người”.
Về biện pháp xử lí đồng chí CSGT bắn người vi phạm, Theo Đại tá Oanh cho biết, Ban giám đốc Công an Thanh Hóa sẽ xử lí theo qui định của ngành và pháp luật. Còn về hai người đàn ông vi phạm giao thông, thách thức cảnh sát cũng sẽ xử lí theo đúng luật.
“Hành vi sai đến đâu sẽ xử lí đến đó. Ngoài ra thông báo về cơ quan nhà nước quản lí địa bàn, để chính quyền, cơ quan nơi họ đang sinh sống, làm việc có biện pháp giáo dục, không để tái phạm” – Đại tá Oanh cho hay.
>>>Xem Video: Cán bộ huyện "ăn đạn" vì trêu CSGT