Vụ việc ông Nguyễn Hoàng Long - nguyên Chủ Tập đoàn Vina Megastar bị bắt cùng với gần 400 tỷ đồng tiền huy động vốn tại 3 dự án BĐS tại Hà Nội trong đó có dự án Hesco Văn Quán (Hà Đông – Hà Nội) khiến cho nhiều người mua nhà tại dự án này đứng trước nguy cơ mất trắng.
Mặc dù ngay sau đó tân chủ tịch Vina Megastar Lê Xuân Thắng đã họp bàn với người dân mua nhà tại dự án Hesco Văn Quán đi đến phương án thành lập một công ty mới để người dân tự tiếp quản dự án song nhiều người vẫn lo ngại phương án này khó khả thi. Được biết hiện nay tổng số tiền khách hàng đã đổ vào dự án Hesco Văn Quán là trên 200 tỷ đồng nhưng đến nay, dự án vẫn chỉ là bãi đất hoang.
Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Văn Đực - Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho biết, giải pháp thành lập một công ty mới để người dân tự tiếp quản dự án tại Hesco Văn Quán là cách duy nhất để giải quyết tình hình tại các dự án chủ đầu tư hết vốn không còn khả năng tiếp tục thực hiện dự án. Trong khi ngân hàng không cho vay, còn khách hàng không tin tưởng để đóng tiền.
“Dự án đắp chiếu lâu nay khiến tiền người dân góp vào có nguy cơ mất trắng, do vậy cách giải quyết duy nhất để đảm bảo quyền lợi là người dân mua nhà tại dự án này sẽ phải tự đứng ra thành lập một Ban quản lý dự án mới, còn việc thành lập một công ty mới sẽ rất khó và người dân có quyền lợi nhất định tại dự án” – Ông Nguyễn Văn Đực cho biết.
Theo ông Đực, khi người dân (khách mua nhà tại dự án – PV) đứng ra làm chủ Ban quản lý dự án có nghĩa là tất cả số tiền người dân đóng góp để thực hiện dự án sẽ được chính người dân quản lý. Nguồn tiền đó sẽ được dành để thực hiện dự án. Tuy nhiên theo ông Đực khi thực hiện cách làm như của Hesco Văn Quán người mua nhà cần lưu ý đến hai vấn đề.
Thứ nhất, người mua nhà tại dự án BĐS và doanh nghiệp đầu tư dự án phải ngồi lại xem xét các vấn đề vốn góp của người dân bao nhiêu? Tiền doanh nghiệp bỏ ra “chôn” tại dự án bao nhiêu? Ngân hàng cho vay thực hiện dự án bao nhiêu? Công trình thi công đến đâu? Nợ các nhà thầu như thế nào bao nhiêu?...
Theo ông Đực, để có thể tiếp tục thực hiện dự án hay không người mua nhà nên xem xét liệu dự án đó đã bán được bao nhiêu. Nếu bán được khoảng 70-80% thì dự án có khả năng hoàn thành. Nếu chỉ bán được 40-50% thì không bao giờ hoàn thành được. Khi đó số tiền đóng thêm, thậm chí là đóng toàn bộ cũng không đủ để hoàn thành dự án.
“Vì vậy điều kiện đầu tiên người dân phải xem xét là đánh giá lại khả năng hoàn thành dự án, nếu không có khả năng hoàn thành thì nên để nó chết khi đó người mua nhà và chủ đầu tư cần xem xét việc bán lại dự án cho ai thu tiền như thế nào. Khi có tiền thì doanh nghiệp phải ưu tiên trả tiền cho khách hàng, ưu tiên trả cho ngân hàng còn lại bao nhiêu phần lỗ lãi doanh nghiệp phải chịu đựng” – Ông Đực nêu giả thiết.
Thứ hai, nếu dự án có khả thi thì Ban quản lý dự án mới do người dân làm chủ sẽ hoạt động và huy động tiền của những người dân đã đóng tiền, ký kết hợp đồng mua bán tại các dự án này. Lúc này sẽ chia làm hai đối tượng khách hàng. Thứ nhất là khách hàng có khả năng đóng tiền và mong muốn đóng tiền để dự án hoàn thành, thứ hai là đối tượng khách hàng không có khả năng đóng tiền hoặc muốn rút tiền ra khỏi dự án BĐS.
Khi đó với những khách hàng quyết tâm đầu tư thực hiện dự án đến cùng thì phải ngồi lại thống nhất thời gian đóng tiền, số tiền đóng theo quy định mới để có vốn hối thúc dự án hoàn thành. Còn với người dân không có khả năng đóng tiền hoặc muốn rút tiền ra khỏi dự án thì số tiền đã đóng của những khách hàng này sẽ được giữ lại cho đến khi bán được những căn hộ, chủ đầu tư sẽ trả tiền lại cho người dân.
“Trường hợp chưa có người mua thì những căn hộ của người muốn rút ra khỏi dự án sẽ giữ nguyên chờ đến khi có người mua thì Ban quản lý sẽ hoàn tiền đã đóng cho khách hàng cũ, nếu không có người mua thì số tiền của khách hàng đã bỏ ra cũng phải neo lại tại đó. Còn căn hộ của những khách hàng đóng tiền tiếp sẽ được hoàn thiện, đưa vào sử dụng” – Ông Đực phân tích.
Về việc thẩm định khả năng hoàn thành dự án, theo ông Nguyễn Văn Đực người dân nên ngồi họp bàn để thể thống nhất và để đảm bảo tính khách quan, chuyên môn các bên nên thuế một đơn vị tư vấn. “Khi đó các đơn vị này sẽ dựa trên các số liệu phân tích chuyên sâu để đánh giá khả năng hoàn thành hay không hoàn thành dự án từ đó sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất cho người dân” – Ông Đực cho hay.
Còn theo Luật sư Lê Thành Vinh – Phó TGĐ Công ty Luật MISC cho rằng: “Quan trọng là người dân tất phải thống nhất được phương án thành lập công ty mới mà quan trọng nhất là có được người quản lý Công ty BĐS lớn. Vì ở đây có nhiều vấn đề như chia lợi nhuận ra sao, xử lý vấn đề tài chính thế nào rồi vấn đề tồn đọng dự án, vấn đề vốn góp trước đó thế nào… Tất cả vấn đề đó rất khó khăn.
Mặc dù ngay sau đó tân chủ tịch Vina Megastar Lê Xuân Thắng đã họp bàn với người dân mua nhà tại dự án Hesco Văn Quán đi đến phương án thành lập một công ty mới để người dân tự tiếp quản dự án song nhiều người vẫn lo ngại phương án này khó khả thi. Được biết hiện nay tổng số tiền khách hàng đã đổ vào dự án Hesco Văn Quán là trên 200 tỷ đồng nhưng đến nay, dự án vẫn chỉ là bãi đất hoang.
Trên 200 tỷ đồng đổ vào dự án Hesco Văn Quán nhưng đến bây giờ dự án vẫn chỉ là bãi đất hoang. Khách hàng mua nhà tại dự án nên thận trọng xem xét khả năng hoàn thành dự án trước khi đóng tiền. |
Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Văn Đực - Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho biết, giải pháp thành lập một công ty mới để người dân tự tiếp quản dự án tại Hesco Văn Quán là cách duy nhất để giải quyết tình hình tại các dự án chủ đầu tư hết vốn không còn khả năng tiếp tục thực hiện dự án. Trong khi ngân hàng không cho vay, còn khách hàng không tin tưởng để đóng tiền.
“Dự án đắp chiếu lâu nay khiến tiền người dân góp vào có nguy cơ mất trắng, do vậy cách giải quyết duy nhất để đảm bảo quyền lợi là người dân mua nhà tại dự án này sẽ phải tự đứng ra thành lập một Ban quản lý dự án mới, còn việc thành lập một công ty mới sẽ rất khó và người dân có quyền lợi nhất định tại dự án” – Ông Nguyễn Văn Đực cho biết.
Theo ông Đực, khi người dân (khách mua nhà tại dự án – PV) đứng ra làm chủ Ban quản lý dự án có nghĩa là tất cả số tiền người dân đóng góp để thực hiện dự án sẽ được chính người dân quản lý. Nguồn tiền đó sẽ được dành để thực hiện dự án. Tuy nhiên theo ông Đực khi thực hiện cách làm như của Hesco Văn Quán người mua nhà cần lưu ý đến hai vấn đề.
Ông Nguyễn Văn Đực - Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành: Để có thể tiếp tục thực hiện dự án hay không người mua nhà nên xem xét liệu dự án đó đã bán được bao nhiêu. |
Thứ nhất, người mua nhà tại dự án BĐS và doanh nghiệp đầu tư dự án phải ngồi lại xem xét các vấn đề vốn góp của người dân bao nhiêu? Tiền doanh nghiệp bỏ ra “chôn” tại dự án bao nhiêu? Ngân hàng cho vay thực hiện dự án bao nhiêu? Công trình thi công đến đâu? Nợ các nhà thầu như thế nào bao nhiêu?...
Tân Chủ tịch Vina Mega đề xuất thành lập công ty do khách hàng quản lý
Sếp Vina Megastar bị bắt: Cứ để cho DN BĐS yếu kém chết hẳn đi
TS Phạm Sỹ Liêm: Sắp lộ diện những DN BĐS làm ăn kiểu "bán nước bọt"
“Từ những con số cụ thể đó người dân nên xem xét nếu bỏ thêm tiền tiếp tục dự án thì liệu rằng dự án có hoàn thành được hay không. Tức là dự án có khả thi và nên tiếp tục thực hiện hay không hay số tiền bỏ vào tiếp theo cũng không hoàn thành được dự án. Như vậy sẽ càng lãng phí của cải của xã hội và người dân” – Ông Nguyễn Văn Đực cho biết thêm.Theo ông Đực, để có thể tiếp tục thực hiện dự án hay không người mua nhà nên xem xét liệu dự án đó đã bán được bao nhiêu. Nếu bán được khoảng 70-80% thì dự án có khả năng hoàn thành. Nếu chỉ bán được 40-50% thì không bao giờ hoàn thành được. Khi đó số tiền đóng thêm, thậm chí là đóng toàn bộ cũng không đủ để hoàn thành dự án.
“Vì vậy điều kiện đầu tiên người dân phải xem xét là đánh giá lại khả năng hoàn thành dự án, nếu không có khả năng hoàn thành thì nên để nó chết khi đó người mua nhà và chủ đầu tư cần xem xét việc bán lại dự án cho ai thu tiền như thế nào. Khi có tiền thì doanh nghiệp phải ưu tiên trả tiền cho khách hàng, ưu tiên trả cho ngân hàng còn lại bao nhiêu phần lỗ lãi doanh nghiệp phải chịu đựng” – Ông Đực nêu giả thiết.
Thứ hai, nếu dự án có khả thi thì Ban quản lý dự án mới do người dân làm chủ sẽ hoạt động và huy động tiền của những người dân đã đóng tiền, ký kết hợp đồng mua bán tại các dự án này. Lúc này sẽ chia làm hai đối tượng khách hàng. Thứ nhất là khách hàng có khả năng đóng tiền và mong muốn đóng tiền để dự án hoàn thành, thứ hai là đối tượng khách hàng không có khả năng đóng tiền hoặc muốn rút tiền ra khỏi dự án BĐS.
Khi đó với những khách hàng quyết tâm đầu tư thực hiện dự án đến cùng thì phải ngồi lại thống nhất thời gian đóng tiền, số tiền đóng theo quy định mới để có vốn hối thúc dự án hoàn thành. Còn với người dân không có khả năng đóng tiền hoặc muốn rút tiền ra khỏi dự án thì số tiền đã đóng của những khách hàng này sẽ được giữ lại cho đến khi bán được những căn hộ, chủ đầu tư sẽ trả tiền lại cho người dân.
“Trường hợp chưa có người mua thì những căn hộ của người muốn rút ra khỏi dự án sẽ giữ nguyên chờ đến khi có người mua thì Ban quản lý sẽ hoàn tiền đã đóng cho khách hàng cũ, nếu không có người mua thì số tiền của khách hàng đã bỏ ra cũng phải neo lại tại đó. Còn căn hộ của những khách hàng đóng tiền tiếp sẽ được hoàn thiện, đưa vào sử dụng” – Ông Đực phân tích.
Về việc thẩm định khả năng hoàn thành dự án, theo ông Nguyễn Văn Đực người dân nên ngồi họp bàn để thể thống nhất và để đảm bảo tính khách quan, chuyên môn các bên nên thuế một đơn vị tư vấn. “Khi đó các đơn vị này sẽ dựa trên các số liệu phân tích chuyên sâu để đánh giá khả năng hoàn thành hay không hoàn thành dự án từ đó sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất cho người dân” – Ông Đực cho hay.
Còn theo Luật sư Lê Thành Vinh – Phó TGĐ Công ty Luật MISC cho rằng: “Quan trọng là người dân tất phải thống nhất được phương án thành lập công ty mới mà quan trọng nhất là có được người quản lý Công ty BĐS lớn. Vì ở đây có nhiều vấn đề như chia lợi nhuận ra sao, xử lý vấn đề tài chính thế nào rồi vấn đề tồn đọng dự án, vấn đề vốn góp trước đó thế nào… Tất cả vấn đề đó rất khó khăn.
>> Tra cứu điểm thi ĐH - CĐ tại đây: http://diemthi.giaoduc.net.vn/
Hoàng Lực (thực hiện)